Theo dõi thi hành pháp luật - Văn bản QPPL
 
​Ngày 27/6/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Kèm theo Quyết định số 14/2024/QĐ-UBND). Cụ thể:Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung và hoạt động phối hợp; trách nhiệm phối hợp; quyền và nghĩa vụ của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật; huy ...
 
​​Ngày 21/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư 04/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư số 04/2021/TT-BTP).Thông tư bao gồm 4 Chương 11 điều, trong đó điều ...
 
​Ngày 21/6/2021, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/8/2021).Thông tư số 04/2021/TT-BTP hướng dẫn việc thực hiện các ...
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Bình Dương ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Chương trình - Kế hoạch công tác; Thông tin; Văn bản QPPLTinBình Dương ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/5/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 27/6/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Kèm theo Quyết định số 14/2024/QĐ-UBND). Cụ thể:

Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung và hoạt động phối hợp; trách nhiệm phối hợp; quyền và nghĩa vụ của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật; huy động sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Đối tượng áp dụng là các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nội dung phối hợp, gồm:

1. Xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.

3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.

4. Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.

5. Xem xét, đánh giá và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

6. Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Quyết định số 14/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2024 và bãi bỏ Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương./. 

Screenshot (90).png

(Hình ảnh này trích một phần nội dung Quyết định số 14/2024/QĐ-UBND)

Chi tiết xem tại đây: 14-2024-QD.signed.pdf

FalseNguyễn Thị Linh
Tài liệu phục vụ cho hoạt động rà soát, lập Danh mục văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024Văn bản điều hành; Chương trình - Kế hoạch công tác; Thông tinTinTài liệu phục vụ cho hoạt động rà soát, lập Danh mục văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/13/2024 9:00 AMYesĐã ban hànhFalseNguyễn Thị Linh
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình DươngChương trình - Kế hoạch công tác; Thông tinTinKế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/5/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 01/4/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 1445/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2024 được xác định như sau:

a) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm

- Phạm vi theo dõi: Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Thời gian theo dõi: Từ năm 2019 đến hết năm 2023.

- Đối tượng theo dõi: Sở Y tế, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương có liên quan.

b) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý thuế

- Phạm vi theo dõi: Việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.

- Thời gian theo dõi: Từ năm 2019 đến hết năm 2023.

- Đối tượng theo dõi: Cục Thuế và các đơn vị, địa phương có liên quan.

c) Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm

- Phạm vi theo dõi: Việc thi hành Luật Xuất bản.

- Thời gian theo dõi: Từ năm 2019 đến hết năm 2023.

- Đối tượng theo dõi: Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị, địa phương có liên quan./.


FalseNguyễn Thị Linh
Bình Dương ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 Chương trình - Kế hoạch công tác; Thông tinTinBình Dương ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/21/2024 10:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 30/01/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 490/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2024 được ban hành nhằm mục đích triển khai thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, qua đó đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật và kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật thông qua các hoạt động sau:

1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật;

2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật;

3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;

4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

5. Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật.

Screenshot (69).png

Đối với lĩnh vực trọng tâm, trọng tâm liên ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu, xác định lĩnh vực trọng tâm, trọng tâm liên ngành trên cơ sở Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, trọng tâm liên ngành năm 2024 của Chính phủ và thực tiễn thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh./.

(Đính kèm theo Kế hoạch: 490-KH.signed.pdf)

 

 

FalseNguyễn Thị Linh
Điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinĐiều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/28/2023 9:00 AMNoĐã ban hành

           Nhằm khảo sát, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở. Từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền các giải pháp xử lý nhầm nâng cao hiệu quả thực hiện Luật và các văn bản có liên quan trong thời gian tới, Sở Tư pháp tổ chức hoạt động điều tra, khảo sát thông qua hình thức khảo sát trên phần mềm Google Forms để lấy ý kiến của CBCC và Hòa giải viên có liên quan đến lĩnh vực này.

       Đề nghị Hòa giải viên cơ sở; Cán bộ, công chức có chuyên môn trong lĩnh vực Hòa giải ở cở sở (lưu ý: không tham gia khảo sát trực tiếp tại cuộc thi Hòa giải viên giỏi cấp tỉnh vào ngày 30 tháng 8 năm 2023) và ít nhất 01 CBCC/HGV/đơn vị thực hiện khảo sát.

Link khảo sát:https://forms.gle/zX57Tcoubuy7kYBQA​​

đào t5ra khảo sát.jpg​​

(khảo sát trực tuyến trên phần mềm Google Forms)

FalsePhạm Công Danh
Tổng kết 05 năm thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018-2022Thông tinTinTổng kết 05 năm thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018-2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/27/2023 10:00 AMYesĐã ban hành

​Ngày 22/3/2023, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 430/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thực hiện "Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn năm 2018-2022 ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

QĐ 430.png

(Quyết định số 430/QĐ-BTP ngày 22/3/2023 của Bộ Tư pháp)

Theo đó, nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình thực hiện, qua đó kiến nghị, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật. Bộ Tư pháp giao nhiệm vụ cho Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bằng các hình thức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương tiến hành tổng kết 05 năm thực hiện Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018-2022 ban hành kèm theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp trước ngày 10/5/2023./.

 ​Đính kèm theo:

1. Quyết định số 430/QĐ-BTP ngày 22/3/2023 của Bộ Tư pháp: QĐ_tongketdean242signedsigned.pdf

2. Kế hoạch: KH_kemtheoqdtongketdean242signed.pdf.

     

FalseNguyễn Thị Linh
Xác định lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinXác định lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/15/2023 2:00 PMYesĐã ban hành

Ngày 09/3/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Văn bản số 992/UBND-NC về việc xác định lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 được xác định như sau:

CV 992.png

1. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về giá

Phạm vi theo dõi: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.

Trong đó, tập trung nguồn lực theo dõi trọng tâm các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống quy định tại Điều 15 của Luật Giá năm 2012, bao gồm: xăng, dầu thành phẩm; điện; khí dầu mỏ hóa lỏng; phân đạm; phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật; vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính.

- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh và các đơn vị, địa phương có liên quan.

2. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội

Phạm vi theo dõi: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lao động, việc làm.

(i) Đối với lĩnh vực pháp luật về lao động: Theo dõi tình hình thi hành Bộ luật Lao động năm 2019.

(ii) Đối với lĩnh vực pháp luật về việc làm: Theo dõi tình hình thi hành Luật việc làm năm 2013.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế và các đơn vị, địa phương có liên quan.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công, các đơn vị, địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo Văn bản số 992/UBND-NC ngày 09/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

FalseNguyễn Thị Linh
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2023Chương trình - Kế hoạch công tácTinKế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/23/2023 9:00 AMYesĐã ban hành

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ); Kế hoạch số 480/KH-UBND ngày 09/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Chương trình số 125/Ctr-STP ngày 13/01/2023 của Sở Tư pháp về công tác tư pháp chủ yếu năm 2023 của Sở Tư pháp.

KH 274.png

Nhằm đánh giá tình hình, kết quả thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 274/KH-STP ngày 17/02/2023 theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo Kế hoạch, phạm vi theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, bao gồm: Củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở; Hoạt động hòa giải ở cơ sở; Phổ biến, giáo dục pháp luật về hòa giải ở cơ sở; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở; Hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên. Với các hoạt động, cụ thể như sau:

- Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở;

- Kiểm tra tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở;

- Điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở;

- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.

Để Kế hoạch thực hiện có hiệu quả, Lãnh đạo Sở đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; đồng thời yêu cầu tổng hợp kết quả theo dõi vào Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và Báo cáo chung về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 của tỉnh Bình Dương báo cáo về Bộ Tư pháp theo quy định./.

Đính kèm theo Kế hoạch: KH_274_VBTT.signed.pdf

FalseNguyễn Thị Linh
Bình Dương ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 Chương trình - Kế hoạch công tác; Thông tinTinBình Dương ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/7/2023 11:00 AMYesĐã ban hành

Ngày 19/01/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 283/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 được ban hành nhằm mục đích triển khai thực hiện có hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, qua đó đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật và kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh để góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật thông qua các hoạt động sau:

1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật;

2. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật;

3. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;

4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

5. Báo cáo về tình hình thi hành pháp luật./.​


KH 283_TDTHPL TINH.png


(Đính kèm theo Kế hoạch)

283-KH TDTHPL.signed.pdf

FalseNguyễn Thị Linh
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023Thông tin; Chương trình - Kế hoạch công tácTinThủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/31/2023 11:00 AMYesĐã ban hành

Ngày 28/01/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 kèm theo Quyết định số 39/QĐ-TTg. Theo đó, nội dung Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023 (sau đây gọi chung là Kế hoạch) quy định cụ thể như sau:

I. Các lĩnh vực được xác định theo dõi trọng tâm, liên ngành năm 2023, bao gồm:

1. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về giá:

- Phạm vi theo dõi: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu.

- Đối tượng theo dõi: Các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.

2. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo đảm an sinh xã hội:

- Phạm vi theo dõi: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lao động, việc làm.

- Đối tượng theo dõi: Các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.

II. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bao gồm:

1. Ban hành kế hoạch theo dõi;

2. Xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện;

3. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin;

4. Kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;

5. Tổ chức Hội nghị xử lý kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.

III. Về tổ chức thực hiện

Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

1. Kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, địa phương;

2. Bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật;

3. Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác, bí mật nhà nước;

4. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch;

5. Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trong Báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023 của bộ, ngành, địa phương và gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 10 tháng 12 năm 2023 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Bộ Tư pháp.​

FalsePhòng VB-TT
Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng văn bản, bồi thường nhà nước, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luậtThông tinTinHội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng văn bản, bồi thường nhà nước, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/5/2023 10:00 AMYesĐã ban hành

Sáng ngày 23/12/2022, tại Trường Chính trị tỉnh Bình Dương, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng văn bản, bồi thường nhà nước, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật do ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì; cùng tham gia có các đại biểu đại diện cho các cơ quan, đơn vị, địa phương là cán bộ, công chức làm công tác pháp chế các Sở, ban, ngành tỉnh; cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các Sở, ban, ngành tỉnh; đại diện Phòng Tư pháp cấp huyện; cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã. Về phía báo cáo viên có sự tham gia của các ông/bà đang công tác tại Sở Tư pháp, đơn cử như: ông Huỳnh Hữu Tốt - Trưởng phòng Văn bản - Tuyên truyền; Ông Huỳnh Quốc Anh - Chánh Văn phòng Sở; bà Trần Thị Thúy Hường - Trưởng phòng Quản lý XLVPHC&HCTP.

HN 1.jpg

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe Báo cáo viên triển khai các vấn đề về nhiệm vụ, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ đối với công tác xây dựng văn bản, bồi thường nhà nước, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật. Đồng thời, tập trung trao đổi, thảo luận và giải đáp các khó khăn, vướng mắc của các đại biểu tham dự trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác này tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ngoài ra, các đại biểu còn được các Báo cáo viên lưu ý về những vướng mắc liên quan đến công tác chấm điểm Chỉ số cải cách hành chính cuối năm cũng như công tác dự, quyết toán tại các cơ quan, đơn vị và địa phương mình. 

Qua hội nghị, đã giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ và áp dụng các quy định của pháp luật về các công tác xây dựng văn bản, bồi thường nhà nước, quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật đảm bảo thống nhất, kịp thời và hiệu quả trong thời gian tới./.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

HN 4.jpg

(Ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp cùng các Báo cáo viên và đại biểu tham dự Hội nghị)

HN 2.jpg

(Ông Huỳnh Hữu Tốt - Trưởng phòng Văn bản - Tuyên truyền, Báo cáo viên)

HN 3.jpg

(Đại biểu tham dự Hội nghị đặt câu hỏi về các khó khăn, vướng mắc khi thực hiện nhiệm vụ)

 

FalseNguyễn Thị Linh
Sở Tư pháp Bình Dương đề nghị phối hợp rà soát, lập danh mục các nội dung giao quy định chi tiết tại các Luật, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quanThông tinTinSở Tư pháp Bình Dương đề nghị phối hợp rà soát, lập danh mục các nội dung giao quy định chi tiết tại các Luật, Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/16/2022 3:00 PMNoĐã ban hành

Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; ngày 29 tháng 7 năm 2022, Sở Tư pháp có Công văn số 1390/STP-VBTT về việc đề xuất và lập danh mục văn bản quy định chi tiết nội dung được luật giao.

Trên cơ sở kết quả đề nghị của Sở Nội vu tỉnh và ý kiến thống nhất của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với danh mục Quyết định của Ủy ban ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết nội dung được giao trong Luật Thi đua, khen thưởng, Sở Tư pháp đã hoàn chỉnh dự thảo "Quyết định Danh mục Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết nội dung được giao trong luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3" trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Ngày 19 tháng 9 năm 2022, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh b​an hành Quyết định số 2270/QĐ-UBND Ban hành danh mục Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân ​tỉnh quy định chi tiết nội dung được giao trong luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 3, theo đó giao Sở Nội vụ (cơ quan soạn thảo) tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, dự kiến thời ​gian tham mưu ban hành trong Quý I năm 2025./.


quy dinh chi tiet.png 


 Linh - Phòng VBTT

FalseNguyễn Thị Linh
Thông tin đầu mối theo dõi tình hình thi hành pháp luật Thông tinTinThông tin đầu mối theo dõi tình hình thi hành pháp luật /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2022 3:00 PMNoĐã ban hành

Nhằm giải quyết khó khăn trước mắt về biên chế, đồng thời nhằm nâng cao trách nhiệm của các cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thiết lập danh sách cán bộ đầu mối thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Và đây cũng là cơ sở để Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các đợt tập huấn để nâng cao nghiệp vụ theo dõi trong thời gian tới.

Thông tin đầu mối theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh như sau:

1. Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương

Phòng Văn bản - Tuyên truyền thuộc Sở Tư pháp (tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về theo dõi tình hình thi hành pháp luật), số điện thoại: 0274.3855.220.

2. Các đơn vị và địa phương trên địa bàn tỉnh

STTHọ tênĐơn vịChức vụSố điện thoạiEmail
ISở, ban, ngành tỉnh ​ ​ ​ ​
1Vũ Thị Biên

Văn phòng

Ủy ban nhân dân tỉnh

Phó Trưởng phòng0918108674bienvt@binhduong.gov.vn
2Nguyễn Thanh PhongSở Kế hoạch và Đầu tư

Chuyên viên

(Văn phòng Sở)

0913.478.706thanhphong7474@gmail.com
3Trần Bảo ÂnSở Xây dựng

Chuyên viên

 

0915.759.033antb@binhduong.gov.vn
4Trần Thị Lệ TrangSở Thông tin và Truyền thôngPhó Trưởng phòng0979.809.789trangttl@binhduong.gov.vn
5Nguyễn Thị LinhSở Tư phápChuyên viên 0966.954.854linhnt.tp@binhduong.gov.vn
6Nguyễn Văn HòaSở Giao thông vận tảiChánh Văn phòng0913.709.085hoanv@binhduong.gov.vn
7Nguyễn Thị Thanh HảiSở Tài nguyên và Môi trườngChuyên viên0938.636.378nguyenthithanhhai.binhduong@gmail.com
8Huỳnh Mai YếnSở Giáo dục và Đào tạoChuyên viên0334.993.356yenhm@sgdbinhduong.edu.vn
9Lê Thị Thanh TâmSở Khoa học và Công nghệChuyên viên0945.403.406tamltt.tdm@binhduong.gov.vn
10Nguyễn Thị Thùy PhươngSở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chuyên viên

(Văn phòng Sở)

0919.767605phuongntt.vlam@binhduong.gov.vn
11Nguyễn Thanh BìnhSở Nông nghiệp và Phát triển nông thônThanh tra viên0919.893.087

nguyenthanhbinh309@gmail.com

 binhnt.tdm@binhduong.gov.vn

12Lê Thị Kim NhânSở Tài chính

Chuyên viên

(Văn phòng Sở)

