Giới thiệu
Thứ 3, Ngày 02/12/2014, 03:57
Củng cố, kiện toàn tổ chức đáp ứng yêu cầu cải cách Tư pháp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/12/2014
CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP
 
Đồng chí Trần Nhất Huấn, 
Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương

 

Từ khi thành lập năm 1982 cho đến ngày nay, ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương đã vượt qua không ít khó khăn, thử thách. Mỗi giai đoạn phát triển đều đánh dấu sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức Tư pháp trong từng thời kỳ vì sự phát triển chung của ngành và địa phương. Có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển đi lên của ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương trong 30 năm qua, trong đó hoạt động cải cách chính là chìa khóa, là động lực cho sự phát triển của ngành trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.
Tôi về nhận nhiệm vụ lãnh đạo Sở Tư pháp từ tháng 8 năm 2001. Ngày ấy, Sở Tư pháp còn nhiều khó khăn: sau khi tái lập tỉnh, một bộ phận cán bộ được tăng cường về Bình Phước, đến năm 2001 lực lượng của Sở chỉ vẻn vẹn có 27 người (tính cả Phòng Công chứng). Năm 2001 Thi hành án tỉnh chỉ có 08 người (01 Trưởng phòng kiêm Chấp hành viên, 01 Chấp hành viên và 06 nhân viên), Thi hành án các huyện, thị có 30 người (trong đó có 15 Chấp hành viên); cán bộ thiếu và yếu, hiệu quả công tác trên nhiều mặt chưa cao, vai trò cơ quan Tư pháp chưa được chú trọng. Trăn trở với những khó khăn của ngành và ý thức trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành cấp trên, tôi xác định chỉ có một lựa chọn duy nhất: phải quyết tâm khắc phục khó khăn, mạnh dạn đổi mới vì sự tồn tại và phát triển của ngành.
Sự ra đời của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, tiếp theo đó là Chương trình hành động của ngành Tư pháp và của Tỉnh ủy Bình Dương về cải cách tư pháp đã mang lại làn gió mới cho sự phát triển của ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương. Cải cách tư pháp đặt ra những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi ngành Tư pháp địa phương phải tự làm mới mình để giải quyết có hiệu quả những vấn đề nội tại và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đối với một tỉnh có truyền thống năng động, đổi mới và đang trong giai đoạn phát triển nhanh như Bình Dương, yêu cầu cải cách đối với ngành Tư pháp lại càng được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ thực trạng của ngành và bám sát định hướng cải cách tư pháp của Trung ương, lãnh đạo Sở đã tranh thủ sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và cấp ủy, chính quyền địa phương, mạnh dạn đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá, trong đó luôn thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ: “cán bộ là cái gốc của mọi việc”“công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, Sở tích cực xây dựng kế hoạch kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan, mạnh dạn sắp xếp, điều chuyển, thay thế, phân công lại nhiệm vụ cho công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý của các Phòng chuyên môn và đơn vị thuộc Sở nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan.
Có giai đoạn do nhiều nguyên nhân khách quan, việc thực hiện quy định về phân cấp quản lý về mặt tổ chức đối với Phòng Thi hành án và Đội Thi hành án ở địa phương không hiệu quả; công tác quản lý hoạt động Luật sư rất khó khăn với quan điểm “tự quản” của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư, nguyên tắc quản lý Nhà nước kết hợp với vai trò tự quản không được phát huy, dẫn đến những hạn chế, yếu kém kéo dài trong tổ chức và hoạt động của Đoàn Luật sư, nhiều năm liền không phát triển được đội ngũ Luật sư. Trước tình hình đó, Lãnh đạo Sở đã mạnh dạn tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương báo cáo Bộ Tư pháp kiện toàn nhân sự lãnh đạo Thi hành án tỉnh và một số huyện, đồng thời củng cố tổ chức, bổ sung đội ngũ Chấp hành viên cho các đơn vị; tập trung chỉ đạo tiến hành Đại hội Đoàn luật sư vào năm 2006 và 2010, kiện toàn Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư với nhiều nhân tố tích cực, đã đưa hoạt động của Đoàn phát triển về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, để giải quyết tình trạng quá tải trong hoạt động công chứng, chứng thực, Sở đã tham mưu thành lập thêm Phòng Công chứng số 2. Đồng thời, Sở Tư pháp Bình Dương là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước, sớm thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng với việc tham mưu UBND tỉnh phê duyệt đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng; chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch từ UBND sang các tổ chức hành nghề công chứng; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính các Phòng Công chứng từ năm 2008.
Những đổi mới về tổ chức, nhân sự và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đã mang lại hiệu quả rõ rệt trên các mặt công tác: vai trò ngành Tư pháp địa phương ngày càng được nâng lên, kết quả công tác chuyên môn của Sở năm sau cao hơn năm trước. Tổ chức, bộ máy của Sở Tư pháp, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở cùng với các Phòng Tư pháp cấp huyện, Cán bộ Tư pháp cấp xã, tổ chức Thi hành án từ tỉnh đến các huyện, thị ngày càng được củng cố, kiện toàn; các tổ chức giám định tư pháp, pháp chế sở, ngành và doanh nghiệp nhà nước lần lượt được bổ sung nhân sự, đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả. Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức Tư pháp địa phương ngày càng lớn mạnh. Đến thời điểm chuyển giao công tác quản lý cơ quan Thi hành án địa phương về mặt tổ chức theo Luật Thi hành án dân sự vào tháng 6/2009, các cơ quan Thi hành án tỉnh, huyện đã có đầy đủ nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn chuyên môn và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sau khi được bàn giao.
Đội ngũ công chức, viên chức toàn ngành luôn được quan tâm đào tạo, chuẩn hóa trình độ, năng lực và được giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ, lòng yêu ngành yêu nghề gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sở Tư pháp đã thực sự giúp cho UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động Tư pháp, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển năng động của địa phương.
Kết quả đạt được qua 10 năm cải cách tư pháp trước hết là nhờ ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương đã bám sát tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và thực hiện phối hợp tốt với các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan cùng với sự đoàn kết, tích cực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của ngành Tư pháp.
Luôn xác định yếu tố con người là trung tâm và sự phát triển của ngành là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động cải cách, thời gian qua ngành đã chọn xây dựng đội ngũ cán bộ, bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là then chốt; củng cố, kiện toàn tổ chức các đơn vị là khâu đột phá. Đối với những đơn vị, lĩnh vực cần kiện toàn, yếu tố được chú trọng trước tiên cũng là vấn đề nhân sự, nhất là nhân sự lãnh đạo nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Giải pháp đặt ra là tăng cường vận động, thuyết phục, giáo dục trên tinh thần đồng chí, đồng đội; tạo điều kiện thuận lợi để cấp dưới phấn đấu, chủ động trong công tác; mạnh dạn đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trẻ, xây dựng lực lượng kế thừa.
Cải cách đòi hỏi quyết tâm chính trị cao, song cũng phải có sự thận trọng cần thiết. Cần nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, phân tích nguyên nhân tồn tại để từ đó xác định lộ trình và biện pháp thực hiện.
Tự hào với truyền thống 30 năm xây dựng, phát triển của ngành và phát huy những thành tựu đạt được sau 10 năm cải cách tư pháp, tập thể lãnh đạo và công chức, viên chức ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương cần tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng phấn đấu, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức nghề nghiệp, tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, đổi mới tác phong, lề lối làm việc và tìm tòi, cải tiến trong công việc, xây dựng nội bộ thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và xứng đáng với sự tín nhiệm của lãnh đạo ngành, địa phương./.
 
 
Lượt người xem:  Views:   1215
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio