Trợ Giúp Pháp Lý
Thứ 2, Ngày 01/07/2019, 10:35
Quyền được trợ giúp pháp lý trong các vụ án là quyền tố tụng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/07/2019 | Trung tâm Trợ giúp Pháp lý nhà nước

Quyền được trợ giúp pháp lý trong các vụ án là quyền tố tụng

-Nghiên cứu, trao đổi-

          Theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý (TGPL) thì người thuộc diện TGPL có quyền được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác và tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý (khoản 1,2 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017). Các văn bản pháp luật tố tụng cũng đã quy định rõ trách nhiệm của nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (người THTT) để đảm bảo quyền được trợ giúp pháp lý trong các vụ án, cụ thể:

          Khoản 1 Điều 71 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định"Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. Trường hợp người bị buộc tội, người bị hại thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho họ quyền được trợ giúp pháp lý; nếu họ đề nghị được trợ giúp pháp lý thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước"

          Tương tự như vậy, khoản 3 Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 19 Luật tố tụng hành chính năm 20115 có cùng quy định "Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án"

          Từ những quy định trên có thể khẳng định quyền được trợ giúp pháp lý trong các vụ án là một trong những quyền tố tụng và nó có giá trị pháp lý như những quyền tố tụng khác.

 tải xuống.jpgBLTTDS.jpg

images.jpg tải xuống (1).jpg

 Quyền được TGPL được quy định rõ trong các văn bản luật tố tụng

Có vi phạm tố tụng không nếu người tiến hành tố tụng "bỏ qua" quyền được TGPL trong các vụ án?

          Theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định "Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án". Căn cứ vào quy định này thì việc "bỏ qua" quyền được trợ giúp pháp lý trong các giai đoạn của vụ án (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) là vi phạm tố tụng, mức độ nghiêm trong hay không còn phải xem xét nó ảnh hưởng như thế nào (nghiêm trọng hay không) đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Đồng tình với quan điểm này tại Hội nghi tổng kết hoạt động năm 2018 của Hội đồng Phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Bình Dương (Hội động PHLN) đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đồng thời là thành viên của Hội đồng PHLN cũng đã khẳng định "nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng là vi phạm pháp luật về tố tụng", đồng thời nhận định "Viện kiểm sát với vai trò là kiểm sát các hoạt động tư pháp trong đó bao gồm hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng"

          Thực tiễn công tác TGPL trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng đã ghi nhận 2 trường hợp Viện kiểm sát đã kiến nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) trả hồ sơ để bổ sung nội dung về trợ giúp pháp lý khi phát hiện bị cáo là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý.

          Như vậy, để tránh các vi phạm đáng tiếc về tố tụng thì người THTT, cơ quan THTT cần thực hiện đầy đủ các quy định về trợ giúp pháp trong hoạt động tố tụng, đồng thời cũng là thực thi các quy định về quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam./.

Trọng Tùng-PGĐ Trung tâm TGPL


Lượt người xem:  Views:   3289
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio