Nuôi con nuôi
Thứ 5, Ngày 20/12/2018, 06:00
Sẽ nghiên cứu sửa đổi Luật Nuôi con nuôi
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/12/2018 | Phòng HCTP&QLXLVPHC
Sau hơn 6 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế và một số văn bản trong nước có liên quan được ban hành sau Hiến pháp năm 2013.
Sẽ nghiên cứu sửa đổi Luật Nuôi con nuôi  
Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng cần thiết phải sửa Nghị định 19 về con nuôi.

Vì thế, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp nghiên cứu, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19 để khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Không để xảy ra vấn đề phức tạp, nhạy cảm 

Nhìn lại thời gian vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đánh giá quá trình thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Nghị định 19 đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Ở trong nước, cơ sở pháp lý đồng bộ, toàn diện tại Luật và Nghị định đã góp phần quan trọng trong xây dựng khung khổ pháp luật, đi cùng với đó là chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực con nuôi được hoàn thiện, đi vào nền nếp.

Đối với việc con nuôi cụ thể, qua theo dõi, quản lý của Bộ Tư pháp thấy rằng chúng ta đã giải quyết hồ sơ con nuôi ngày càng chuẩn hơn, bám sát vào yêu cầu pháp lý, không để xảy ra vấn đề phức tạp, nhạy cảm như giai đoạn trước đây.

Trên bình diện hợp tác quốc tế về con nuôi, cùng với việc gia nhập Công ước La Hay đã thúc đẩy thực chất sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết hồ sơ con nuôi vừa qua. Tất cả hồ sơ con nuôi quốc tế chưa có trường hợp nào bị phía nước ngoài từ chối.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng thẳng thắn, quá trình thực hiện Luật và Nghị định đã bộc lộ những tồn tại, bất cập trong công tác con nuôi. Đáng chú ý là nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có nhu cầu tìm gia đình thay thế, còn cha mẹ nuôi trong và ngoài nước có nhu cầu nhận con nuôi, nhưng chưa tạo được cơ chế, cách làm để kết nối các nhu cầu này lại với nhau, số lượng giải quyết trẻ làm con nuôi còn khá xa so với nhu cầu trên thực tế.

Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục còn chưa tạo thuận lợi, thông thoáng để nhu cầu cha mẹ và con nuôi dễ dàng gặp được nhau; sự phối hợp liên ngành giữa cơ quan Trung ương, địa phương còn hạn chế, làm cho một số quy định chưa đi vào cuộc sống, có cơ quan chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Đặc biệt, việc quản lý tài trợ, tặng cho vật chất của cha mẹ nuôi cho các cơ sở nuôi dưỡng chưa chặt chẽ, chừng mực nào đó còn thiếu minh bạch, dẫn đến hiểu lầm, hoài nghi về tính nhân đạo tốt đẹp của công tác con nuôi. Do vậy, Thứ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết trước mắt là sửa đổi Nghị định 19 và về lâu dài sẽ nghiên cứu sửa đổi Luật.

Đề cao nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ

Qua tổng kết thi hành Nghị định 19, Bộ Tư pháp nhận thấy việc sửa đổi, bổ sung Nghị định cần tập trung vào 3 nhóm quy định chính. Đó là nhóm quy định không phù hợp với thực tiễn và gây cản trở cho công tác nuôi con nuôi; nhóm quy định thiếu thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Công ước La Hay; nhóm quy định chưa tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính.

Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định sẽ giúp Chính phủ nhanh chóng tháo gỡ được những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, tạo sự đồng bộ trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính cũng như tạo tiền đề tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về nuôi con nuôi thời gian tới.

Góp ý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, quyền Trưởng đại diện UNICEF Việt Nam Lesley Miller chỉ ra một số bất cập trong thực tiễn và quy định pháp luật như chưa có tiêu chí rõ ràng thế nào là trẻ em có nhu cầu đặc biệt; ở địa phương, việc ghép trẻ với cha mẹ nuôi tiềm năng chưa thống nhất; chưa có quy trình, thủ tục rõ ràng về việc đóng góp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em… Bà Miller cho rằng, cần đề cao nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em, coi đây là nguyên tắc quan trọng để việc sửa đổi các quy định hướng đến…

Từ góc độ địa phương, Trưởng phòng Hộ tịch, Quốc tịch (Sở Tư pháp TP HCM) Nguyễn Triều Lưu quan tâm đến vấn đề nhận trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo (Danh sách 2) làm con nuôi đích danh.

Trung bình mỗi năm TP HCM giải quyết khoảng 100 trường hợp trẻ em làm con nuôi nước ngoài, 92% là trẻ em sống tại các cơ sở nuôi dưỡng, trẻ khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo chiếm 65%. Tuy nhiên, việc xác định trẻ khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh có một số vướng mắc, dẫn đến việc không thống nhất giữa các đơn vị trong việc phân loại trẻ theo diện Danh sách 1 hoặc Danh sách 2.

Ông Lưu đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung này theo hướng giao cho Bộ Y tế chỉ định các cơ sở chuyên khoa có năng lực thực hiện việc khám, sàng lọc và kết luận về việc phân loại trẻ vào Danh sách 2.

(​Nguồn: baophapluat.vn-Uyên San)

Lượt người xem:  Views:   2257
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio