Văn bản chính sách mới
Thứ 6, Ngày 14/05/2021, 17:00
Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 5/2021 (Phần 1)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
14/05/2021 | Nguyễn Thị Linh

1. Yêu cầu về người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp thẩm định giá

Nghị định 12/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá. Theo đó, bổ sung quy định về yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá.

Cụ thể, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 hoặc điểm c khoản 3 hoặc điểm c khoản 4 hoặc điểm c khoản 5 Điều 39 Luật giá 2012;

- Có ít nhất 03 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề trước khi trở thành người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá;

- Không là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong khoảng thời gian 01 năm (12 tháng) tính tới thời điểm nộp hồ sơ cấp, cấp lại Giấy chứng nhận này.

Nghị định 12/2021/NĐ-CP có hiệu lực kề từ ngày 01/5/2021.

2. Quy định về chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử

ND 19.2021.png

(Nguồn: internet)

Thông tư 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Theo đó, chứng từ điện tử trong giao dịch thuế điện tử được quy định như sau:

- Hồ sơ thuế điện tử gồm:

+ Hồ sơ đăng ký thuế; hồ sơ khai thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế; tra soát thông tin nộp thuế; thủ tục bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa;

+ Hồ sơ hoàn thuế; hồ sơ miễn giảm thuế; miễn tiền chậm nộp; không tính tiền chậm nộp; hồ sơ khoanh tiền thuế nợ; hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; gia hạn nộp thuế;…

- Chứng từ nộp NSNN điện tử: chứng từ nộp NSNN theo quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP dưới dạng điện tử,...

- Các thông báo, quyết định, văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử.

Các chứng từ điện tử phải được ký điện tử theo quy định, trường hợp hồ sơ thuế điện tử có các tài liệu kèm theo ở dạng chứng từ giấy phải được chuyển đổi sang dạng điện tử theo quy định.

Thông tư 19/2021/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 03/5/2021.

3. Thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong CSDLQG về dân cư

Theo Nghị định 37/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật căn cước công dân, chủ thể có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin trong CSDLQG về dân cư gồm có:

- Thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an;

- Giám đốc Công an cấp tỉnh;

- Trưởng Công an cấp huyện;

- Trưởng Công an cấp xã.

Như vậy, đã bổ sung thẩm quyền cho Trưởng Công an cấp xã cho phép cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn quản lý quy định khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định 137/2015 được khai thác thông tin trong CSDLQG về dân cư.

Nghị định 37/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 14/5/2021.

4. Quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm

Đây là nội dung tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thay thế Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP. Theo đó, việc xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) được quy định như sau:

- Việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định 21/2021 và pháp luật liên quan.

Trường hợp TSBĐ là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý TSBĐ phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.

- Bên nhận bảo đảm thực hiện việc xử lý TSBĐ trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo đảm.

- Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.

- Việc bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.

Nghị định 21/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2021.

Lượt người xem:  Views:   323
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Email

FriendlyName

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio