Giới thiệu
Thứ 3, Ngày 02/12/2014, 04:20
Tư pháp cấp huyện, cấp xã
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/12/2014
TƯ PHÁP HUYỆN, THỊ, XÃ, PHƯỜNG - BỘ PHẬN QUAN TRỌNG 
CỦA NGÀNH TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG.



 
Cùng với sự thành lập của Sở Tư pháp ở tỉnh vào năm 1982, các Tổ pháp chế thuộc UBND các huyện, thị của tỉnh Bình Dương cũng được nâng lên thành Ban Tư pháp với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho UBND cùng cấp trong công tác xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành; quản lý hoạt động Bào chữa viên nhân dân, Hội thẩm nhân dân; thực hiện việc công chứng, chứng thực và chỉ đạo hoạt động Tư pháp xã, phường, thị trấn. Trong 02 năm (1982-1983), 8/8 huyện, thị xã đều thành lập Ban Tư pháp[1] với số lượng biên chế mỗi đơn vị từ 02 - 03 người.
Ở cấp xã Ban Tư pháp thời gian đầu do một đồng chí Phó Chủ tịch làm nhiệm vụ Trưởng ban Công an kiêm Trưởng ban Tư pháp, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các Tổ hoà giải cơ sở. Về sau, trên cơ sở đề xuất của Sở Tư pháp và Công an tỉnh, Thường vụ Tỉnh ủy có Chỉ thị số 12/CT-TU ngày 02/7/1983 và Thường trực UBND tỉnh ra Chỉ thị số 17/CT-UB ngày 14/9/1983, chỉ đạo củng cố tổ chức, nhân sự Ban Tư pháp xã, theo đó Trưởng ban Tư pháp do một Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên UBND xã phụ trách, Trưởng ban Công an xã không tiếp tục kiêm nhiệm. Đến cuối năm 1983, đã có 60/133 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã bố trí được Trưởng ban Tư pháp theo đúng Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Đến năm 1993, thực hiện Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng – Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, các Ban Tư pháp cấp huyện được đổi tên thành Phòng Tư pháp, là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện về mặt tổ chức, biên chế và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
Cũng theo Thông tư liên bộ số 12/TTLB, Ban Tư pháp ở cấp xã cũng chính thức được thành lập với 01 hoặc 02 cán bộ chuyên trách và do một Phó chủ tịch xã, phường, thị trấn phụ trách. Ban Tư pháp xã là cơ quan chuyên môn của UBND cấp xã và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Phòng Tư pháp cấp huyện, thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND xã trong công tác soạn thảo văn bản quản lý, điều hành về kinh tế xã hội của địa phương; quản lý hộ tịch, lý lịch tư pháp; quản lý công tác hòa giải cơ sở và phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác tống đạt, thi hành án dân sự…
Năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, toàn tỉnh có 04 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm có thị xã Thủ Dầu Một và 03 huyện: Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên. Các Phòng Tư pháp huyện, thị tiếp tục duy trì ổn định tổ chức và hoạt động. Từ cuối năm 1999, Phòng Tư pháp của 03 huyện mới được thành lập và nhanh chóng củng cố tổ chức, bổ sung nhân lực, triển khai thực hiện nhiệm vụ[2].
Tổ chức, biên chế, chức năng nhiệm vụ của Phòng Tư pháp cấp huyện và bộ phận Tư pháp cấp xã tiếp tục được bổ sung, từng bước hoàn thiện theo Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV và Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV của liên Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ.
Tính đến cuối năm 2011, tổng biên chế Phòng Tư pháp 07/07 huyện, thị của tỉnh Bình Dương là 41 người, trong đó có 01 Thạc sỹ, 36 Cử nhân Luật, 05 Trung cấp pháp lý. UBND xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh có 151 biên chế cán bộ Tư pháp – Hộ tịch và 51 nhân viên hợp đồng (có 51 xã, phường, thị trấn có từ 02 cán bộ trở lên), trong đó có 84 Cử nhân Luật, 24 Cử nhân chuyên ngành khác, còn lại là Trung cấp.
Từ chỗ tổ chức còn manh mún, cán bộ đa phần kiêm nhiệm và hạn chế về trình độ, năng lực trong những năm đầu hình thành, đến nay các cơ quan Tư pháp cấp huyện và cấp xã ở Bình Dương đã dần hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, số lượng và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ từng bước được nâng lên, góp phần tạo điều kiện để các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND cùng cấp trong công tác xây dựng văn bản, phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý công tác thi hành án dân sự, hòa giải cơ sở và cung cấp các dịch vụ tư pháp về hộ tịch, trợ giúp pháp lý, chứng thực v.v… theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tuy hoạt động trong tình trạng công việc thường xuyên quá tải và gặp không ít khó khăn về chuyên môn, nhân lực, điều kiện làm việc nhưng đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp huyện, cấp xã luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đề cao ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần “Gần dân, Hiểu dân, Giúp dân, Học dân” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có những đồng chí gắn bó với ngành từ thời gian đầu thành lập cho đến nay như: đồng chí Nguyễn Văn Búng (là cán bộ Tư pháp xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng từ năm 1982 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2003), đồng chí Hồ Phát (là cán bộ Tư pháp xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng từ năm 1989, hiện nay là Trưởng phòng Tư pháp huyện Dầu Tiếng), đồng chí Bùi Văn Lượm (là cán bộ Tư pháp xã Tân Bình, huyện Dĩ An từ năm 1989, hiện nay là cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phường Tân Bình, thị xã Dĩ An)… và nhiều đồng chí khác đã được Bộ Tư pháp tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” vì đã có nhiều cống hiến cho Ngành.
 
Là những cơ quan Tư pháp ở cơ sở, gắn bó mật thiết với các hoạt động quản lý điều hành kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của UBND địa phương và những nhu cầu pháp lý thiết thân của người dân, 30 năm qua, cùng với sự phát triển của Sở Tư pháp, cơ quan Tư pháp các huyện, thị, xã, phường trên địa bàn tỉnh Bình Dương không ngừng được quan tâm, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác tham mưu cho chính quyền và mang pháp luật đến với người dân. Những nỗ lực và thành tích của các cơ quan Tư pháp cấp huyện, cấp xã đã góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động chung của ngành Tư pháp địa phương và phục vụ tích cực cho sự phát triển năng động của tỉnh nhà.
 
Văn phòng Sở Tư pháp


[1] Trưởng phòng Tư pháp thời kỳ đầu gồm có các đồng chí: Mai Văn Ân (TX Thủ Dầu Một), Trần Thà (Thuận An), Trần Văn Thanh (Bến Cát), Trịnh Tấn Nhàn (Tân Uyên), Nguyễn Văn Duật (Đồng Xoài), Trần Văn Sơn (Bình Long), Lê Thành Đã (Phước Long), Vi Văn Tiến (Lộc Ninh), Nguyễn Thanh Hải (huyện Bù Đăng, thành lập năm 1990).
[2] Trưởng phòng Tư pháp gồm có các đồng chí: Lưu Sử Trọng Nghiêm (huyện Dĩ An); Hồ Phát (huyện Dầu Tiếng); Tống Nguyên (huyện Phú Giáo).
 
Lượt người xem:  Views:   4614
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio