Sáng nay (23/12), Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025 tại điểm cầu Trung ương và các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại điểm cầu Trung ương, Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ tới dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến triển khai công tác Tư pháp năm 2021. Về phía Bộ Tư pháp có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các Thứ trưởng cùng các đồng chí Thủ trưởng các tổ chức Pháp chế, Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo cấp Vụ.
Tại điểm cầu tỉnh Bình Dương, dự Hội nghị có Đồng chí Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND, Đồng chí Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp. Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện đại diện Lãnh đạo HĐND; đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội; Ban Nội chính, Văn phòng UBND, Văn phòng HĐND; đại diện các Sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát; Chủ nhiệm Đoàn luật sư; Chủ tịch Hội luật gia; Chủ tịch Hội Công chứng; Cục Thi hành án dân sự; Trưởng phòng tư pháp cấp huyện trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị
Hội nghị tập trung vào 2 nội dung chính: Tổng kết công tác tư pháp năm 2020, nhiệm kỳ 2016-2020 và triển khai công tác năm 2021, định hướng nhiệm kỳ 2021-2025 và Tổng kết công tác thi đua - khen thưởng năm 2020 và phát động phong trào thi đua năm 2021.
Về định hướng công tác tư pháp nhiệm kỳ 2021-2025: Phát huy vai trò quan trọng của Bộ, ngành Tư pháp trong việc tham mưu xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm hệ thống pháp luật Việt Nam đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, hiện đại, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí tuân thủ thấp, có hiệu lực, hiệu quả cao, có sức cạnh tranh quốc tế, lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là trung tâm, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia. Nghiên cứu xây dựng Luật về tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử phổ biến trong đời sống xã hội và trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đẩy mạnh công tác PBGDPL, trong đó chú trọng cả những chính sách, quy định pháp luật ngay từ khi dự thảo; thực hiện hiệu quả chủ trương Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đi đôi với xã hội hóa hoạt động PBGDPL. Kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh nhằm khắc phục triệt để tình trạng nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sớm đưa các luật, pháp lệnh vào cuộc sống; Tiếp tục hoàn thiện thể chế về THADS, hành chính. Phấn đấu đạt hoặc vượt các chỉ tiêu THADS được giao; hàng năm giảm lượng án chuyển kỳ sau. Bảo đảm 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ án hành chính được theo dõi thi hành theo quy định của Luật tố tụng hành chính; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp. Hình thành được mạng lưới dịch vụ pháp lý rộng khắp, thuận tiện, tin cậy cho người dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò tự quản của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Đẩy mạnh hiện đại hóa các lĩnh vực công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, xử lý vi phạm hành chính với trọng tâm là xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính. Thực hiện tốt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; Chủ động phòng ngừa và tăng cường năng lực giải quyết tranh chấp, khiếu kiện trong hoạt động đầu tư quốc tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác với nước ngoài về pháp luật và tương trợ tư pháp. Song song với việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế về pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, cần tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các thoả thuận hợp tác đã ký để có đề xuất, điều chỉnh phù hợp; Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp để bổ sung nguồn nhân lực pháp luật, tư pháp có năng, lực, trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Củng có, kiện toàn, nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các Trường Cao đẳng luật. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học pháp lý, góp phần tích cực vào việc cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; Kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp, các tổ chức pháp chế và các cơ quan tư pháp địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Chú trọng luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành.
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Bình Dương
Một số nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng khóa XIII, các Kết luận mới đây của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp. Tham gia nghiên cứu, xây dựng, trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII xem xét, ban hành và tập trung triển khai hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình xây dựng đề án, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2021. Triển khai thi hành hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL. Nâng cao chất lượng thẩm định đề nghị xây dựng, dự án, dự thảo VBQPPL; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát VBQPPL để kịp thời phát hiện, xử lý quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát VBQPPL theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan thực hiện công tác rà soát vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật và việc xử lý kết quả rà soát VBQPPL đã được thực hiện trong năm 2020. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Bộ pháp điển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, tìm hiểu, áp dụng pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và công tác quản lý hệ thống pháp luật của cơ quan nhà nước; Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án "Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn 2018-2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nghiên cứu khả năng xây dựng Luật tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật, gắn với công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính; tập trung vào các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, lĩnh vực được xác định là trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Đôn đốc các Bộ, ngành xây dựng để kịp thời ban hành hoặc trình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh nhằm khắc phục triệt để tình trạng nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sớm đưa các luật, pháp lệnh vào cuộc sống. Tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác này. Toàn Ngành phấn đấu tăng tỷ lệ hòa giải thành trong công tác hòa giải ở cơ sở; Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế sau khi được ban hành. Phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu THADS được Quốc hội giao năm 2021. Bảo đảm 100% bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về vụ án hành chính được theo dõi thi hành theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Tập trung giải quyết các vụ việc trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng trong kê biên, phong tỏa tài khoản, truy tìm tài sản bảo đảm cho công tác thi hành án, nhất là trong các vụ việc kinh tế, tham nhũng. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ THADS. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nhất là trụ sở làm việc, kho vật chứng cho các cơ quan THADS. Thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành, phối hợp với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong THADS; Nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật Công chứng (sửa đổi) trên cơ sở kết quả tổng kết thi hành Luật Công chứng năm 2014; triển khai hiệu quả Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; Nghị quyết số 172/NQ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng và Chỉ thị số 40/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản. Phối hợp tổ chức thành công Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ ba; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Đại hội đại biểu công chứng viên Việt Nam lần thứ 2. Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn, Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 – 2025; nâng cao chất lượng dịch vụ TGPL và năng lực cho đội ngũ thực hiện TGPL để góp phần bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động này; Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước, nuôi con nuôi, LLTP, đăng ký giao dịch bảo đảm. Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ của Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch; ưu tiên tập trung nguồn lực khẩn trương hoàn thiện Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, sớm đi vào vận hành đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xây dựng đề xuất xin gia nhập Công ước 1961 về giảm tình trạng người không quốc tịch. Chủ động phòng ngừa và tăng cường năng lực giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện trong hoạt động thương mại, đầu tư quốc tế. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác với nước ngoài về pháp luật và tương trợ tư pháp; Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan tư pháp theo các nghị định mới của Chính phủ. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp. Rà soát, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức làm công tác pháp chế. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật; xây dựng Học viện tư pháp Thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp. Hoàn thành việc xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức tuyển sinh, đào tạo tốt tại các Trường Cao đẳng luật mới được thành lập; Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. Tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, Ngành, trong đó chú trọng triển khai hiệu quả Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tư pháp Phiên bản 2.0, Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng, nâng cấp, triển khai và duy trì các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng; nâng cấp các dịch vụ công trực tuyến do Bộ, ngành Tư pháp cung cấp lên mức độ 3, 4 và thực hiện có hiệu quả việc cung cấp các dịch vụ này trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công của Bộ, Cổng Dịch vụ công của các địa phương; Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục chủ động tham mưu, phối hợp tham mưu cho các cấp, các ngành về khía cạnh pháp lý trong các quyết sách, chỉ đạo phòng, chống dịch, thực hiện "mục tiêu kép".
Trên cơ sở định hướng của Bộ tư pháp, ngành Tư pháp Bình Dương sẽ tham mưu UBND tỉnh ban hành hương trình công tác trọng tâm năm 2021 và nhiệm kỳ 2021-2025; phát động phong trào thi đua nhiệm kỳ 2021-2025.