0919.125.606nhanltk@binhduong.gov.vn
13Nguyễn Thị ĐàoSở Nội vụPhó Chánh Thanh tra0982.226.400daont@binhduong.gov.vn
14Nguyễn Đình LySở Văn hóa, Thể thao và Du lịchPhó Chánh Văn phòng0985.282.411lynd@binhduong.gov.vn
15Trương Thanh NhànSở Công thươngChánh Thanh tra 0966.881.212nhantt@binhduong.gov.vn
16Nguyễn Ái HậuSở Y tếChuyên viên0938.173.463aihau5885@gmail.com
17Nguyễn Thị Mộng TuyềnSở Ngoại vụPhó Trưởng phòng0913.730.393tuyenntm@binhduong.gov.vn
18Hà Tấn VinhThanh tra tỉnhPhó Chánh Văn phòng0916.794.062hatanvinh85@gmail.com
19Phan Thị Thanh ThủyBan Quản lý các Khu công nghiệp tỉnhPhó Chánh Văn phòng0913.911.944thuyptt@binhduong.gov.vn
II​Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ​ ​ ​ ​
1Trần Quang TuyếnUBND thành phố Thủ Dầu MộtChuyên viên
Phòng Tư pháp
0907.615.666tuyentq.tdm@binhduong.gov.vn
2Nguyễn Thanh ThảoUBND thành phố Thuận AnTrưởng phòng
Phòng Tư pháp
0909.757.567thaont.ta@binhduong.gov.vn
3Tăng Ngọc Đăng TâmUBND thành phố Dĩ AnChuyên viên
Phòng Tư pháp
0773.032.722tamdangqtl@gmail.com
4Trần Anh ThưUBND thị xã Tân UyênChuyên viên
Phòng Tư pháp
0918219848thuta.bdg@moj.gov.vn
5Huỳnh Nguyễn Hải TriềuUBND thị xã Bến CátTrưởng phòng
 Phòng Tư pháp
0933.050.789chautuongtrieu@gmail.com
6Trần Văn VũUBND huyện Bắc Tân UyênPhó Trưởng phòng Phòng Tư pháp0379.596.568vutv@binhduong.gov.vn
7Cao Thị Kim LiênUBND huyện Bàu BàngChuyên viên
Phòng Tư pháp
0914.991.292lienctk@binhduong.gov.vn
8Đỗ Thị HườngUBND huyện Phú GiáoPhó Trưởng phòng Phòng Tư pháp0919.591.804huongdt@binhduong.gov.vn
9

 

Lý Thanh Hùng

 

 

UBND huyện 

Dầu Tiếng

Phó Trưởng phòng Phòng Tư pháp0989.725.122lythanhhung007@gmail.com
​10​

 

Nguyễn Quốc Thái

 

UBND huyệ​n Dầu Tiếng

Chuyên viên
Phòng Tư pháp
0974.649.969nqthai299@gmail.com

 

FalseNguyễn Thị Linh
Kiểm tra liên ngành tình hình thi hành pháp luật về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19Chương trình - Kế hoạch công tác; Thông tinTinKiểm tra liên ngành tình hình thi hành pháp luật về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2022-08/kiểm tra 2_Key_25082022135449.jpg
8/25/2022 2:00 PMYesĐã ban hành

Thực hiện Kế hoạch số 948/KH-UBND ngày 04/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022 và Quyết định số 1423/QĐ-UBND ngày 14/6/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19; kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế và công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2022.

Đoàn kiểm tra liên ngành do đồng chí Nguyễn Quốc Trí, Phó Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn. Thành viên Đoàn kiểm tra gồm: Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Sở Y tế. Theo đó, Đoàn đã tiến hành kiểm tra tại 02 đơn vị cấp tỉnh và 03 đơn vị cấp huyện gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Thuận An, Ủy ban nhân dân thị xã Bến Cát và Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo.

Qua kiểm tra, Đoàn nhận thấy các đơn vị, địa phương đã quan tâm triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các văn bản của cấp trên; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành như Kế hoạch, Quyết định, Công văn nhằm cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân, người lao động, doanh nghiệp biết, tiếp cận thông tin và hiểu rõ hơn các chính sách được Nhà nước hỗ trợ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh; quan tâm bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện cho công tác thực hiện các chính sách hỗ trợ do dịch Covid-19.

Tại buổi làm việc, Đoàn đã đề nghị các đơn vị, địa phương giải trình thêm về các nội dung còn vướng mắc, chưa rõ. Đồng thời, nêu ra những sai sót cụ thể trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ và đề nghị đơn vị sớm nghiên cứu giải pháp khắc phục các vướng mắc, tồn tại, nhất là các tồn tại trong khâu xét duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhằm bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Trên cơ sở kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra kết luận sơ bộ kết quả kiểm tra và đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế. Qua đó, đề xuất, kiến nghị đối với đơn vị, địa phương được kiểm tra để khắc phục các hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong thời gian tới./.

Một số hình ảnh của Đoàn kiểm tra liên ngành:

kiem tra 1.JPG

kiểm tra 4.JPG

kiểm tra 3.jpg

kiểm tra 5.JPG


 

FalseNguyễn Thị Linh
Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Chương trình - Kế hoạch công tác; Thông tin; Tin ngành tư phápTinSở Tư pháp tỉnh Bình Dương thực hiện điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh /XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2022-08/khao sat_Key_24082022145120.jpg
8/24/2022 3:00 PMYesĐã ban hành

Nhằm đánh giá tình hình, kết quả thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 tại địa phương. Ngày 24/02/2022, Sở Tư pháp đã xây dựng Kế hoạch số 279/KH-STP về theo dõi tình hình thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, theo đó, điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật là một trong bốn hoạt động của Kế hoạch.

Trên cơ sở chấp thuận chủ trương thực hiện điều tra, khảo sát của Ủy ban nhân dân tỉnh tại văn bản số 3084/UBND-NC ngày 22/6/2022, Sở Tư pháp đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố Thuận An, Ủy ban nhân dân thị xã Bến Cát và Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo tiến hành hoạt động điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 thông qua hình thức Phiếu khảo sát trên phần mềm Microsoft Form đối với CBCC Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và phiếu giấy đối với người dân trên địa bàn tỉnh.

Trong khoảng thời gian 02 tuần (từ ngày 26/7/2022 đến ngày 10/8/2022), Sở Tư pháp đã nhận được 349 phiếu trả lời, nhiều hơn 49 phiếu so với dự kiến ban đầu với một số kết quả nổi bật như:

- Đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành các văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua (như: Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/04/2013 của Chính phủ; Thông tư số 10/2016/TT-BTP ngày 22/07/2016 của Bộ Tư pháp;…): 100% người được khảo sát đánh giá đã kịp thời, đầy đủ (phiếu dành cho CBCC);

- Mức độ quan tâm của cấp có thẩm quyền thời gian qua đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: 89% người được khảo sát đánh giá là rất quan tâm; 11% người được khảo sát đánh có quan tâm nhưng không sâu sát và không có người nào đánh giá là không quan tâm (phiếu dành cho CBCC);

- Việc nắm bắt thông tin pháp luật qua hình thức nào: 45% người được khảo sát lựa chọn tự học tập, chủ động tìm hiểu pháp luật; 13% người được khảo sát lựa chọn khi được mời tham dự hoặc khi được cấp phát sách, tài liệu, tờ gấp pháp luật; 28% lựa chọn qua phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền hình, đài phát thanh…) và 5% là không quan tâm, tìm hiểu (phiếu dành cho người dân);

- Hiện nay, hình thức tuyên truyền pháp luật nào là hiệu quả nhất: 48% người được khảo sát lựa chọn phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền hình, đài phát thanh…).; 49% lựa chọn mạng xã hội, internet, các ứng dụng trên điện thoại; 1% lựa tuyên truyền trực tiếp và tư vấn pháp luật và 3% lựa chọn là cấp phát tờ gấp, sổ tay pháp luật, pano, cờ phướng, bảng trực quan điện tử (phiếu dành cho người dân);...

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc và thông qua kết quả khảo sát biết được mong muốn của người dân để phát huy vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, Sở Tư pháp trong phạm vi chức năng thẩm quyền được giao đã có những đề xuất, kiến nghị để công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 tại địa phương thời gian tới tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả./.

Một số hình ảnh người dân thực hiện hoạt động điều tra, khảo sát:


khao sat 3.JPG

khảo sát 2.JPG

khao sat 5.JPG

khao sat 6.JPG


 

 

FalseNguyễn Thị Linh
Điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luậtThông tin; Chương trình - Kế hoạch công tácTinĐiều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/26/2022 9:00 AMYesĐã ban hành

Nhằm khảo sát, đánh giá khách quan, toàn diện những kết quả đạt được; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền các giải pháp xử lý nhầm nâng cao hiệu quả thực hiện Luật và các văn bản có liên quan trong thời gian tới, Sở Tư pháp tổ chức hoạt động điều tra, khảo sát trên phần mềm Microsoft Form để lấy ý kiến của CBCC có liên quan đến lĩnh vực này. 

Đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc phổ biến giáo dục pháp luật (ít nhất 01 CBCC/đơn vị) thực hiện khảo sát bằng cách lick vào đường link và trả lời các câu hỏi khảo sát.

Link khảo sát: https://forms.office.com/r/QLwWthX63x​


ĐTKS.png

(Khảo sát trực tuyến trên phần mềm Microsoft Form)


FalseNguyễn Thị Linh
Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch Tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luậtThông tinTinBộ Tư pháp ban hành Kế hoạch Tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/4/2022 4:00 PMNoĐã ban hành

​​Ngày 23 tháng 7 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP). Sau 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Để đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật về theo dõi thi hành pháp luật, ngày 15 tháng 6, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch Tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Nội dung của Kế hoạch bao gồm nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi tổng kết

Tổng kết, đánh giá toàn diện quá trình thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP trên phạm vi cả nước từ ngày 01/10/2012 (thời điểm Nghị định số 59/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) đến hết ngày 01/10/2022.

2. Nội dung tổng kết

2.1. Tổng kết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP  tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

- Tình hình triển khai thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (công tác chỉ đạo, lãnh đạo; xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai và ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật…) của các bộ, ngành, địa phương;

- Tình hình quán triệt, phổ biến Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cho nhân dân và tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

- Tình hình kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế, bố trí kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật;

- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;

- Đánh giá những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;

- Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP  và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2.2. Xem xét, đề xuất khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

3. Hình thức tổng kết

3.1. Đối với Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; xây dựng, trình Chính phủ

Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP trên cơ tổng hợp kết quả báo cáo của các bộ, ngành, địa phương.

3.2. Đối với các bộ, ngành, địa phương

- Tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý với hình thức phù hợp điều kiện thực tiễn của bộ, ngành, địa phương;

- Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP trong phạm vi thẩm quyền; đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thi hành Nghị định 59/2012/NĐ-CP khi có yêu cầu của Bộ Tư pháp;

- Xây dựng Báo cáo tổng kết và gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 15/10/2022 (gửi kèm theo file điện tử về địa chỉ: ntngan@moj.gov.vn).

QĐ1364BTP.pdf

cv2001BTP.pdf

Nguồn: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.

 

FalseNguyễn Thị Linh
Bình Dương tổ chức tọa đàm “Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường”Thông tin; Tin ngành tư phápTinBình Dương tổ chức tọa đàm “Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường”/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2022-06/Toa 1_Key_10062022151533.jpg
6/10/2022 3:00 PMNoĐã ban hành

Nhằm đánh giá thực trạng người dân tham gia giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tại địa phương, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần bảo đảm, tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động giám sát thực thi pháp luật bảo vệ môi trường tại Việt Nam trong thời gian tới. Sáng ngày 07/6/2022 tại Hội trường Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương, Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức tọa đàm "Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương" do ông Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng, Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp và ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc - Sở Tư pháp đồng chủ trì, cùng với sự tham gia của gần 50 đại biểu là đại diện cho Hội đồng nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; các Sở, ban, ngành tỉnh và các Tổ chức, Hội, Đoàn thể tỉnh.

Toa 1.jpg

(Ông Nguyễn Văn Cương - Viện trưởng, Viện KHPL - Bộ Tư pháp)

Toa 2.jpg

(Toàn cảnh buổi Tọa đàm)

Tại buổi Tọa đàm, các đại biểu đã được nghe đại diện của Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, Ban Kinh tế - Ngân sách tỉnh và Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh trình bày báo cáo tham luận với một số nội dung, đơn cử như: Tình hình tuân thủ pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; Đánh giá quy định pháp luật về vấn đề người dân tham gia giám sát đối với hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ môi trường; Đánh giá thực tiễn người dân tham gia giám sát đối với hoạt động thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn từ năm 2015 đến nay từ đó đánh giá chung, rút ra các hạn chế, khó khăn và nguyên nhân; Một số kiến nghị nhằm bảo đảm, tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động giám sát thực thi pháp luật bảo vệ môi trường thời gian tới. Đồng thời, tập trung trao đổi, thảo luận và giải đáp các khó khăn, vướng mắc của các đại biểu tham dự trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác này tại địa phương.

Toa 3.jpg

(Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi tại buổi Tọa đàm)

Toa 5.jpg

(Đại diện Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh trao đổi tại buổi Tọa đàm)

Qua buổi Tọa đàm đã giúp cho Đoàn Khảo sát của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp thu thập được nhiều thông tin hữu ích và có cái nhìn khách quan, toàn diện về thực trạng tham gia của người dân trong giám sát thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường tại tỉnh Bình Dương nói riêng và tại Việt Nam nói chung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời gian tới./.

FalseNguyễn Thị Linh
Tài liệu Báo cáo tình hình nâng cao điểm số, duy trì thứ hạng chỉ số tuân thủ pháp luật 6 tháng đầu năm 2022Văn bản điều hànhTinTài liệu Báo cáo tình hình nâng cao điểm số, duy trì thứ hạng chỉ số tuân thủ pháp luật 6 tháng đầu năm 2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/27/2022 2:00 PMNoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Tài liệu rà soát văn bản liên quan đến lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022Văn bản điều hànhTinTài liệu rà soát văn bản liên quan đến lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/12/2022 5:00 PMNoĐã ban hànhFalseNguyễn Thị Linh
Kết quả rà soát các văn bản QPPL về lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luậtThông tinTinKết quả rà soát các văn bản QPPL về lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/11/2022 10:00 AMNoĐã ban hành

Nhằm thu thập thông tin về tình hình triển khai thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 được quy định tại điểm a khoản 2 Mục II Kế hoạch số 279/KH-STP ngày 24/02/2022 của Sở Tư pháp về theo dõi tình hình thi hành Luật Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022, Sở Tư pháp đã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, đánh giá các văn bản QPPL do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh Bình Dương ban hành thời gian qua có liên quan đến lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật. Cụ thể:

Tổng số văn bản QPPL được tập hợp để rà soát: 13 văn bản (gồm: 09 văn bản của Trung ương và 04 văn bản của địa phương) với kết quả như sau:

+ Số văn bản QPPL của Trung ương có giao thẩm quyền cho HĐND, UBND tỉnh ban hành văn bản quy định chi tiết: 01 văn bản, với 01 nội dung;

+ Số văn bản do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ: 00 văn bản;

+ Số văn bản do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành không đảm bảo tính khả thi: 00 văn bản của Trung ương.

Trên cơ sở kết quả rà soát, Sở Tư pháp nhận thấy, tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết của Trung ương và địa phương liên quan đến lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật thời gian qua là tương đối đầy đủ, kịp thời. Hầu hết các văn bản QPPL do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành đều đảm bảo hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ khi triển khai thực hiện trên thực tế của địa phương./.

FalseNguyễn Thị Linh
Bộ Tư pháp ban hành Danh mục VBQPPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022 Thông tinTinBộ Tư pháp ban hành Danh mục VBQPPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/11/2022 10:00 AMNoĐã ban hành

Triển khai Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 14/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022, trong thời gian qua Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19; tự chủ đại học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo; pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Bộ Tư pháp trân trọng gửi Danh mục văn bản quy phạm pháp luật nêu trên để Quý cơ quan nghiên cứu, tham khảo, xây dựng Hệ dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình phục vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật trọng tâm, liên ngành năm 2022 (ban hành kèm theo Công văn số 1212/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 18/4/2022).

Chi tiết vui lòng xem files đính kèm./.

cv1212BTP_1.pdf

HỆ DỮ LIỆU VBQPPL 2022 - update.docx

Nguồn: Cục QLXLVPHC&TDTHPL - Bộ Tư pháp.​

FalseNguyễn Thị Linh
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022Chương trình - Kế hoạch công tác; Thông tinTinKế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/10/2022 4:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 04/3/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 948/KH-UBND theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022 (gọi chung là Kế hoạch). Theo đó, nội dung Kế hoạch quy định cụ thể như sau:

KH 948.png

1) Lĩnh vực, phạm vi, đối tượng theo dõi:

- Lĩnh vực theo dõi: Theo dõi tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

- Phạm vi theo dõi: Thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã trong bối cảnh dịch COVID-19 theo các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Đối tượng theo dõi: Các sở, ngành và địa phương có liên quan.

 2) Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bao gồm:

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật;

- Tổ chức thu thập, xử lý thông tin tình hình thi hành pháp luật;

- Kiểm tra liên ngành tình hình thi hành pháp luật;

- Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.

3) Về tổ chức thực hiện: Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các đơn vị, địa phương liên quan có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, địa phương mình và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) theo đúng thời gian quy định./.

 

FalseNguyễn Thị Linh
Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2022Chương trình - Kế hoạch công tác; Thông tinKế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/10/2022 4:00 PMNoĐã ban hành

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ); Quyết định số 413/QĐ-UBND ngày 17/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành "Chương trình công tác của ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương" năm 2022 và Kế hoạch số 494/KH-UBND ngày 28/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL); hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022;

Nhằm nhận diện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo để đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật PBGDPL và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 279/KH-STP ngày 24/02/2022 theo dõi tình hình thi hành Luật PBGDPL năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo Kế hoạch, phạm vi, lĩnh vực theo dõi trọng tâm của Sở Tư pháp năm 2022 là "Theo dõi tình hình thi hành Luật PBGDPL năm 2012" với các hoạt động, cụ thể như sau:

- Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành Luật PBGDPL năm 2012;

- Kiểm tra tình hình thi hành Luật PBGDPL năm 2012;

- Điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật PBGDPL năm 2012;

- Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật PBGDPL năm 2012.

Để Kế hoạch thực hiện có hiệu quả, Lãnh đạo Sở đã quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; đồng thời yêu cầu tổng hợp kết quả theo dõi vào Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật PBGDPL và Báo cáo chung về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022 của tỉnh Bình Dương báo cáo về Bộ Tư pháp theo quy định./.


Đính kèm theo Kế hoạch: KH_279_STP-VBTT.signed.pdf

 

 

​ 

FalseNguyễn Thị Linh
Thủ tướng ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình THPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022Chương trình - Kế hoạch công tác; Thông tinTinThủ tướng ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình THPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/19/2022 8:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 14/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022 kèm theo Quyết định số 76/QĐ-TTg. Theo đó, nội dung Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2022 (sau đây gọi chung là Kế hoạch) quy định cụ thể như sau:

I. Các lĩnh vực được xác định theo dõi trọng tâm, liên ngành năm 2022, bao gồm:

1. Theo dõi tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19:

- Phạm vi theo dõi: Thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19 theo các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Đối tượng theo dõi: Các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.

2. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong tự chủ đại học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

- Phạm vi theo dõi: Tình hình thi hành pháp luật trong tự chủ đại học (tự chủ tài chính và tự chủ bộ máy, nhân sự).

- Đối tượng theo dõi: Các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.

3. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

- Phạm vi theo dõi: Tình hình thi hành pháp luật về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước
- Đối tượng theo dõi: Các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi cả nước.

II. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, bao gồm:

1. Ban hành kế hoạch;

2. Xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện;

3. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin;

4. Kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật;

5. Tổ chức Hội nghị xử lý kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.

III. Về tổ chức thực hiện

Trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

1. Kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành, địa phương;

2. Bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật;

3. Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác, bí mật nhà nước;

4. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch;

5. Tổng hợp kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật về lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trong Báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022 của bộ, ngành, địa phương và gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 10 tháng 12 năm 2022 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.​

(Chi tiết tại file đính kèm)./.

Nguồn: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, Bộ Tư pháp.

76_QD-TTg_500514.pdf

FalseNguyễn Thị Linh
Điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La HayThông tinĐiều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2021-04/Survey_Key_19042021155847.png
11/30/2021 4:00 PMNoĐã ban hành

Để có cơ sở tổng kết, đánh giá thực trạng thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay tại địa phương thời gian qua theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Quyết định số 2103/QĐ-BTP ngày 14/10/2020 và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 5143/UBND-NC ngày 19/10/2020, đề nghị Ông/Bà vui lòng thực hiện khảo sát bằng cách click vào đây​.​

Chúng tôi cam kết các thông tin Ông/Bà cung cấp được hoàn toàn giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này thời gian tới.

False
Phối hợp đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt NamVăn bản điều hànhTinPhối hợp đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/19/2021 4:00 PMNoĐã ban hành

Công văn số 1195/STP-XLVPHC&THPL ngày 19/8/2021 của Sở Tư pháp về việc phối hợp đánh giá quy định pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.

Xem chi tiết tại tệp đính kèm./.

CV_1195_STP-TDTHPL.pdf

1393-VP.UBND.pdf

CV 2514_BTP.pdf

Bao cao Danh gia so bo khung phap luat cua Viet Nam ve thuc hanh kinh doanh co trach nhiem.compressed.pdf

Phu luc 1.docx

Phu luc 2.docx

False
Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BTP hướng dẫn về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luậtThông tin; Văn bản QPPLTinBộ Tư pháp ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BTP hướng dẫn về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/14/2021 3:00 PMNoĐã ban hành

​​Ngày 21/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Thông tư 04/2021/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP (sau đây gọi là Thông tư số 04/2021/TT-BTP).

Thông tư bao gồm 4 Chương 11 điều, trong đó điều chỉnh về các nội dung chủ yếu sau: (i) xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (ii) kiểm tra tình hình thi hành pháp luật; (iii) điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật; (iv) thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin tình hình thi hành pháp luật; (v) xem xét, đánh giá và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (vi) báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; (vii) phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước và cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

So với các Thông tư trước đây hướng dẫn về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 04/2021/TT-BTP có một số điểm mới chủ yếu, đó là:

(i) Về xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luậtThông tư quy định Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của bộ, ngành, địa phương trước ngày 30 tháng 01 của năm kế hoạch, gửi về Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo thời hạn quy định tại Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, gửi về Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để theo dõi tổng hợp.

(ii) Về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật: Thông tư quy định cụ thể về phạm vi trách nhiệm kiểm tra, nội dung kiểm tra, tổ chức thực hiện kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

 (iii) Về thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật: Thông tư quy định rõ trách nhiệm thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin của Bộ tư pháp và các bộ, ngành, địa phương. Cụ thể, Bộ Tư pháp thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin trong phạm vi quản lý, lĩnh vực được phân công. Các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu và đánh giá thông tin về tình hình thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền xử lý. Trường hợp cần làm rõ tính chính xác, khách quan của thông tin đã được thu thập, tiếp nhận, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, giải trình bằng văn bản những vấn đề liên quan; tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế (nếu thấy cần thiết).

(iv) Về chế độ báo cáo: Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ hằng năm; báo cáo tình hình xử lý kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo đột xuất, báo cáo theo chuyên đề về tình hình thi hành pháp luật và các phụ lục về biểu mẫu báo cáo ban hành kèm theo.

(v) Bên cạnh đó, nhằm góp phần tăng cường công tác phối hợp và huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư đã quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong theo dõi tình hình thi hành pháp luật và cơ chế cộng tác viên theo dõi thi hành pháp luật. Theo đó, đối với cơ chế cộng tác viên, Thông tư quy định cụ thể về các tiêu chuẩn của cộng tác viên, các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật có thể huy động sự tham gia của cộng tác viên và ký hợp đồng với cộng tác viên. 

Thông tư số 04/2021/TT-BTP sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2021, thay thế Chương 2, Chương 3 của Thông tư 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và khoản 2, Điều 2, khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 5 Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật ./.

Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=3463

False
Kết quả rà soát các văn bản QPPL trong lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành năm 2021Thông tinTinKết quả rà soát các văn bản QPPL trong lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/8/2021 9:00 AMNoĐã ban hành
Thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch số 404/KH-UBND ngày 27/01/2021 của UBND tỉnh theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021, Sở Tư pháp đã phối hợp cùng các sở, ngành liên quan tiến hành rà soát các văn bản QPPL do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh Bình Dương ban hành đang còn hiệu lực liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi đất; giao rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng; các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể:

Tổng số văn bản QPPL được tập hợp để rà soát: 68 văn bản (gồm: 49 văn bản của Trung ương và 19 văn bản của địa phương) với kết quả như sau:

+ Số văn bản QPPL của Trung ương có giao thẩm quyền cho HĐND, UBND tỉnh ban hành văn bản quy định chi tiết: 08 văn bản;

+ Số văn bản do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ: 02 văn bản của Trung ương;

+ Số văn bản do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành không đảm bảo tính khả thi: 01 văn bản của Trung ương.

Trên cơ sở kết quả rà soát, Sở Tư pháp nhận thấy, tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết của địa phương liên quan đến các lĩnh vực theo dõi thời gian qua là tương đối đầy đủ. Hầu hết các văn bản QPPL của địa phương ban hành đều đảm bảo hợp hiến, hợp pháp và tính khả thi khi triển khai thực hiện, chỉ có 01 văn bản do HĐND tỉnh ban hành liên quan đến điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy việc triển khai có vướng mắc do vướng văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành Trung ương.

Đồng thời, Sở Tư pháp cũng có kiến nghị UBND tỉnh có văn bản kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Trung ương kịp thời xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, thống nhất và khả thi./.​

False
Kết quả rà soát các văn bản QPPL về lĩnh vực nuôi con nuôiThông tinTinKết quả rà soát các văn bản QPPL về lĩnh vực nuôi con nuôi/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/7/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

Nhằm thu thập thông tin về tình hình triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay được quy định tại điểm a khoản 2 Mục II Kế hoạch số 161/KH-STP ngày 29/01/2021 của Sở Tư pháp về theo dõi tình hình thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021, Sở Tư pháp đã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tiến hành rà soát, đánh giá các văn bản QPPL do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh Bình Dương ban hành thời gian qua có liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi. Cụ thể:

Tổng số văn bản QPPL được tập hợp để rà soát: 18 văn bản (gồm: 17 văn bản của Trung ương và 01 văn bản của địa phương) với kết quả như sau:

+ Số văn bản QPPL của Trung ương có giao thẩm quyền cho HĐND, UBND tỉnh ban hành văn bản quy định chi tiết: 01 văn bản, với 01 nội dung;

+ Số văn bản do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ: 00 văn bản;

+ Số văn bản do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành không đảm bảo tính khả thi: 01 văn bản của Trung ương.

Trên cơ sở kết quả rà soát, Sở Tư pháp nhận thấy, tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết của Trung ương và địa phương liên quan đến lĩnh vực nuôi con nuôi thời gian qua là tương đối đầy đủ, kịp thời. Hầu hết các văn bản QPPL do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành đều đảm bảo hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ khi triển khai thực hiện trên thực tế của địa phương. Đồng thời, Sở Tư pháp cũng có kiến nghị UBND tỉnh đối với văn bản không đảm bảo tính khả thi./.​

False
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio