Giới thiệu
Thứ 3, Ngày 02/12/2014, 04:20
Quản lý, kiện toàn tổ chức hoạt động thi hành án
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/12/2014
CÔNG TÁC KIỆN TOÀN TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
 DÂN SỰ BÌNH DƯƠNG THEO ỦY QUYỀN 
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
 


 
Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Hoạt động thi hành án nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước.
          Trước tháng 7/1993, toàn bộ hoạt động thi hành án dân sự thuộc hệ thống Tòa án nhân dân, không có sự tách bạch giữa cơ quan Thi hành án dân sự và Tòa án như hiện nay. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 và Thông tư số 555/TT-THA ngày 10/6/1993 của Bộ Tư pháp quy định Sở Tư pháp giúp Bộ quản lý công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Tuy nhiên việc phân cấp còn hạn chế nên từ năm 1994 – 2001 tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức chưa được kiện toàn, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Đến cuối năm 2001, toàn tỉnh chỉ có 38 cán bộ công chức thi hành án, trong đó Phòng thi hành án tỉnh có 08 người (gồm 02 Chấp hành viên), các Đội thi hành án huyện, thị xã có 30 người.
Trước thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng, hoạt động thi hành án dân sự địa phương chưa đạt hiệu quả cao, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong năm 2002, Sở Tư pháp đã mạnh dạn đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm thay thế những lãnh đạo còn hạn chế về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn; tổ chức tuyển dụng công chức bổ sung cho cơ quan Thi hành án các cấp. Đến tháng 5 năm 2005, toàn tỉnh có 57 cán bộ, công chức/66 chỉ tiêu biên chế (tăng 50% so với năm 2001). Tất cả các đơn vị thi hành án đều có Trưởng thi hành án.
Cùng với việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, Lãnh đạo Sở Tư pháp với vai trò Phó Ban chỉ đạo THA luôn tham mưu UBND quan tâm chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ, nhờ đó số lượng, chất lượng công tác thi hành án đã không ngừng được tăng lên. Kết quả từ năm 2003 đến năm 2005 đã giải quyết đạt tỷ lệ 76,40% số việc có điều kiện thi hành (bình quân đạt 55,63%/năm). Số tiền đã giải quyết đạt tỷ lệ 60,5% trên số tiền có điều kiện thi hành (bình quân 47,09%/năm). So với năm 2002, tỷ lệ xong về việc tăng bình quân 12.33%/năm, thi hành xong về tiền tăng bình quân 24,09%/năm.
Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng do công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ thi hành án bị hụt hẫng trong thời gian dài trước đó nên so với yêu cầu chung thì tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục ngay được như: đội ngũ công chức, Chấp hành viên thi còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; một số đơn vị chưa bố trí được cấp phó; một bộ phận Chấp hành viên hạn chế về năng lực chuyên môn nên còn lúng túng khi giải quyết những vụ việc phức tạp.
Để tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương, xây dựng đội ngũ các bộ, công chức thi hành án trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ.TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ, trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, sau khi Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 được ban hành, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005 về việc ban hành Quy chế ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là quyết định số 1148), thay thế quyết định số 141/QĐ-QLTA-TH trước đây. Trên cơ sở thực hiện theo Quyết định số 1148, công tác quản lý tổ chức cán bộ của các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương đã đạt những kết quả tốt, chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Lãnh đạo Sở Tư pháp luôn quan tâm công tác cán bộ nhằm hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, đồng thời bổ sung nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn cho các cơ quan thi hành án dân sự, qua đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án, cụ thể: Từ năm 2005 cuối năm 2008 đã tổ chức 05 lần thi tuyển công chức và tuyển dụng được 43 công chức.  Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên của tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp đã tham mưu cho Hội đồng tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm lần đầu cho 25 Chấp hành viên, bổ nhiệm lại 22 Chấp hành viên. Đề nghị bổ nhiệm và điều động Trưởng thi hành án thị xã Thủ Dầu Một giữ chức Phó trưởng thi hành án tỉnh, bổ nhiệm lần đầu 05 Trưởng thi hành án dân sự cấp huyện, 07 Phó trưởng thi hành án dân sự cấp huyện, bổ nhiệm lại 01 Phó trưởng thi hành án tỉnh, 04 Trưởng Thi hành dân sự cấp huyện; miễn nhiệm 02 Trưởng thi hành án dân sự cấp huyện do hạn chế về năng lực quản lý, điều hành và 02 Phó trưởng thi hành án để bố trí công tác khác. Ngoài ra, Giám đốc Sở Tư pháp còn bổ nhiệm Kế toán trưởng Thi hành án cấp huyện, Thẩm tra viên Thi hành án, chuyển ngạch và đề nghị bổ nhiệm, nâng ngạch Chấp hành viên theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
 Giám đốc Sở Tư pháp đã chỉ đạo thi hành án tỉnh rà soát, đánh giá, lựa chọn nhân sự và đã có ý kiến để bổ nhiệm cácTrưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn trực thuộc sau khi Thi hành án dân sự tỉnh được thành lập 03 phòng chuyên môn.
Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Giám đốc Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh  rà soát đánh giá đội ngũ cán bộ công chức thi hành án và quy hoạch cán bộ công chức giai đoạn 2007 – 2015, quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương đến năm 2015. Công tác quy hoạch cán bộ đối với các cơ quan thi hành án dân sự được Giám đốc Sở Tư pháp quan tâm, thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, qua đó, đã khắc phục phần nào tình trạng thiếu cán bộ, dự nguồn cán bộ kế thừa.
          Đến thời điểm cuối tháng 5/2009: tổng biên chế của các cơ quan Thi hành án dân sự của tỉnh là 99 người, (tăng 61 người, tức tỷ lệ tăng 62%  so với năm 2001). Trong đó, Thi hành án tỉnh là 20 người (năm 2001 Phòng THADS tỉnh chỉ có 08 người), Thi hành án dân sự cấp huyện 79 người. Cả tỉnh có 46 Chấp hành viên, 35 chuyên viên, 10 Kế toán, 08 cán sự và chức danh khác. Tất cả các đơn vị thi hành án đều có Trưởng thi hành án, 6/8 đơn vị có Phó trưởng Thi hành án.
Kết quả kiện toàn tổ chức nêu trên đã tác động tích cực, mạnh mẽ đến kết quả, hiệu quả công tác chuyên môn của ngành. Tính trong 03 năm (2006 – 2008), các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh đã thụ lý 26.281 việc thi hành án. Đã giải quyết xong 24.128 việc, đạt tỷ lệ 92,32% số việc có điều kiện thi hành (bình quân đạt 78,99%/năm). Số tiền đã giải quyết 583.116 triệu đồng, đạt tỷ lệ 68,46% trên số tiền có điều kiện thi hành (bình quân 65,44%/năm). So với năm 2005, tỷ lệ xong về việc tăng bình quân 23,36%, thi hành xong về tiền tăng bình quân 18,35%/năm. Với thành tích đạt được, trong năm 2005 và 2006, Giám đốc Sở Tư pháp đã quyết định tặng  danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; danh hiệu lao động tiên tiến; tặng giấy khen cho nhiều tập thể và  cá nhân của cơ quan thi hành án dân sự và đề nghị Thủ tưởng Chính phủ tặng bằng khen cho 01 cá nhân (Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh), đề nghị Bộ Tư pháp tặng Cờ thi đua của Ngành Tư pháp cho 01 tập thể Thi hành án, tặng Bằng khen cho 02 tập thể và 11 cá nhân, tặng danh hiệu lao động xuất sắc cho 05 tập thể.
Thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (Luật có hiệu lực từ 01/7/2009), ngày 30/6/2009, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ bàn giao công tác tổ chức cán bộ từ Giám đốc Sở Tư pháp sang  Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh. Có thể nói, những kết quả đạt được ở giai đoạn trước năm 2009 đã là tiền đề quan trọng góp phần không nhỏ để công tác thi hành án dân sự  ở Bình Dương tiếp tục phát triển, đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn của ngành, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở địa phương./.

Phòng BTTP
 
Lượt người xem:  Views:   1044
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio