Bổ nhiệm công chứng viên..

Lĩnh vực

Bổ trợ tư pháp

Cơ quan thực hiện

Sở Tư pháp

Cách thực hiện

Thực hiện trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.

Thời gian giải quyết

: 40 ngày làm việc, trong đó: + Sở Tư pháp: 10 ngày làm việc. + Bộ Tư pháp: 30 ngày làm việc.

TTHC yêu cầu trả phí, thu phí
Lệ phí không
Các bước thực hiện
Bước 1: Người yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Người yêu cầutrực tiếp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp, địa chỉ: tầng 1 Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp, địa chỉ: Tầng 15 tháp A - Trung tâm hành chính tỉnh, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, ngoài bì ghi rõ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Nếu hồ sơ đầy đủ cán bộ tiếp nhận và viết phiếu hẹn cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Sở Tư pháp kiểm tra, xem xét, trường hợp đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp từ chối đề nghị, có văn bản trả lời rõ lý do cho người có yêu cầu.
STT Tên hồ sơ Biểu mẫu
1 * Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (mẫu TP-CC-03)
2 * Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp cấp
3 * Bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật
4 * Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật (Hợp đồng lao động/Đơn có xác nhận của cơ quan/Quyết định tuyển dụng có ghi rõ công việc và /Quyết định thôi việc/Quyết định nghỉ hưu...)
5 * Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng
6 * Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng
7 * Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp
8 (Các giấy tờ trong hồ sơ là bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).
STT Nội dung
1 + Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên: Có bằng cử nhân luật; Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng; Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng
2 + Không thuộc những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên, gồm:
3 * Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xoá án tích hoặc về tội phạm do cố ý
4 * Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
5 * Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
6 * Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành
7 * Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.
Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ
Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, huỷ bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ”
Thông tư 05/2012/TT-BVHTTDL ngày 02/5/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL, Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL, Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT
Thông tư 156/2012/TT-BTC ngày 21/9/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phía cấp giấy phép kinh doanh vũ trường
Quyết định số 30/2010/QĐ-UBND ngày 31/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định hoạt động kinh doanh karaoke trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quyết định số 854/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Đề án quy hoạch karaoke, vũ trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 tầm nhìn đến năm 2020
Hướng dẫn 420/HD-SVHTTDL ngày 24/5/2011 của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương về việc Hướng dẫn các quy trình thủ tục cấp mới, gia hạn, chuyển địa điểm, mở rộng quy mô kinh doanh karaoke
Hướng dẫn số 945/HD-SVHTTDL ngày 11/10/2012 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Thông tư số 156/2012/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử lệ phí cấp giấy phép kinh doanh karaoke, lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vũ trường
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Tư pháp
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tư pháp
Cơ quan phối hợp (nếu có): không
Cách thức thực hiện: Thực hiện trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Sở Tư pháp.
Đối tượng thực hiện:
Kết quả của việc thực hiện TTHC:
Ảnh
Video
Audio