Trợ Giúp Pháp Lý
Thứ 4, Ngày 28/02/2018, 17:00
Điểm mới nổi bật của Nghị định 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/02/2018 | Trung tâm Trợ giúp Pháp lý nhà nước

Điểm mới nổi bật của Nghị định 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017


      Để kịp thời hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Nghị định này gồm 22 điều với một số nội dung nổi bật như sau:

       1. Quy định cụ thể điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý.

       Điều 2 Nghị định 144/2017/NĐ-CP đã đưa ra 02 trường hợp được coi là có khó khăn về tài chính:

  • Người thuộc hộ cận nghèo;
  • Người được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật.

      Quy định này xác định điều kiện khó khăn về tài chính của của 08 nhóm người được quy định tại khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý dựa trên cơ sở thu nhập hàng tháng của họ rơi vào tình trạng khó khăn thường xuyên, lâu dài và không có cơ chế khác để được bảo vệ mình trước pháp luật. Trong đó, người thuộc hộ cận nghèo là điều kiện theo phương diện tiếp cận về thu nhập của người được TGPL, còn các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là điều kiện theo phương diện tiếp cận chính sách an sinh xã hội cho một trong những nhóm người được hưởng chế độ bảo trợ xã hội. Đây là một vấn đề rất mới trong pháp luật Việt Nam, được xây dựng trong bối cảnh Luật TGPL đã quy định 14 nhóm người thuộc diện được TGPL (Bộ Tư pháp ước tính có khoảng 40 triệu người). Dự kiến số lượng của 08 nhóm người có khó khăn về tài chính là khoảng 2,7 triệu người.

       2. Cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục sẽ bị thu hồi thẻ cộng tác viên

       Đội ngũ cộng tác viên TGPL là một trong những nhân tố quan trọng của lực lượng thực hiện TGPL. Tuy nhiên, cộng tác viên TGPL sẽ bị thu hồi thẻ cộng tác viên trong 03 trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 144/2017/NĐ-CP như sau:

       - Cộng tác viên không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục (thay vì 06 tháng theo quy định trước đây), trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;

      - Cộng tác viên thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chưa đến mức bị thu hồi thẻ mà còn tiếp tục có hành vi vi phạm;

       - Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bị chấm dứt hoặc cộng tác viên không ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ mà không có lý do chính đáng.

       3. Chỉnh lý tiêu chuẩn bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm TGPL

       Về cơ bản, Nghị định 144/2017/NĐ-CP kế thừa quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước. Riêng tiêu chuẩn bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý, Nghị định 144/2017/NĐ-CP chỉnh lý một số tiêu chuẩn so với Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007, cụ thể: tiêu chuẩn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý làm Giám đốc Trung tâm: có ít nhất 03 năm là Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẩm phán hoặc kiểm sát viên, điều tra viên trung cấp trở lên hoặc có 05 năm làm công tác quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý trong ngành Tư pháp; Có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.

       Quy định chi tiết điều kiện thành lập Chi nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước, thủ tục giải thể, sáp nhập Chi nhánh theo hướng chặt chẽ hơn so với quy định trước đây.

        4. Quy định mức thù lao, chi phí thực hiện vụ việc TGPL của luật sư
        Mức thù lao, chi phí thực hiện vụ việc TGPL của luật sư được quy định tại Điều 13 Nghị định 144/2017/NĐ-CP, theo đó:
       Khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc) là 0,38 mức lương cơ sở/01 buổi làm việc nhưng tối đa không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc hoặc theo hình thức khoán chi vụ việc với mức tối thiểu bằng 03 mức lương cơ sở/01 vụ việc và mức tối đa không quá 10 mức lương cơ sở/01 vụ việc (căn cứ vào tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và nội dung của từng vụ việc cụ thể).
        Khi áp dụng việc thanh toán thù lao theo buổi làm việc, thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thời gian gặp gỡ, thời gian chuẩn bị các tài liệu, luận cứ bào chữa, bảo vệ và thời gian thực hiện các công việc hợp lý khác tối đa không quá số buổi trả để thực hiện các công việc này áp dụng theo khoán chi vụ việc.
        Khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao là 0,31 mức lương cơ sở/buổi làm việc nhưng tối đa không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc.
        Đồng thời, khi thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cần có thời gian thu thập chứng cứ hoặc xác minh làm rõ vụ việc, người thực hiện TGPL còn được thanh toán chi phí phát sinh thực hiện vụ việc TGPL theo quy định.
        Khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm, luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao từ 0,08 - 0,15 mức lương cơ sở/01 văn bản tư vấn pháp luật tùy tính chất phức tạp và nội dung của vụ việc./.

                                                                                        Hoàng Yến – Trung tâm TGPL nhà nước

Lượt người xem:  Views:   3243
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio