Hành Chính Văn Phòng
Thứ 5, Ngày 10/01/2019, 08:00
Tính toán giải pháp phù hợp khi xác định quốc tịch cho trẻ em lai
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/01/2019 | Văn phòng Sở
Tính toán giải pháp phù hợp khi xác định quốc tịch cho trẻ em lai.

Tính toán giải pháp phù hợp khi xác định quốc tịch cho trẻ em lai


(PLO) - Xác định quốc tịch cho trẻ em có cha/mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài (gọi tắt là trẻ em lai) sinh ra ở nước ngoài là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, do vấn đề này chưa được hướng dẫn, quy định cụ thể nên một số ý kiến đề nghị cần sớm xem xét, nghiên cứu bổ sung trong quá trình sửa đổi Nghị định số 78/2009/NĐ-CP (NĐ78).

0_xtnf.jpg 

Việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em lai sinh ra ở nước ngoài góp phần duy trì sợi dây kết nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với đất nước. Ảnh minh họa

Bảo vệ quyền lợi cho thế hệ Việt kiều thứ 2, thứ 3
Thời gian qua, việc xác định quốc tịch Việt Nam cho trẻ em lai sinh ra ở nước ngoài (khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch năm 2008) đang là mối quan tâm, lo lắng lớn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Một trong những vấn đề họ kiến nghị Đảng và Nhà nước quan tâm giải quyết là việc con lai sinh ra ở nước ngoài được cấp trích lục ghi vào sổ việc khai sinh và hộ chiếu Việt Nam theo quy định của pháp luật nhưng khi về nước không được công nhận, dẫn đến khó khăn trong làm thủ tục cư trú, đăng ký hộ khẩu, học tập, bảo hiểm.

Vì vậy, Bộ Ngoại giao cho rằng, việc hướng dẫn khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch 2008 sẽ góp phần duy trì sợi dây kết nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với đất nước, phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cũng như chủ trương của Chính phủ trong việc thu hút nguồn lực từ kiều bào.

Bộ Ngoại giao phân tích, về mặt pháp lý, việc Chính phủ hướng dẫn, quy định chi tiết khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch 2008 tại Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 78 là phù hợp với quy định pháp luật hiện hành về quốc tịch và quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Còn về thực tiễn, việc quy định chi tiết nội dung xác định quốc tịch của trẻ lai là rất cần thiết, nếu không quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là đối với thế hệ thứ 2, thứ 3 sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tìm giải pháp hợp lý

Tuy nhiên, Luật Quốc tịch 2008 không giao vấn đề này cho Chính phủ quy định chi tiết nên rất nhiều ý kiến cho rằng, nếu hướng dẫn trong Nghị định sửa đổi, bổ sung NĐ 78 là vượt quá thẩm quyền.

Để giải quyết vướng mắc trước mắt, đại diện Bộ Y tế đề nghị bổ sung các quy định rõ ràng về cách thức, thời điểm xác định quốc tịch Việt Nam đối với trẻ em sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam hoặc trẻ em sinh ra có một bên cha hay mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài.

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi quy định “Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sinh sống cùng người đó nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ, thì còn phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con”. Tuy nhiên, đối với trường hợp cha mẹ ly hôn và không thể có thỏa thuận về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam thì sẽ xử lý như thế nào?

Sở Tư pháp tỉnh Long An thì dẫn một số quy định như “bản sao giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ hợp lệ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng đó cũng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con”; “con chưa thành niên cùng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ thì phải nộp bản sao giấy khai sinh của người con hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con.

Trường hợp chỉ người cha hoặc người mẹ trở lại quốc tịch Việt Nam mà con chưa thành niên sống cùng đó cũng trở lại quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc trở lại quốc tịch Việt Nam của con”.

Từ đó, Sở cho rằng những quy định này sẽ khó khả thi, chưa tạo thuận lợi cho người dân. Đây cũng là phản ánh của nhiều địa phương như UBND TP Hải Phòng, UBND tỉnh Quảng Bình... bởi thực tế có rất nhiều trường hợp cha, mẹ đã ly hôn, con chưa thành niên theo mẹ về Việt Nam sinh sống, cha mẹ trẻ không còn liên lạc với nhau, không biết nơi ở của nhau... thì việc yêu cầu phải có văn bản thỏa thuận của cha mẹ là rất khó thực hiện.

Sở Tư pháp Long An đề xuất, cần xét đến mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em, theo đó chỉ cần lấy ý kiến của người cha hoặc người mẹ mà trẻ đang sinh sống cùng.

Nguồn: Thục Quyên (Báo điện tử Pháp luật Việt Nam)

Lượt người xem:  Views:   1041
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio