Trong
02 ngày 16-17/12/2024, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tham gia chuỗi các hoạt động
của Bộ Tư pháp như Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025; Hội
nghị toàn quốc Tổng kết chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký
và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024; Hội thảo Đánh giá tình hình triển
khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực
tiếp cận pháp luật của người dân”; Hội nghị về công tác bổ trợ tư pháp.
1. Hội nghị toàn
quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025
Ngày 17/12/2024, Bộ
Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2025. Đến dự
và phát biểu chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ.
Tham dự Hội nghị,
về phía các ban, bộ, ngành ở Trung ương có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng; Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan;
Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Phạm Gia Túc; Phó Trưởng Ban Nội chính
Trung ương Nguyễn Hữu Đông.
Về phía Bộ Tư pháp
có đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ
trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cùng dự có các Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc,
Mai Lương Khôi, Nguyễn Thanh Tịnh và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.
Toàn
cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị,
về phía Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương có đồng chí Nguyễn Anh Hoa – Giám
đốc Sở Tư pháp cùng đại diện Văn phòng Sở.
Theo báo cáo, năm
2024, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua 28 luật, 5 nghị
quyết. Riêng Bộ Tư pháp đã chủ trì, xây dựng trình Chính phủ trình Quốc hội
thông qua 3 luật, 1 nghị quyết. Bộ Tư pháp đã thẩm định 33 đề nghị xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật và 176 dự án, dự thảo; tổ chức pháp chế các Bộ, ngành đã
thẩm định 692 dự thảo; các địa phương đã thẩm định 365 đề nghị xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật và 8.058 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Bộ
trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu tại
Hội nghị
Hội nghị đã quán
triệt các nội dung chính Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với
Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11/2024. Hội nghị đã dành nhiều thời gian tập
trung thảo luận, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ; chia sẻ mô hình, cách làm
mới, hiệu quả; các khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện nhiệm
trọng tâm năm 2024; đề xuất, kiến nghị các giải pháp để hoàn thành các nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2025. Đồng thời, phát động phong trào thi đua thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ toàn ngành Tư pháp năm 2025.
Phát biểu chỉ đạo
tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đề nghị, trong năm 2025,
toàn ngành tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; tổ chức sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết
số 18-NQ/TW; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính khả thi
cao. Quyết liệt thực hiện chuyển đổi số; tiếp tục tham mưu xây dựng pháp luật về
công tác hợp tác quốc tế. Tăng cường công tác phối hợp, nâng cao chất lượng, hiệu
quả các mặt công tác của ngành…
Về phía Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương, trong năm 2024, Giám đốc cùng Ban Lãnh
đạo Sở đã tập trung chỉ đạo, điều hành ngành Tư pháp triển khai đồng bộ, hiệu
quả và hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm theo Chương trình trọng tâm công tác
tư pháp tỉnh Bình Dương năm 2024 được UBND tỉnh Bình Dương ban hành tại Quyết định
số 578/QĐ-UBND ngày 08/3/2024. Các nhiệm vụ cụ thể trong các lĩnh vực đều được
triển khai toàn diện và đạt kết quả theo yêu cầu đề ra. Qua đó, Sở Tư pháp tỉnh
Bình Dương là một trong 12/63 Sở Tư pháp được xếp loại hoàn thành xuất sắc công
tác tư pháp năm 2024.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chụp ảnh lưu niệm
cùng các đại biểu tham dự Hội nghị.
2.
Hội nghị toàn quốc Tổng kết chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về
đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024
Sáng
ngày 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc Tổng kết chương trình hành động
quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024. Thứ
trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự và chỉ đạo tại Hội nghị.
Toàn
cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị, về phía Sở Tư pháp tỉnh Bình
Dương có đồng chí Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc
Sở Tư pháp cùng đại diện Văn phòng Sở Tư pháp.
Đ/c Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp dự Hội nghị
Báo cáo tại Hội
nghị, Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nhâm Ngọc Hiển cho biết,
cùng với việc Quốc hội thông qua Luật Hộ tịch năm 2014, ngày 23/01/2017, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động
quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024. Đây
là Chương trình hành động quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, liên quan đến bảo
đảm việc thực hiện quyền của công dân, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản
lý dân cư, quản lý xã hội, là một dấu mốc quan trọng trong thể chế và cơ chế thực
hiện đăng ký, thống kê hộ tịch.
Phát biểu chỉ đạo
tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi đề nghị Cục Hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực và các đơn vị liên quan cần tiếp tục thực hiện tốt một số hoạt động
sau:
Tiếp tục rà soát, đánh giá toàn diện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực hộ tịch và lĩnh vực liên quan, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện thể chế, đổi mới hệ thống cơ quan đăng ký hộ tịch theo hướng bảo
đảm tính khả thi, phù hợp với nhu cầu chuyển đổi số, hiện đại hoá phương thức
đăng ký hộ tịch, đẩy mạnh việc đăng ký hộ tịch trực tuyến, tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân.
Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương đối với công
tác đăng ký và thống kê hộ tịch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong Chương
trình/Kế hoạch công tác hàng năm của các cơ quan, đơn vị; gắn việc triển khai
Chương trình hành động với việc thực hiện Luật hộ tịch; thường xuyên kiểm tra,
đánh giá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, bảo
đảm đạt được mọi chỉ tiêu, tỷ lệ đã đề ra.
Đẩy mạnh hoạt động
truyền thông để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức
về quyền lợi và trách nhiệm đăng ký hộ tịch, ý nghĩa, vai trò quan trọng, của
đăng ký và thống kê hộ tịch toàn diện trong giai đoạn 2025-2030 vì một tương
lai bền vững của Việt Nam.
Chú trọng công tác
đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; tập
trung nguồn lực để hoàn thiện Dự án đầu tư công về nâng cấp Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử toàn quốc đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.
Tăng cường công
tác phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương trong việc thực
hiện Chương trình hành động, trong đó Bộ/Ngành Tư pháp giữ vai trò chủ trì.
Tăng cường hợp tác quốc tế và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế,
đối tác nước ngoài cho công tác đăng ký và thống kê hộ tịch toàn diện, đặc biệt
là hỗ trợ cho hoạt động khảo sát, đánh giá kết quả thống kê tỷ lệ đăng ký khai
sinh, khai tử.
Nhân dịp này, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thứ
trưởng Mai Lương Khôi và Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn
Thanh Hải đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho các tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện chương trình hành động quốc gia của
Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017 – 2024.
Thứ trưởng Mai
Lương Khôi trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh
Bình Dương đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua cao điểm “Đẩy
nhanh tiến độ hoàn thành Kế hoạch số hoá dữ liệu hộ tịch”.
3.
Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”
Ngày
16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Đánh giá tình hình triển khai và đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật
của người dân”. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh và Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục
pháp luật Lê Vệ Quốc chủ trì Hội thảo.
Toàn
cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị, về phía Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương có đồng chí
Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp cùng đại diện Văn phòng Sở.
Đ/c Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp
Phát
biểu tại Hội thảo, đồng chí Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục
pháp luật (PBGDPL) cho biết, qua 02 năm thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp
cận pháp luật của người dân” (Đề án 977), các bộ, ngành, cơ quan ở trung ương
và các địa phương đã đạt được kết quả nhất định. Cụ thể, hàng năm Bộ Tư pháp đã
tham mưu Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai Đề án. Trên cơ sở đó, các bộ,
ngành ở trung ương và địa phương cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án hoặc
văn bản triển khai Đề án.
Phát
biểu kết luận tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị các địa phương
nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò tham mưu của Sở Tư pháp trong triển khai nhiệm
vụ thuộc Đề án, đáp ứng yêu cầu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc
với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp. Thứ trưởng cũng mong muốn Ủy ban nhân dân tỉnh
quan tâm bố trí kinh phí triển khai hoạt động Đề án; đồng thời tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của
người dân.
4.
Hội nghị về công tác bổ trợ tư pháp
Ngày 16/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị về công tác bổ trợ
tư pháp. Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì Hội nghị.
Toàn
cảnh Hội nghị
Tham dự Hội nghị, về phía Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương có đồng chí
Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp cùng đại diện Văn phòng Sở Tư pháp.
Đ/c Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp
Đồng
chí Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp đã báo cáo tóm tắt tình
hình công tác bổ trợ tư pháp năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Về công tác
xây dựng thể chế về bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp đã trình cấp có thẩm quyền ban
hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công chứng
(sửa đổi) và Thông tư số 03/2024/TT-BTP ngày 15/5/2024 của Bộ Tư pháp sửa đổi,
bổ sung 08 thông tư liên quan đến thủ tục hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư
pháp. Bên cạnh đó, Bộ cũng đang xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành
11 văn bản, đề án, nghị quyết.
Từ
các kết quả đã đạt được, đồng chí đã đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Cụ
thể:
Hoàn
thiện thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo hướng chuyển đổi tư duy xây dựng
pháp luật để vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích, sáng tạo,
khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về bổ trợ
tư pháp: tham mưu thực hiện quy trình xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi), Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp...Triển khai có hiệu quả
các văn bản, các chỉ đạo trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là Luật Công chứng
năm 2024, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Tăng
cường việc thực hiện tốt các công cụ quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp; nâng
cao trách nhiệm, vai trò tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong
lĩnh vực luật sư, công chứng.
Tăng
cường công tác phối hợp với bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương trong
công tác quản lý về bổ trợ tư pháp để kịp thời có giải pháp xử lý các hiện tượng
tiêu cực hoặc tiềm ẩn nguy cơ vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bổ trợ tư pháp gây mất trật tự xã hội.
Nâng
cao nhận thức đúng đắn của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của hoạt động
bổ trợ tư pháp, không đồng nhất các nghề bổ trợ tư pháp với các nghề kinh doanh
thông thường, qua đó tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan đến
hoạt động bổ trợ tư pháp.
Thực
hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển
đổi số trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực
tuyến.
Tại Hội nghị, các đại
biểu cũng được nghe đồng chí Nguyễn Tấn Cường, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư
pháp trình bày tóm tắt điểm mới của Luật Công chứng (sửa đổi) và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; đồng thời trao đổi, thảo luận những
vướng mắc, khó khăn trong thực hiện bổ trợ tư pháp tại địa phương.