Trợ Giúp Pháp Lý
Thứ 2, Ngày 26/02/2018, 15:00
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và những điểm mới nổi bật
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/02/2018 | Trung tâm Trợ giúp Pháp lý nhà nước

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và những điểm mới nổi bật   


     Ngày 20/06/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt tán thành. Luật TGPL 2017 được xây dựng xuất phát từ tinh thần lấy người được TGPL làm trung tâm nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL theo hướng chuyên nghiệp hóa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước và xã hội nhằm cung cấp kịp thời dịch vụ pháp lý cho người yếu thế không có khả năng chi trả dịch vụ pháp lý và những người thuộc diện chính sách.

     Luật TGPL năm 2017 gồm 08 Chương, 48 Điều quy định về người được TGPL, tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL, hoạt động TGPL và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động TGPL. So với Luật TGPL 2006 thì Luật mới vẫn giữ nguyên về số chương nhưng ít hơn 04 điều, trong đó những điểm mới nổi bật như: diện người được TGPL; tổ chức thực hiện và người thực hiện TGPL; các hình thức thực hiện và trình tự thực hiện TGPL; trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan Nhà nước có liên quan, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chủ quản của tổ chức tư vấn pháp luật .

     Về diện người được TGPL được mở rộng hơn so với Luật TGPL năm 2006. Luật TGPL năm 2006 chỉ quy định 06 diện người được TGPL thì trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới của đất nước, tại Điều 7 của Luật TGPL năm 2017 đã mở rộng với 14 diện người được TGPL.

     Theo đó, 02 đối tượng được kế thừa hoàn toàn từ Luật TGPL năm 2006 là người thuộc hộ nghèo và người có công với cách mạng; 02 đối tượng được kế thừa và mở rộng là trẻ em và người dân tộc thiểu số. Đối với đối tượng được TGPL là trẻ em thì Luật đã bãi bỏ đi điều kiện "không nơi nương tựa" nhằm đảm bảo cho tất cả trẻ em đều có quyền hưởng quyền được TGPL miễn phí, phù hợp với tinh thần của Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Diện người được TGPL là người dân tộc thiểu số được mở rộng hơn từ người dân tộc thiểu số phải "thường trú" tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Luật TGPL 2006 thành "người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn" theo Luật TGPL 2017 vì cụm từ " cư trú" mang tính rộng hơn bao gồm thường trú và tạm trú.

     Luật TGPL 2017 bổ sung mới 02 đối tượng là "người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi" và "người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo".

     Luật TGPL 2017 quy định bổ sung nhóm đối tượng được TGPL có áp dụng điều kiện có khó khăn về tài chính bao gồm: (1) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; (2) người nhiễm chất độc da cam; (3) người cao tuổi; (4) người khuyết tật; (5) người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; (6) nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; (7) nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; (8) người nhiễm HIV. Có thể thấy đa số đối tượng thuộc nhóm này là đối tượng yếu thế trong xã hội, cần sự trợ giúp của xã hội. Việc Luật TGPL 2017 bổ sung nhóm đối tượng này là phù hợp với thực tiễn tình hình xã hội và nguồn lực của nước ta hiện nay.

     Có thể thấy việc mở rộng diện đối tượng TGPL nêu trên đã thể hiện rõ nét các chính sách nhân văn, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng; chính sách dân tộc; chính sách hình sự đối với người dưới 18 tuổi bị buộc tội, chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em, thể hiện sự quan tâm toàn diện của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng chính sách và đối tượng yếu thế.

     Về tổ chức thực hiện TGPL, trước đây Luật TGPL năm 2006 quy định các tổ chức tham gia TGPL chỉ bằng hình thức đăng ký tham gia TGPL. Luật TGPL năm 2017 kế thừa và qui định thêm hình thức Sở Tư pháp lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật để "ký hợp đồng thực hiện TGPL" với Sở Tư pháp. Quy định này vừa thể hiện vai trò quản lý nhà nước của Sở Tư pháp trong hoạt động TGPL, vừa là cơ chế để đảm bảo nguồn lực thực hiện TGPL đáp ứng nhu cầu TGPL ngày càng cao của người dân, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL của nhà nước.

     Hơn nữa, để đảm bảo mục tiêu nêu trên, Luật TGPL 2017 đã qui định các tổ chức tham gia TGPL cần đảm bảo các điều kiện cụ thể mà Luật quy định: (1) có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực TGPL theo quy định của Luật này; (2) là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức; (3) có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động TGPL; (4) không đang trong thời gian phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật.

     Về người thực hiện TGPL, với quan điểm nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL và phát triển công tác này theo hướng chuyên nghiệp hóa, Luật TGPL năm 2017 đã chuẩn hóa, nâng cao tiêu chuẩn đội ngũ người thực hiện TGPL, đặc biệt là đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý. Trong đó Luật quy định Trợ giúp viên pháp lý phải trải qua tập sự nghề trợ giúp pháp lý trong thời gian là 12 tháng để đảm bảo thời gian thực hành, vận dụng kiến thức, giúp hoàn thiện những kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là kỹ năng tham gia tố tụng để tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý khi được bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý. Ngoài ra, Luật quy định thêm 01 điều kiện bị miễn nhiệm hoặc thu hồi thẻ Trợ giúp viên pháp lý mới đó là: Trợ giúp viên pháp lý không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan (Điểm d khoản 1 Điều 22). Đối với đội ngũ là Luật sư, Tư vấn viên pháp luật thì Luật tiếp tục nghi nhận những người người có kinh nghiệm, đang hoạt động có hiệu quả và chọn loc những người có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn và bảo đảm về mặt thời gian tham gia TGPL để làm cộng tác viên TGPL một cách thực chất, hiệu quả.

     Đối với Cộng tác viên TGPL phải là những người đã nghỉ hưu, có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý và chỉ ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và căn cứ vào nhu cầu TGPL của người dân, điều kiện thực tế tại địa phương thì mới được Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên TGPL.

     Về hình thức và trình tự thực hiện TGPL, so với Luật TGPL năm 2006 thì Luật TGPL năm 2017 đã thu hẹp các hình thức TGPL bảo đảm hoạt động TGPL đi đúng trọng tâm, bản chất và chỉ còn 03 hình thức trợ giúp pháp lý gồm: (1) Tư vấn pháp luật; (2) Tham gia tố tụng; (3) Đại diện ngoài tố tụng.

Trước đây Luật TGPL năm 2006 quy định một số hình thức như: TGPL lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ TGPL gây lãng phí nguồn lực mà không đáp ứng được nhu cầu giải quyết các vụ việc cụ thể, không gắn với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, số vụ việc TGPL chiếm tỷ lệ không đáng kể. Ngoài ra, TGPL lưu động không phải là hình thức TGPL mà là cách thức tổ chức thực hiện TGPL ngoài trụ sở (tư vấn pháp luật lưu động).

     Trình tự thực hiện TGPL thì ngoài hình thức nộp đơn trực tiếp, gửi qua đường bưu điện theo Luật TGPL 2006 thì hiện Theo Luật TGPL 2017 người dân có thể nộp đơn yêu cầu qua hình thức điện tử, fax để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, ngoài ra người dân có thể yêu cầu TGPL thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Đặc biệt đối với vụ việc yêu cầu trợ giúp pháp lý mang tính cấp bách thì sẽ được thụ lý giải quyết ngay khi người yêu cầu chưa thể cung cấp hồ sơ theo quy định nhưng cần thực hiện TGPL ngay như vụ việc sắp hết thời hiệu, sắp đến ngày xét xử (khoản 4 Điều 30). Điểm mới này thể hiện rõ nét quan điểm lấy người được TGPL làm trung tâm, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân biết và thực hiện quyền của mình, bảo đảm trong những vụ việc cụ thể thì quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL được bảo vệ kịp thời.

     Về Chi nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước, để tránh tình trạng thành lập Chi nhánh một cách tràn lan, không xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương và của người dân, tránh lãng phí nguồn lực của Nhà nước, Luật TGPL 2017 đã quy định các điều kiện rất chặt chẽ khi địa phương muốn thành lập Chi nhánh. Theo đó tại Khoản 2 Điều 11 của Luật đã qui định Chi nhánh chỉ được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm TGPL nước, chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia TGPL và phải căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương.

     Đặc biệt điểm mới tiếp theo mà Luật TGPL 2017 quy đinh đó là trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan Nhà nước có liên quan, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chủ quản của tổ chức tư vấn pháp luật trong hoạt động TGPL. Cụ thể, các cơ quan tiến hành tố tụng phối hợp tạo điều kiện cho người được TGPL được hưởng quyền TGPL, tạo điều kiện cho người thực hiện TGPL tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật; các cơ quan nhà nước có liên quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình nếu phát hiện công dân thuộc diện được TGPL thì có trách nhiệm giải thích quyền được TGPL và giới thiệu đến tổ chức thực hiện TGPL (Điều 42). Đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, tổ chức chủ quản của tổ chức tư vấn pháp luật sẽ phối hợp trong việc quản lý, giám sát việc thực hiện TGPL của luật sư, tư vấn viên pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật (Điều 43 và Điều 44).

     Trên đây là một số điểm mới quan trọng của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Nguyễn Thái – Trung tâm TGPL nhà nước.

Lượt người xem:  Views:   2993
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio