Văn bản chính sách mới
 
​24/07/2024Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trong đó có quy định các hành vi người đi xe máy không được làm.Các hành vi người đi xe máy không được làm theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộTheo khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi ...
 
​Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 27/6/2024. Trong đó có quy định về Quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.Điều 72 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định về quyền và trách nhiệm ...
 
(Chinhphu.vn) - Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 4864/QĐ-BCA-C06 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế và bị bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.
 
​1. Mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sảnTheo quy định tại Điều 20 Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản như sau:- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:+ Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai ...
 
​Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 65/2023/TT-BCA quy định về Trưởng phòng nghiệp vụ của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.Thông tư quy định cụ thể các chức danh Trưởng phòng nghiệp vụ của Công an nhân dân có thẩm ...
 
​Cán bộ, chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần. Đây là quy định của Thông tư số 41/2023/TT-BCA quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân (CAND) tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong ...
 
​Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử.Thành phần hồ sơ thủ tục hành chính điện tử nộp lưuTheo Thông tư hướng dẫn, thành phần hồ sơ thủ tục hành chính điện tử nộp lưu bao gồm:Tài liệu số hóa từ giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05 ...
 
​Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 31/2023/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.4 mẫu hộ chiếu Theo quy định tại Thông tư, có 4 mẫu hộ chiếu, gồm: Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG); hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV); hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT); hộ chiếu phổ thông cấp ...
 
​Để chủ động theo dõi, kiểm tra, ghi nhớ quá trình tham gia, giá trị sử dụng thẻ BHYT nhằm kịp thời gia hạn thẻ BHYT sau khi thẻ BHYT (cũ) hết hạn, đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT liên tục; đồng thời tránh tình trạng gian lận, trục lợi quỹ BHYT (nếu có), người dân có thể tra cứu thông tin tham gia BHYT dễ dàng qua các cách sau:+ Thứ nhất, qua ứng dụng "VssID - BHXH số" của ...
 
​Ngày 10/02/2023, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 222/QĐ-UBND Quy định các khu vực được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trên địa bàn tỉnh.​Theo đó, Quy định này làm cơ sở để xem xét xác định hình thức đầu tư cho các Dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán ...
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Các hành vi người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được làmThông tinTinCác hành vi người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được làm/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/24/2024 5:00 PMNoĐã ban hành

24/07/2024
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trong đó có quy định các hành vi người đi xe máy không được làm.
Các hành vi người đi xe máy không được làm theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ
Theo khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Đi xe dàn hàng ngang;
- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
- Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
- Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
- Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Ngoài ra, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy còn không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 9 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.

Các hành vi người đi xe máy không được làm theo Luật Giao thông đường bộ 2008
Theo khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Đi xe dàn hàng ngang;
- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
- Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
- Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Ngoài ra, người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy còn không được thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019).

Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.​
Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=4665​
Quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộThông tinTinQuyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/24/2024 5:00 PMNoĐã ban hành

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 27/6/2024. Trong đó có quy định về Quyền và trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.
Điều 72 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định về quyền và trách nhiệm của của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, cụ thể:

Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có quyền sau đây:
+ Được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024;
+ Được thông báo về căn cứ dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát; nội dung và kết quả kiểm tra, kiểm soát; hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp xử lý;
+ Giải trình, khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật;
+ Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật về tố cáo;
+ Báo tin, tố giác, phản ánh những trường hợp vi phạm pháp luật.
- Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
+ Chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
+ Chấp hành hiệu lệnh dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của lực lượng thực hiện tuần tra, kiểm soát;
+ Hỗ trợ, hợp tác với lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.

Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
- Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:
+ Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;
+ Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;
+ Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
- Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng phù hợp loại xe máy chuyên dùng đang điều khiển; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ. Khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải mang theo các loại giấy tờ sau đây:
+ Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc Giấy biên nhận còn hiệu lực của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
+ Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
+ Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng theo quy định của pháp luật;
+ Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử thì việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử.
- Người lái xe gắn máy tham gia giao thông đường bộ phải hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ, có kỹ năng điều khiển phương tiện; đủ điều kiện về độ tuổi, sức khỏe theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.
- Người tập lái xe ô tô, người dự sát hạch lái xe ô tô khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hành trên xe tập lái, xe sát hạch trên tuyến đường tập lái, tuyến đường sát hạch, có giáo viên dạy lái hoặc sát hạch viên bảo trợ tay lái. Giáo viên dạy lái, sát hạch viên phải mang theo các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024.
Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=4663​
Công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế và bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cướcThông tinTinCông bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế và bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
(Chinhphu.vn) - Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 4864/QĐ-BCA-C06 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế và bị bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.
7/23/2024 5:00 PMNoĐã ban hành

Công bố kèm theo Quyết định này là 27 thủ tục hành chính mới ban hành, 18 thủ tục hành chính được thay thế và 05 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.

Cụ thể, 27 thủ tục hành chính mới ban hành (5 thủ tục hành chính cấp Trung ương, 8 thủ tục hành chính cấp tỉnh, 10 thủ tục hành chính cấp huyện; 4 thủ tục hành chính cấp xã):

5 thủ tục hành chính cấp trung ương: 1- Khai thác thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 2- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước; 3- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước; 4- Tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước; 5- Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi.

8 thủ tục hành chính cấp tỉnh: 1- Khai thác thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 2- Khai thác thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu căn cước; 3- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước; 4- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước; 5- Tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước; 6- Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi; 7- Cấp đổi giấy chứng nhận căn cước; 8- Cấp lại giấy chứng nhận căn cước.

10 thủ tục hành chính cấp huyện: 1- Khai thác thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 2- Khai thác thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu căn cước; 3- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước; 4- Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về giọng nói vào Cơ sở dữ liệu về căn cước; 5- Tích hợp, cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước; 6- Cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi; 7- Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước theo đề nghị của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; 8- Thu thập, cập nhật thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước và cấp giấy chứng nhận căn cước; 9- Cấp đổi giấy chứng nhận căn cước; 10- Cấp lại giấy chứng nhận căn cước.

4 thủ tục hành chính cấp xã: 1- Khai thác thông tin của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 2- Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đề nghị của công dân; 3- Hủy, xác lập lại số định danh cá nhân; 4- Xác nhận thông tin số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.

18 thủ tục hành chính được thay thế, trong đó, 5 thủ tục hành chính cấp trung ương, 6 thủ tục hành chính cấp tỉnh, 6 thủ tục hành chính cấp huyện, 1 thủ tục hành chính cấp xã:

5 thủ tục hành chính thay thế cấp trung ương: 1- Khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 2- Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; 3- Cấp đổi thẻ căn cước; 4- Cấp lại thẻ căn cước; 5- Cấp xác nhận Số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.

6 thủ tục hành chính thay thế cấp tỉnh: 1- Khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 2- Khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước; 3- Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; 4- Cấp đổi thẻ căn cước; 5- Cấp lại thẻ căn cước; 6- Cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.

6 thủ tục hành chính thay thế cấp huyện: 1- Khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 2- Khai thác thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước; 3- Cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; 4- Cấp đổi thẻ căn cước; 5- Cấp lại thẻ căn cước; 6- Cấp xác nhận số chứng minh nhân dân 09 số, số định danh cá nhân.

1 thủ tục hành chính cấp xã: 1- Khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

5 thủ tục hành chính bị bãi bỏ (2 thủ tục hành chính cấp trung ương, 1 thủ tục hành chính cấp tỉnh, 1 thủ tục hành chính cấp huyện, 1 thủ tục hành chính cấp xã):

2 thủ tục hành chính cấp trung ương: 1- Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; 2- Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

1 thủ tục hành chính cấp tỉnh: Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

1 thủ tục hành chính cấp huyện: Cấp thẻ Căn cước công dân khi chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

1 thủ tục hành chính cấp xã: Thông báo số định danh cá nhân.

Thủ tục hành chính Thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu căn cước tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an (Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an).

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.

- Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân đã có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị của công dân, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp kiểm tra, đối sánh và xác thực đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.

- Trường hợp thông tin sinh trắc học về ADN của công dân chưa có trong hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 thì cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an thông báo cho công dân bằng văn bản, nêu rõ lý do và hướng dẫn công dân thực hiện thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP.

- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do bằng Thông báo về việc từ chối giải quyết thủ tục về căn cước.

Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.

- Nộp hồ sơ trực tuyến qua ứng dụng định danh quốc gia để đăng ký thời gian, địa điểm thực hiện thủ tục.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Phiếu đề nghị giải quyết thủ tục về căn cước (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BCA của Bộ Công an).

- Giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý xác thực kết quả xét nghiệm, phân tích, lưu trữ thông tin sinh trắc học về ADN của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 70/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước (nếu có).

- Xuất trình thẻ căn cước của công dân để cơ quan Công an kiểm tra, xác định đúng người đề nghị thực hiện thủ tục.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thông báo kết quả thu thập, cập nhật thông tin sinh trắc học về ADN vào Cơ sở dữ liệu về căn cước.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/7/2024 và thay thế Quyết định số 5947/QĐ-BCA-C06 ngày 19/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và bị bãi bỏ trong lĩnh vực cấp, quản lý căn cước công dân và lĩnh vực cấp, quản lý chứng minh nhân dân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an.

Nước Nước​

Nguồn:https://baochinhphu.vn/cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-moi-ban-hanh-thay-the-va-bai-bo-trong-linh-vuc-cap-quan-ly-can-cuoc-102240722162523631.htm​

Mức xử phạt hành chính đối với vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sảnThông tinTinMức xử phạt hành chính đối với vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/10/2024 9:00 AMNoĐã ban hành

1. Mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm nghiêm trọng trong khai thác thủy sản như sau:

- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;

+ Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản, sản phẩm thủy sản cho tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thuỷ sản hết hạn;

+ Không duy trì việc truyền thông tin từ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên;

+ Không có hoặc không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần;

+ Không duy trì việc truyền thông tin từ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần.

- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét khai thác thủy sản trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần;

+ Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản từ tàu cá không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn hoặc hỗ trợ hoạt động thăm dò, tìm kiếm, dẫn dụ, vận chuyển thủy sản cho tàu cá được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần;

+ Không duy trì việc truyền thông tin từ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần;

+ Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

+ Không ghi nhật ký khai thác thủy sản hoặc ghi không chính xác so với yêu cầu của Tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai quy định của Tổ chức nghề cá khu vực khi hoạt động khai thác thủy sản trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

+ Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép.

- Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên khai thác thủy sản trên biển không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn;

+ Khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn hoặc không có giấy chấp thuận hoặc giấy chấp thuận hết hạn;

+ Sử dụng tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản hết hạn;

+ Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

+ Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

+ Khai thác thủy sản không đúng quy định tại vùng biển thuộc quyền quản lý của Tổ chức nghề cá khu vực;

+ Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong trường hợp tái phạm;

+ Khai thác thủy sản quá hạn mức do Tổ chức nghề cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

+ Tịch thu thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1, các điểm a, b, c và e khoản 2, các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 3 Điều 20 Nghị định 38/2024/NĐ-CP;

+ Tịch thu tàu cá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 20 Nghị định 38/2024/NĐ-CP;

+ Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 20 Nghị định 38/2024/NĐ-CP;

+ Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 2 và các điểm đ, e và h khoản 3 Điều 20 Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chủ tàu cá chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ, xử lý về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định 38/2024/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

2. Quy định về đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2024/NĐ-CP bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP.

- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định Nghị định 38/2024/NĐ-CP, bao gồm:

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 (sửa đổi 2022), Luật Đầu tư 2020 gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;

+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định Luật Hợp tác 2023 xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

+ Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

+ Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.

Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/tu-van-phap-luat/66839/muc-xu-phat-hanh-chinh-doi-voi-vi-pham-nghiem-trong-trong-khai-thac-thuy-san​​

Các chức danh Trưởng phòng nghiệp vụ của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chínhThông tinTinCác chức danh Trưởng phòng nghiệp vụ của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2023 11:00 AMNoĐã ban hành

Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 65/2023/TT-BCA quy định về Trưởng phòng nghiệp vụ của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Thông tư quy định cụ thể các chức danh Trưởng phòng nghiệp vụ của Công an nhân dân có thẩm quyền XPVPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình:
1. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ gồm: Trưởng phòng Bảo vệ nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước Trung ương; Trưởng phòng An ninh các cơ quan tư pháp, xây dựng pháp luật, tổ chức chính trị - xã hội Trung ương; Trưởng phòng An ninh báo chí, xuất bản; Trưởng phòng An ninh y tế, giáo dục; Trưởng phòng An ninh văn hóa, thể thao và lao động xã hội; Trưởng phòng An ninh bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin; Trưởng phòng Quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật Nhà nước.
2. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội gồm: Trưởng phòng Hướng dẫn, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; Trưởng phòng Hướng dẫn, quản lý các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và con dấu; Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông gồm: Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; Trưởng phòng Hướng dẫn, đăng ký và kiểm định phương tiện; Trưởng phòng Hướng dẫn, đào tạo, sát hạch, quản lý giấy phép của người điều khiển phương tiện giao thông; Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Hướng dẫn điều khiển giao thông và dẫn đoàn; Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát và đấu tranh phòng, chống tội phạm trên đường thủy nội địa; Thủy đoàn trưởng.
4. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gồm: Trưởng phòng Công tác phòng cháy; Trưởng phòng Thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy; Trưởng phòng Công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng Quản lý khoa học - công nghệ và kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
5. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao gồm: Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm sử dụng không gian mạng xâm phạm trật tự xã hội; Trưởng phòng An ninh thông tin mạng; Trưởng phòng Bảo vệ an ninh hệ thống mạng thông tin quốc gia; Trưởng phòng Giám sát thông tin mạng và phòng, chống hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia.
6. Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh gồm: Trưởng phòng Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài; Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 và thay thế Thông tư số 10/2015/TT-BCA ngày 11 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực liên quan an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống MỹThông tinTinChế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2023 11:00 AMNoĐã ban hành

Cán bộ, chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần. Đây là quy định của Thông tư số 41/2023/TT-BCA quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân (CAND) tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong CAND đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/10/2023.
Thông tư quy định, cán bộ, chiến sĩ CAND tham gia chống Mỹ đã thôi việc, xuất ngũ tại địa phương được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng như sau:
Cán bộ, chiến sĩ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng:
a) Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;
b) Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp hằng tháng được tính theo số năm công tác thực tế được tính hưởng chế độ
Cụ thể: từ đủ 15 năm được trợ cấp hằng tháng mức 813.614 đồng/người/tháng, sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5%:
Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 813.614 đồng/người/tháng;
Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 854.295 đồng/người/tháng;
Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 894.975 đồng/người/tháng;
Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 935.656 đồng/người/tháng;
Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 976.337 đồng/người/tháng.
Mức trợ cấp hằng tháng được điều chỉnh tương ứng với từng giai đoạn theo quy định của Chính phủ.
Cán bộ, chiến sĩ đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà từ trần thì thôi thực hiện trợ cấp từ tháng tiếp theo. Người tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần.
Trường hợp cán bộ, chiến sĩ từ trần sau ngày 15/10/2010 nhưng chưa được hưởng trợ cấp hằng tháng thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nhận truy lĩnh chế độ trợ cấp hằng tháng trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2010 đến tháng/năm cán bộ, chiến sĩ từ trần và chế độ trợ cấp tổ chức mai táng bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng tại thời điểm từ trần.
Cán bộ, chiến sĩ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần:
a) Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ dưới 15 năm;
b) Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ dưới 15 năm; sau khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương tiếp tục công tác ở xã, phường, thị trấn có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
c) Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ dưới 20 năm; sau khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương tham gia công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp một lần được tính theo số năm công tác được tính hưởng chế độ
Trợ cấp một lần được tính theo số năm công tác được tính hưởng chế độ, cụ thể: Từ đủ 02 năm (24 tháng) trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng; từ năm thứ 03 trở đi, cứ mỗi năm mức hưởng trợ cấp một lần được cộng thêm 800.000 đồng.
Mức trợ cấp một lần được tính theo công thức: Mức hưởng = 2.500.000 đồng + [(số năm công tác được tính hưởng chế độ - 2 năm) x 800.000 đồng/năm)]
Trường hợp cán bộ, chiến sĩ từ trần sau ngày 15/10/2010 nhưng chưa được hưởng trợ cấp một lần thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được nhận truy lĩnh khoản trợ cấp một lần.
Cán bộ, chiến sĩ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này (trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này) từ trần trước ngày 15/10/2010 thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được nhận trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng.​
Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tửThông tinTinHướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2023 11:00 AMNoĐã ban hành

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BNV hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử.
Thành phần hồ sơ thủ tục hành chính điện tử nộp lưu
Theo Thông tư hướng dẫn, thành phần hồ sơ thủ tục hành chính điện tử nộp lưu bao gồm:
Tài liệu số hóa từ giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp để thực hiện thủ tục hành chính quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Tài liệu điện tử do cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và tài liệu điện tử hình thành trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Dữ liệu đặc tả của tài liệu điện tử quy định nêu trên và ý kiến của các cá nhân trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh (nếu có).
Kết nối giữa Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và Hệ thống quản lý tài liệu điện tử
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh được kết nối với Hệ thống quản lý tài liệu điện tử theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước để đáp ứng yêu cầu giải quyết, quản lý và lưu hồ sơ thủ tục hành chính điện tử.
Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện phương án kết nối giữa 2 Hệ thống để thực hiện thu thập, nộp lưu hồ sơ thủ tục hành chính điện tử và chia sẻ dữ liệu hồ sơ thủ tục hành chính điện tử phục vụ giải quyết công việc của bộ, ngành, địa phương.
Trong trường hợp 2 Hệ thống chưa được kết nối, hồ sơ thủ tục hành chính điện tử phải được lưu giữ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và thực hiện các nghiệp vụ lưu trữ theo quy định.
Trách nhiệm lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc lập hồ sơ, thu thập, quản lý, bảo quản và sử dụng hồ sơ thủ tục hành chính điện tử.
Người giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính điện tử có trách nhiệm lập và giao nộp hồ sơ thủ tục hành chính điện tử vào Lưu trữ cơ quan đúng quy định.
Người làm lưu trữ có trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hướng dẫn việc nộp lưu hồ sơ thủ tục hành chính điện tử; thu thập, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo quản và tổ chức sử dụng hồ sơ thủ tục hành chính điện tử; giao nộp hồ sơ thủ tục hành chính điện tử có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử; tổ chức hủy hồ sơ thủ tục hành chính điện tử hết giá trị theo quy định của pháp luật và theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2023.

Ban hành mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quanThông tinTinBan hành mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2023 11:00 AMNoĐã ban hành

Bộ trưởng Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 31/2023/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan.
4 mẫu hộ chiếu 
Theo quy định tại Thông tư, có 4 mẫu hộ chiếu, gồm: Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG); hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV); hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT); hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, trang bìa màu đen (mẫu HCPT-RG).
Quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu:
- Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;
- Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;
- Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;
- Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa: 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm; 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng;
- Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm; 
- Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;
- Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử; 
- Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;
- Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;
- Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.
4 mẫu giấy thông hành
Thông tư quy định có 4 mẫu giấy thông hành gồm: Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia, trang bìa màu xanh tím (mẫu GTHVN-C); giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào, trang bìa màu xanh da trời (mẫu GTHVN-L); giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cán bộ, công chức, trang bìa màu nâu (mẫu GTHVN01-TQ); giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cư dân biên giới, trang bìa màu ghi xám (mẫu GTHVN02-TQ).
Quy cách kỹ thuật chung của giấy thông hành:
- Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên giấy thông hành;
- Ngôn ngữ sử dụng trong giấy thông hành:
+ Tiếng Việt và tiếng Campuchia đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia;
+ Tiếng Việt và tiếng Lào đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào;
+ Tiếng Việt và tiếng Trung Quốc đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
- Số trang trong giấy thông hành không kể trang bìa: 16 trang đối với giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia và giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào, 28 trang đối với giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
- Kích thước theo chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75mm;
- Bìa giấy thông hành là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;
- Toàn bộ nội dung in trong giấy thông hành được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định một số biểu mẫu gồm:
1. Biểu mẫu đề nghị cấp, khôi phục giá trị sử dụng, trình báo mất hộ chiếu phổ thông
a- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước dành cho người từ 14 tuổi trở lên (mẫu TK01);
b- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước dành cho người chưa đủ 14 tuổi (mẫu TK01a);
c- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài dành cho người từ 14 tuổi trở lên (mẫu TK02);
d- Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài dành cho người chưa đủ 14 tuổi (TK02a);
đ- Tờ khai đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài đề nghị cấp hộ chiếu (Mẫu TK03);
e- Tờ khai đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông (mẫu TK04);
f- Đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu TK05);
g- Đơn trình bày về việc chưa đến nhận hộ chiếu (mẫu TK06).
2. Biểu mẫu dùng cho cơ quan có liên quan
a- Thông báo về việc chuyển đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu VB01);
b- Công điện cửa cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam (mẫu VB02);
c- Thông báo về việc giải quyết đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu VB03).
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/8/2023.

Hướng dẫn người dân cách theo dõi quá trình tham gia, giá trị sử dụng thẻ Bảo hiểm y tếThông tinTinHướng dẫn người dân cách theo dõi quá trình tham gia, giá trị sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/15/2023 3:00 PMNoĐã ban hành

Để chủ động theo dõi, kiểm tra, ghi nhớ quá trình tham gia, giá trị sử dụng thẻ BHYT nhằm kịp thời gia hạn thẻ BHYT sau khi thẻ BHYT (cũ) hết hạn, đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT liên tục; đồng thời tránh tình trạng gian lận, trục lợi quỹ BHYT (nếu có), người dân có thể tra cứu thông tin tham gia BHYT dễ dàng qua các cách sau:

+ Thứ nhất, qua ứng dụng "VssID - BHXH số" của BHXH Việt Nam: Để tra cứu thời hạn sử dụng thẻ, quá trình tham gia, thụ hưởng BHYT tại ứng dụng này, người dân cần cài đặt ứng dụng trên nền tảng thiết bị điện thoại di động thông minh và thực hiện đăng ký tài khoản để sử dụng ứng dụng.

+ Thứ hai, qua Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam: Người dân truy cập địa chỉ website https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu để thực hiện tra cứu thông tin về thẻ BHYT.

+ Thứ ba, qua Tổng đài Chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam: Người dân liên hệ với Tổng đài theo số 1900 9068 để được cung cấp thông tin.

+ Thứ tư, qua Biên lai thu tiền đóng BHYT hộ gia đình: Khi đóng tiền tham gia BHYT hộ gia đình, trên Biên lai có ghi rõ thời hạn sử dụng thẻ BHYT của người tham gia. Căn cứ thông tin này, người tham gia có thể chủ động theo dõi thời hạn sử dụng thẻ BHYT để kịp thời gia hạn thẻ khi thẻ sắp hết hạn nhằm kịp thời đảm bảo quyền lợi KCB BHYT của bản thân.

Lưu ý, trường hợp người dân đã tham gia BHYT hộ gia đình, trong thời gian thẻ BHYT hộ gia đình còn giá trị sử dụng mà được cấp thẻ BHYT thuộc nhóm khác theo thứ tự quy định của Luật BHYT thì cần thông báo ngay cho Tổ chức dịch vụ thu (nơi nộp tiền mua thẻ BHYT hộ gia đình) hoặc cơ quan BHXH gần nhất để được hướng dẫn giải quyết. Tổ chức dịch vụ thu có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện quy trình hoàn trả tiền đóng trùng BHYT hộ gia đình theo đúng quy định, nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHYT.

Để biết thêm thông tin, người dân có thể trực tiếp đến cơ quan BHXH gần nhất, hoặc liên hệ đến Tổng đài Chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam theo số 1900 9068 để được hướng dẫn, hỗ trợ.

​Nguồn: Trung tâm Truyền thông Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bình Dương: Các khu vực được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nềnThông tinTinBình Dương: Các khu vực được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/15/2023 3:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 10/02/2023, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 222/QĐ-UBND Quy định các khu vực được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Quy định này làm cơ sở để xem xét xác định hình thức đầu tư cho các Dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong quyết định chủ trương đầu tư theo các quy định pháp luật về đầu tư và các pháp luật khác có liên quan.

Các khu vực được thực hiện Dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trừ các khu vực: Có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị (Khu đô thị mới thuộc Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương; khu vực dọc bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng được quy định cụ thể tại các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị các cấp; khu vực dọc bờ sông Đồng Nai thuộc các địa bàn thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên được quy định cụ thể tại các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị các cấp; khu vực tiếp giáp các tuyến đường cảnh quan chính của đô thị, các trục đường chính kết nối vùng (trục đường chính đô thị trở lên); khu vực xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc đô thị được xác định trong các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị các cấp). Các khu vực thuộc địa giới hành chính các thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Đối với các khu vực tiếp giáp các tuyến đường chính khu vực trở lên (với chiều rộng đường ≥ 23m) được xác định trong các đồ án quy hoạch được duyệt. 

Đối với các khu vực khác ngoài các khu vực được nêu trong Quyết định này do UBND tỉnh quyết định từng trường hợp cụ thể theo quy định.

Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp: Dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê hoặc dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền đã được phê duyệt trước ngày quy định này có hiệu lực (10/2/2023).

Khi điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê hoặc dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền phải tuân thủ các nội dung của quy định này.​​

QD 222 UBND TINH.pdf

Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngThông tinTinHỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/1/2022 11:00 AMNoĐã ban hành

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Theo đó, hai đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường lao động, với mức 500.000 đồng/người/tháng và 1.000.000 đồng/người/tháng.

Hỗ trợ người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp

Cụ thể, Quyết định quy định người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

1- Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022. 

2- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022. 
3- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện trên thì được nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng.

Hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động

Quyết định quy định người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

1- Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022. 

2- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó. 

3- Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động mới tuyển dụng và có giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Mức hỗ trợ áp dụng cho đối tượng này là 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng.

Hồ sơ đơn giản

Quyết định nêu rõ hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp trong danh sách có người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động mới được tuyển dụng thì bổ sung thêm bản sao danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm đề nghị.

Về trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện chủ yếu tại doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, thời gian từ lúc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đến khi Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định hỗ trợ và chi trả cho người lao động là 4 ngày.

Trình tự, thủ tục cụ thể như sau: Người sử dụng lao động tổng hợp danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động, niêm yết công khai tại nơi làm việc ít nhất 03 ngày làm việc. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực thông tin của người lao động.

Sau đó, người sử dụng lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội (thời gian xử lý của cơ quan bảo hiểm xã hội là 2 ngày). Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thẩm định trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ (thời gian xử lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện là 2 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 2 ngày).

Người sử dụng lao động chi trả cho người lao động trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ./.

Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=3635

​ 

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 02/2022 Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 02/2022 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/28/2022 2:00 PMNoĐã ban hành

1. Tăng giờ làm thêm của người lao động thời vụ lên 40 giờ/tháng

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Theo đó, số giờ làm thêm của người lao động thời vụ tăng lên 40 giờ/tháng. (Trước đây, tổng số giờ làm thêm là 32 giờ/tháng).

Ngoài ra, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần cũng tăng lên 72 giờ/tuần. (Trước đây, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần là 60 giờ/tuần).

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/02/2022 và thay thế Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015. ​

2. Sửa đổi điều kiện với điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

tro choi dien tu.jpg

(Nguồn: Internet)

Đây là nội dung tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

Cụ thể, sửa đổi điều kiện về điểm kinh doanh như sau:

Có các thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong Điểm kinh doanh (24/24h). Các hình ảnh phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu 180 ngày kể từ ngày ghi hình.

(Hiện hành quy định các hình ảnh phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu từ 15 đến 30 ngày, kể từ ngày ghi hình tùy từng vị trí trong Điểm kinh doanh. Trong các trường hợp cần thiết, thời gian lưu trữ có thể kéo dài hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền)

Đồng thời bổ sung quy định: Đảm bảo hình ảnh từ các thiết bị điện tử và hệ thống camera rõ nét tại các vị trí sau:

- Khu vực cửa ra, vào Điểm kinh doanh;

- Khu vực bố trí các máy trò chơi điện tử có thưởng;

- Khu vực thu ngân, kho quỹ kiểm đếm tiền mặt, đồng tiền quy ước và lưu giữ thiết bị đựng tiền mặt, đồng tiền quy ước.

Nghị định 121/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 và thay thế Nghị định 86/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013, Nghị định 175/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016.

3. Quy định về điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH từ năm 2022

bảo hiểm.jpg

(Nguồn: Internet)

Nội dung này được quy định tại Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH.

Theo đó, tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng từ trước năm 1995 đến năm 2022, đơn cử như sau:

- Trước năm 1995: 5,10 (tăng 0,09 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1995: 4,33 (tăng 0,08 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1996: 4,09 (tăng 0,07 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1997: 3,96 (tăng 0,07 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1998: 3,68 (tăng 0,07 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1999: 3,53 (tăng 0,07 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 2000: 3,58 (tăng 0,06 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 2022: 1,00;...

Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì:

Tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định trên.

Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20/02/2022; áp dụng từ ngày 01/01/2022 và thay thế Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020.

4. Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với viên chức ngành di sản văn hóa

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.

Theo đó, đã bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với viên chức ngành di sản văn hóa ở cả ba hạng (II, III, IV).

Đối với chức danh nghề nghiệp viên chức ngành di sản văn hóa hạng I mới bổ sung cũng không yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.

Như vậy, từ ngày 05/02/2022, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức ngành di sản văn hóa gồm 02 tiêu chuẩn, cụ thể:

- Có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.

Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 05/02/2022 và thay thế Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 11/12/2015./.

 

Xây nhà ở không có giấy phép bị phạt đến 100 triệu đồngThông tinTinXây nhà ở không có giấy phép bị phạt đến 100 triệu đồng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/17/2022 3:00 PMNoĐã ban hành

Đây là mức phạt quy định tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng.

Cụ thể, khoản 7 Điều 16 Nghị định này quy định xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

- Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ (trước đây theo khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP phạt từ 20 - 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị).

Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác (trước đây phạt từ 10 - 20 triệu đồng).

Phạt tiền từ 120 - 140 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (trước đây phạt từ 30 - 50 triệu đồng).

Các mức phạt trên được áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Theo Điều 81 Nghị định 16, các trường hợp trên nếu đủ điều kiện cấp phép xây dựng mà đang thi công thì xử lý như sau:

- Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

- Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng.

- Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh đã được thẩm định thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 28/01/2022.

Nguồn: https://luatvietnam.vn/tin-van-ban-moi/xay-nha-khong-co-giay-phep-bi-phat-den-100-trieu-dong-186-35406-article.html

 

Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản huy động vốn không đúng quy định phạt đến 1 tỷ đồngThông tinTinChủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản huy động vốn không đúng quy định phạt đến 1 tỷ đồng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/16/2022 10:00 AMNoĐã ban hành
Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, trong đó quy định mức phạt tiền đối với vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản.

Cụ thể, phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có một trong các hành vi sau đây:

+ Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án không đúng thủ tục quy định.

+ Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện theo quy định.

+ Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất hoặc bị kê biên để đảm bảo thi hành án, bên nhận chuyển nhượng không phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc không đủ năng lực tài chính theo quy định thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

+ Bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, chưa hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài (đối với trường hợp bàn giao nhà, công trình xây dựng thô) hoặc chưa hoàn thành nghiệm thu hoặc chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền đưa công trình nhà ở, công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng theo quy định.

+ Huy động vốn không đúng quy định.

+ Sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết.
Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 100-120 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Kinh doanh bất động sản thuộc trường hợp phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã mà không thành lập theo quy định; không công khai, công khai không đầy đủ hoặc không đúng các nội dung về dự án bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định; hợp đồng kinh doanh bất động sản không được lập thành văn bản hoặc lập hợp đồng kinh doanh bất động sản không đầy đủ các nội dung chính theo quy định hoặc trái quy định của pháp luật; không cung cấp thông tin về tiến độ đầu tư xây dựng hoặc việc sử dụng tiền ứng trước khi có yêu cầu; không cho phép bên mua, bên thuê mua được kiểm tra thực tế tiến độ thi công, chất lượng công trình theo quy định; thu các loại phí liên quan đến chuyển nhượng bất động sản không đúng quy định.

Phạt tiền từ 120-160 triệu đồng đối với chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng có một trong các hành vi: Ký kết hợp đồng mua bán hoặc thuê mua nhà, công trình xây dựng mà không gắn quyền sử dụng đất với nhà, công trình xây dựng đó; không thông báo cho bên mua các hạn chế về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng (nếu có).
Phạt tiền từ 400-600 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Kinh doanh bất động sản mà bất động sản đó không đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định hoặc không được phép đưa vào kinh doanh theo quy định; kinh doanh bất động sản không đúng phạm vi được kinh doanh theo quy định; triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; bán hoặc cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai mà không có hợp đồng với ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo đúng tiến độ đã cam kết với khách hàng hoặc nội dung hợp đồng bảo lãnh không đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật; thu tiền của bên mua, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng tiến độ thực hiện dự án theo thỏa thuận của các bên hoặc thu vượt quá tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng theo quy định;...

Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=3606

 

 

 

 

Tăng mức phạt với một số vi phạm quy định về sử dụng điệnThông tinTinNguyễn Thị LinhTăng mức phạt với một số vi phạm quy định về sử dụng điện/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/10/2022 11:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 31/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

NĐ 17_2022.jpg

(Nguồn: Internet)

Theo đó, Nghị định số 17/2022/NĐ-CP đã tăng mức phạt với một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện, đơn cử như:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.

(Trước đây, tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng).

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong hành vi vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện; tự ý cấp điện cho tổ chức, cá nhân khác.

(Trước đây phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng)

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện.

(Trước đây phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng)

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu; khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm quy định của pháp luật.

(Trước đây phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng)

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi gây hư hại, tự ý di chuyển hệ thống đo đếm điện (kể cả tủ bảo vệ công tơ, các niêm phong và sơ đồ đấu dây); sử dụng các thiết bị với mục đích gây nhiễu làm hư hại thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.

(Trước đây phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng) 

Nghị định số 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.

 

 

 

 

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 01/2022 (Phần 1) Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 01/2022 (Phần 1) /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/17/2022 4:00 PMNoĐã ban hành

1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

Theo đó, từ ngày 01/01/2022 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành với một số nội dung đáng chú ý như:

- Hộ gia đình, cá nhân không phân loại rác, không sử dụng bao bì đúng quy định có thể bị từ chối thu gom. (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 75);

- Quy định về hoạt động kiểm toán môi trường: Là việc xem xét, đánh giá có hệ thống, toàn diện hiệu quả quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (SX, KD, DV), khuyến khích cơ sở SX, KD, DV tự thực hiện kiểm toán môi trường;

- Các đối tượng được quy định phải có giấy phép bảo vệ môi trường:

+ Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

+ Dự án đầu tư, cơ sở, khu SX, KD, DV tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định ở trên. (theo quy định tại Điều 39).​

2. Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020

Từ ngày 01/01/2022, Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành. So với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 có một số nội dung được sửa đổi, bổ sung, đơn cử như:

- Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) cho một số cơ quan và chức danh như Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp…

- Tăng mức xử phạt VPHC tối đa đối với một số lĩnh vực như:

+ Lĩnh vực giao thông đường bộ: mức phạt tối đa 75.000.000 đồng.

+ Lĩnh vực báo chí: mức phạt tối đa 250.000.000 đồng.

- Bổ sung quy định giảm, miễn tiền phạt cho đối tượng là tổ chức; đồng thời, giảm mức quy định được hoãn phạt tiền với cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng xuống còn 2.000.000 đồng.

- Thêm một số lĩnh vực được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện VPHC như: phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia …

3. Luật Phòng, chống ma túy năm 2021

ma tuy.jpg

Từ ngày 01/01/2022, nghiêm cấm việc kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và quy định 04 trường hợp phải xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể là:

- Người bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;

- Người mà cơ quan, người có thẩm quyền có căn cứ cho rằng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;

- Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời hạn quản lý;

- Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; đang cai nghiện ma túy; đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy.

4. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020

Theo quy định thì từ ngày 01/01/2022:

- Cấm đưa người lao động (NLĐ) Việt Nam hoặc NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với 09 công việc như công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập…;

- Nghiêm cấm việc thu tiền môi giới của NLĐ;

- Có thể thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài./.

Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủThông tinTinNguyễn Thị LinhBộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/14/2022 12:00 PMNoĐã ban hành

Thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chỉnh phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Ngày 30/12/2021 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 14/2021/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Thông tư gồm có 08 Điều và kèm theo Phụ lục một số biểu mẫu sử dụng trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Screenshot (497).png

Theo đó, Thông tư cụ thể hóa một số nội dung của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP như:

- Về phạm vi điều chỉnh: Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP về thẩm quyền kiểm tra; điều chỉnh kế hoạch kiểm tra; thời hạn kiểm tra; công khai kết luận kiểm tra, kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tự kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan, đơn vị mình, kiểm tra người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và không phải thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Thông tư này và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP.

- Về đối tượng áp dụng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, gồm: Cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cơ quan quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Thủ trưởng cơ quan của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Về thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan sau đây: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thuộc phạm vi địa bàn quản lý.

Các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn địa phương được liệt kê tại khoản 6 Điều 2 Thông tư này. Đối với cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn một tỉnh nhưng phạm vi hoạt động liên quan đến nhiều tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trụ sở có thẩm quyền kiểm tra đối với những nội dung liên quan đến công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi địa bàn quản lý.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan sau đây: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc phạm vi địa bàn quản lý.

Các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc cùng cấp thuộc phạm vi địa bàn quản lý được liệt kê tại khoản 6 Điều 2 Thông tư này.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2022./.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngThông tinTinNguyễn Thị LinhQuy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/14/2022 9:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 17/01/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, gồm 6 chương với 64 điều.

Theo đó, Nghị định đã tăng mức phạt với nhiều vi phạm hành chính về lao động, bảo hiểm xã hội, đơn cử như:

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động; (Trước đây là 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng);

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh; (Trước đây là 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng);

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp  cho người lao động để hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. (Trước đây là 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng).

Nghị định số 12/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 17/01/2022 và thay thế Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ./.

Nghi đinh 122_2022_NĐCP.pdf

Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấnThông tinTinNguyễn Thị LinhChính phủ ban hành Nghị định mới quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/13/2022 3:00 PMNoĐã ban hành

 Ngày 24/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 120/2021/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nghị định số 120/2021/NĐ-CP gồm có 05 Chương và 56 Điều. 

Screenshot (497).png

So với các văn bản quy định trước đây, Nghị định số 120/2021/NĐ-CP có nhiều điểm mới, đơn cử như bổ sung thêm đối tượng phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, cụ thể: 

- Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. 

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi: xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; chiếm giữ trái phép tài sản; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm. 

Ngoài ra, Nghị định còn quy định các hình thức để thực hiện việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn có thể được thực hiện bằng các hình thức cơ bản như: Gặp gỡ trực tiếp gia đình, người được giáo dục; giới thiệu tham gia các lớp học về kỹ năng sống, các lớp hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm; cung cấp tài liệu giáo dục tại xã, phường, thị trấn và mời chuyên gia, người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tham gia giáo dục cho người được giáo dục; thông báo bằng văn bản về gia đình, người được giáo dục về các biện pháp giáo dục, quản lý; yêu cầu người được giáo dục làm cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giáo dục, quản lý; tổ chức cuộc họp góp ý tại địa bàn dân cư ở cơ sở trong trường hợp cần thiết. 

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, thay thế Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và Nghị định 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn./.

 

         

 

Chính phủ ban hành Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chínhThông tinTinNguyễn Thị LinhChính phủ ban hành Nghị định mới quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/13/2022 9:00 AMNoĐã ban hành

​Ngày 23/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 118/2021/NĐ-CP gồm có 05 Chương và 43 Điều. 

Screenshot (495).png

So với các văn bản quy định chi tiết Luật Xử lý vi phạm hành chính trước đây, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP có nhiều điểm mới như: 

- Về tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính;

- Bổ sung quy định áp dụng văn bản pháp luật để xử phạt;

- Quy định xác định hành vi đang thực hiện, hành vi đã kết thúc;

- Hướng dẫn áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

- Quy định mới về giao quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính;

- Quy định cụ thể lập biên bản vi phạm hành chính;

- Bổ sung quy định trường hợp không xác định thời hạn hủy bỏ quyết định xử phạt;

- Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt VPHC…

Bên cạnh đó, Nghị định cũng ban hành kèm theo phụ lục 74 biểu mẫu về xử phạt vi phạm hành chính.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính./.



Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 11/2021 Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 11/2021 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/30/2021 5:00 PMNoĐã ban hành
1. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân

Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 04/2021/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân. Theo đó, nếu thuộc các trường hợp sau thì người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp công dân và phải giải thích cho công dân lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo người phụ trách tiếp công dân:

- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.

Riêng với trường hợp người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phụ trách tiếp công dân sẽ ra Thông báo từ chối tiếp công dân.

Thông tư 04/2021/TT-TTCP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2021 và thay thế Thông tư 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014.

2. Bổ sung quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng

vàng.jpg

(Nguồn từ internet)

Ngày 30/9/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 15/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Cụ thể, bổ sung quy định đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ đề nghị cấp phép theo cơ chế một cửa quốc gia thì:

Gửi hồ sơ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 16/2012/TT-NHNN đến cổng thông tin một cửa quốc gia để được cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Đồng thời, bổ sung thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo cơ chế một cửa quốc gia. (bổ sung khoản 5 vào Điều 15).

Thông tư 15/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2021.

3. Sửa quy định về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

Ngày 22/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Cụ thể, sửa đổi điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại như sau:

- Có phương án nuôi, trồng theo Mẫu số 04, Mẫu số 05, Mẫu số 06 và Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019. (So với hiện hành, không còn yêu cầu có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học được phê duyệt).

 - Quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo mẫu, định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh. (So với hiện hành, bổ sung cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát là Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh).

Nghị định 84/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021./.

 

Tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơnThông tinTinTăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/22/2021 4:00 PMNoĐã ban hành

​​​Chính phủ vừa ban hành Nghị định 102/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.

Trong đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

Cụ thể, sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 8 thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 2 năm (quy định cũ là một năm).

Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 22 xử phạt hành vi cho, bán hóa đơn: Phạt tiền từ 20-50 triệu đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn, trừ hành vi: Cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành; cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân khác.

Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 26 xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn. Cụ thể, phạt tiền từ 4-8 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập; làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp người mua làm mất, cháy, hỏng hóa đơn phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc; làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế. Các bên liên quan phải lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 26.

Nghị định 102/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=3568

 

Bổ sung thêm quy định về vi phạm hành chính nhiều lần trong lĩnh vực thống kêThông tinTinBổ sung thêm quy định về vi phạm hành chính nhiều lần trong lĩnh vực thống kê/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/22/2021 4:00 PMNoĐã ban hành

​​​Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Nghị định đã bổ sung thêm quy định về vi phạm hành chính nhiều lần và sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, Trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này thì bị xử phạt về một hành vi vi phạm hành chính và áp dụng tình tiết tăng nặng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Nghị định này.

Nghị định cũng bổ sung quy định về thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1, 4, 5, 6 Điều 3 của Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2, 3 Điều 3 của Nghị định này, thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân, tổ chức nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trong trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định thời hạn thi hành thì thực hiện theo thời hạn trong quyết định.".

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định sửa đổi, bổ sung như sau:

Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo.

Chánh Thanh tra sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thống kê; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.".

 

Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=3568

 

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 10/2021 Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 10/2021 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/29/2021 9:00 AMNoĐã ban hành

1. Không cần xuất trình bảo hiểm xe khi đi đăng kiểm

bao hiem.jpg

Ngày 12/8/2021, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, khi đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định và lập Hồ sơ phương tiện, chủ xe cần xuất trình, nộp các giấy tờ sau:

- Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;

- Nộp bản sao Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ xe cơ giới thanh lý);

- Nộp bản chính Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.

Việc lập Hồ sơ phương tiện được thực hiện khi xe cơ giới kiểm định lần đầu để tham gia giao thông (trường hợp kiểm định lần đầu để cấp GCN kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn hiệu lực 15 ngày thì không lập Hồ sơ phương tiện).

Thông tư 16/2021/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2021.

2. Khung học phí năm học 2021 - 2022 với giáo dục mầm non, phổ thông

Ngày 27/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Theo đó, quy định khung học phí năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, phổ thông như sau:

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần khung học phí hoặc mức học phí do HĐND cấp tỉnh đã ban hành năm học 2020 - 2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.

Như vậy, khung học phí năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, phổ thông không tăng so với năm học 2020 - 2021.

Nghị định 81/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021.

3. Sửa quy định cho vay đặc biệt với TCTD được kiểm soát đặc biệt

Ngày 06/7/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 08/2021/TT-NHNN quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD) được kiểm soát đặc biệt. Theo đó, sửa đổi quy định cho vay đặc biệt với TCTD được kiểm soát đặc biệt, đơn cử như:

- Về thời hạn cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với TCTD khi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian TCTD được kiểm soát đặc biệt:

Do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định nhưng dưới 12 tháng (hiện hành, theo Thông tư 01/2018/TT-NHNN thì tối đa là 24 tháng).

(Trường hợp này bao gồm cả trường hợp TCTD đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt).

- Với các TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian TCTD được kiểm soát đặc biệt nêu trên.

Thông tư 08/2021 cũng bổ sung quy định bên đi vay phải sử dụng tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên.

Thông tư 08/2021/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 27/10/2021./.

 

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 9/2021 Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 9/2021 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/30/2021 5:00 PMNoĐã ban hành
1. Nhà, đất không thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý tài sản công

Ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Theo đó, nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về tài sản công dưới đây sẽ không thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý theo quy định, đơn cử như:

- Đất, bao gồm cả tài sản gắn liền với đất (nếu có) thuộc trách nhiệm quản lý của UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Đất, tài sản gắn liền với đất thuộc: đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; đất rừng sản xuất, đất nông, lâm nghiệp;

- Nhà, đất là sản phẩm hàng hóa của dự án đầu tư kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật, trừ phần nhà, đất tại dự án đã được xác định và hạch toán là tài sản cố định của doanh nghiệp;

- Nhà, đất của doanh nghiệp đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp;

- Nhà, đất được hình thành bằng nguồn quỹ phúc lợi của doanh nghiệp;…

Nghị định 67/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/9/2021.

2. Thêm đối tượng được miễn đóng Quỹ phòng, chống thiên tai

quỹ quốc phòng.jpg

(Nguồn từ internet)

Ngày 01/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai. Theo đó, các đối tượng được miễn đóng góp Quỹ phòng, chống thiên tai đã được bổ sung thêm như sau:

- Phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;

- Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

- Người mắc bệnh tâm thần có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.

Đồng thời, một số đối tượng miễn đóng được ghi nhận rõ hơn như:

- Đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020.

- Thành viên hộ gia đình thuộc trường hợp:

+ Diện nghèo hoặc cận nghèo;

+ Ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, các xã khu vực III và các thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

+ Bị thiệt hại nặng do thiên tai, dịch bệnh, cháy nổ, tai nạn.

Nghị định 78/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/9/2021 và thay thế Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 và Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019.

3. Nội dung công việc khi lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh

Ngày 06/8/2021, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường  ban hành Thông tư 11/2021/TT-BTNMT ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) có hiệu lực từ ngày 22/9/2021. Theo đó, nội dung công việc khi lập KHSDĐ cấp tỉnh gồm các bước sau:

- Bước 1: Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về KHSDĐ cấp tỉnh;

- Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất;

- Bước 3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện KHSDĐ cấp tỉnh kỳ trước;

- Bước 4: Xây dựng KHSDĐ cấp tỉnh;

- Bước 5: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.

Thông tư 11/2021/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 22/9/2021.

4. Bệnh viêm da nổi cục thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch

bệnh viêm da nổi cục.jpg

(Nguồn từ internet)

Ngày 12/8/2021, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn có hiệu lực từ ngày 27/9/2021. Theo đó, đối với "Bệnh Viêm da nổi cục" quy định như sau:

- Bổ sung vào Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch tại Mục 1 Phụ lục 01;

- Là một trong các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trâu bò phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin tại Mục 1 Phụ lục 07;

- Thuộc trường hợp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm.

Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày 27/9/2021./.



 

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 8/2021 Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 8/2021 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/31/2021 4:00 PMNoĐã ban hành

1. Các trường hợp thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

Ngày 24/6/2021, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Theo đó, thôi hưởng trợ cấp xã hội (TCXH) hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 20/2021 với các đối tượng sau:

- Chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;

- Đối tượng tại Điều 5 Nghị định 20/2021 không còn đủ điều kiện hưởng;

- Chấp hành án phạt tù ở trại giam hoặc có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thôi hưởng TCXH;

- Đối tượng từ chối nhận chế độ, chính sách;

- Sau 03 tháng kể từ khi có quyết định tạm dừng chi trả TCXH quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư 02 mà đối tượng vẫn không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc:

Xác định lại mức độ khuyết tật, xác định lại điều kiện hưởng trợ giúp xã hội hoặc thông tin khác phục vụ công tác quản lý đối tượng.

Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH  có hiệu lực từ ngày 08/8/2021.

2. Mẫu hộ chiếu, giấy thông hành mới áp dụng từ 14/8/2021

hộ chiếu mới.jpg

(Nguồn từ internet)

Ngày 29/6/2021, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 73/2021/TT-BCA quy định về mẫu hộ chiếu, giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan. Theo đó, ban hành mẫu hộ chiếu, giấy thông hành gồm:

- Các mẫu hộ chiếu:

+ Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG);

+ Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV);

+ Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT).

- Các mẫu giấy thông hành:

+ Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Campuchia, trang bìa màu xanh tím (mẫu GTHVN-C);

+ Giấy thông hành biên giới Việt Nam - Lào, trang bìa màu xanh da trời (mẫu GTHVN-L);

+ Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cán bộ, công chức, trang bìa màu nâu (mẫu GTHVN01-TQ);

+ Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc cấp cho cư dân biên giới, trang bìa màu ghi xám (mẫu GTHVN02-TQ).

Đối với các ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành đã cung cấp cho các cơ quan trước ngày 14/8/2021 mà chưa cấp hết thì:

Được tiếp tục sử dụng, chậm nhất đến ngày 01/01/2022 phải thực hiện thống nhất theo mẫu hộ chiếu, giấy thông hành quy định tại Thông tư 73/2021.

Hộ chiếu, giấy thông hành đã được cấp trước ngày 01/01/2022 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trong hộ chiếu, giấy thông hành.

Thông tư 73/2021/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 14/8/2021.

3. Quy định đối tượng tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng

Ngày 07/7/2021, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng có hiệu lực từ ngày 22/8/2021. Theo đó, đối tượng tuyển sinh được quy định như sau:

- Đối với trình độ trung cấp: học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở và tương đương trở lên;
- Đối với trình độ cao đẳng:

+ Người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).

+ Người có bằng tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa THPT hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định.

Trường hợp dự tuyển vào các nghề đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe; nghệ thuật và an ninh, quốc phòng: Ngoài các quy định trên còn phải thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan và hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 22/8/2021.



 

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 7/2021 Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 7/2021 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/30/2021 3:00 PMNoĐã ban hành
1. Đối tượng được mua cổ phần khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN)

Ngày 17/5/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 32/2021/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của DNNN. Theo đó, đối tượng mua cổ phần khi DNNN cổ phần hóa gồm:

- Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP là các tổ chức, cá nhân, gồm cả người lao động và người quản lý doanh nghiệp trong doanh nghiệp cổ phần hóa;

- Nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định số 126/2017;

- Các đối tượng theo quy định tại Điều 42 Nghị định 126/2017, khoản 21 Điều 1 Nghị định số 140/2020;

- Tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Nghị định số 126/2017.

Tổ chức công đoàn ủy quyền cho người có thẩm quyền của tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện các thủ tục liên quan đến việc mua cổ phần.

Thông tư số 32/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.

2. Các trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật

Ngày 17/5/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 33/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, các trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật (KDTV) gồm:

- Kiểm dịch lô hàng giống dùng cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường hợp khối lượng: Nhỏ hơn hoặc bằng 01 kg (hạt giống), nhỏ hơn hoặc bằng 10 cá thể (cành ghép, mắt ghép, hom giống, củ giống) đối với 01 chủng loại giống cho 01 lần nhập khẩu, xuất khẩu;

- Kiểm dịch sản phẩm thực vật xách tay nhập khẩu để sử dụng trong thời gian đi đường;

- KDTV theo nghi thức ngoại giao khi xuất cảnh, nhập cảnh;

- KDTV phục vụ các sự kiện của quốc gia;

- KDTV làm quà tặng của Nguyên thủ quốc gia;

- KDTV xuất khẩu vào các thị trường mới mở.

Thông tư số 33/2021/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/7/2021.

3. Nhiều thay đổi trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý

Ngày 25/5/2021, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BTP sửa đổi Thông tư số 08/2017/TT-BTP và Thông tư số 12/2018/TT-BTP trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, nhiều quy định được thay đổi như sau:

tro giup phap ly.jpg

(Nguồn từ internet)

- Rút ngắn thời gian đánh giá hồ sơ và ký hợp đồng với luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý từ 15 ngày xuống còn 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ.

- Bổ sung thời hạn kéo dài thời gian ký hợp đồng với cộng tác viên trợ giúp pháp lý trong trường hợp có lý do chính đáng không quá 35 ngày kể từ ngày được cấp thẻ.

- Bãi bỏ quy định trước khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức và Sở Tư pháp, cá nhân và Trung tâm phải ký kết phụ lục hợp đồng.

- Thời gian của bài kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý với nội dung viết được kéo dài thêm 60 phút thành 180 phút (hiện hành là 120 phút).

Thông tư số 03/2021/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/7/2021.

4. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đấu giá năm 2021

Ngày 11/6/2021, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BCT hướng dẫn về đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021. Theo đó, lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường đấu giá thí điểm năm 2021 là 108.000 tấn.

Trong đó, nguyên tắc đấu giá như sau:

- Nguyên tắc, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định về pháp luật đấu giá tài sản phù hợp với tính chất tài sản bán đấu giá.

- Bộ Công Thương thành lập Hội đồng đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021 để điều hành việc đấu giá.

- Chủ tịch Hội đồng đấu giá ban hành Quy chế đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2021.

Thông tư số 03/2021/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 26/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021.

 

Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số B1 năm 2021Thông tinTinNguyễn Thị LinhThực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số B1 năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/16/2021 2:00 PMNoĐã ban hành

Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả nhiệm vụ được Chính phủ giao về cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật. Ngày 13/7/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành văn bản số 3164/UBND-NC về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện điểm số và duy trì thứ hạng Chỉ số B1 năm 2021.

chi phi tuan thu pl.jpg

(Ảnh minh họa - Nguồn: từ Internet)

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện một số công việc trọng tâm sau:

1. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020),  Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 16/4/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương; thực hiện đúng quy định của pháp luật trong xây dựng văn bản QPPL, đảm bảo có sự tham gia góp ý của các đơn vị liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, nhất là ý kiến của doanh nghiệp khi nội dung của dự thảo văn bản QPPL có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp. 

2. Tiếp tục rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để kịp thời phát hiện các quy định chưa phù hợp, tạo gánh nặng, làm tăng chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp để trình cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật phí và lệ phí xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

3. Rà soát, lập danh mục các quy định trong văn bản QPPL liên quan đến đầu tư, kinh doanh có nội dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu khả thi, khó tuân thủ để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.

4. Công bố kịp thời, đầy đủ, công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, các điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa, các nội dung sửa đổi, bổ sung, các quy định mới trong các lĩnh vực kinh doanh dễ làm phát sinh các chi phí không chính thức trong tuân thủ pháp luật.

5. Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh các mô hình hoạt động trong thực tiễn để thu thập, cập nhật thông tin, tiếp nhận ý kiến phản ánh của các cá nhân, doanh nghiệp như mô hình Câu lạc bộ các doanh nghiệp trẻ… nhằm tăng cường hoạt động tiếp xúc, gặp gỡ, đối thoại với đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp.

6. Giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị. Trường hợp không giải quyết được thì phải có văn bản giải thích, thông tin trả lời rõ ràng cho doanh nghiệp được biết.

7. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các giải pháp nêu tại Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ bưu chính trong thực hiện tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính; hoàn thiện quy trình điện tử đối với các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và đẩy mạnh thực hiện thanh toán phí, lệ phí dịch vụ công trực tuyến qua ngân hàng nhằm tạo sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ, góp phần đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới.

Văn bản: 3164_trien khai B1_2021.pdf

 

 

Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 6/2021 (Phần 2)Thông tinTinNguyễn Thị LinhChính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 6/2021 (Phần 2)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/14/2021 11:00 AMNoĐã ban hành

1. Nội dung công khai trong tuyển sinh vào Công an nhân dân

Bộ Công an ban hành Thông tư 44/2021/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong tuyển sinh vào Công an nhân dân. Theo đó, các thông tin sau phải được công khai trong tuyển sinh vào Công an nhân dân:

- Quy định về chỉ tiêu, đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển, phương thức tuyển sinh, ngành, chuyên ngành đào tạo, các môn thi tuyển sinh, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

- Thủ tục hồ sơ, mức thu dịch vụ tuyển sinh đối với các trình độ, loại hình đào tạo của các trường Công an nhân dân.

- Thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ, thời gian thi tuyển, xét tuyển, địa điểm thi tuyển, xét tuyển, thời gian chiêu sinh, nhập học, thông tin cán bộ tuyển sinh.

- Kết quả sơ tuyển, phúc tra sơ tuyển, điểm thi, điểm phúc khảo, điểm xét tuyển cho thí sinh; kết quả xét tuyển và thí sinh trúng tuyển (theo số báo danh).

- Các nội dung khác (nếu có) theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

Thông tư 44/2021/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ 16/6/2021.

2. Nội dung phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa DNNN

Thông tư 03/2021/TT-BTNMT hướng dẫn nội dung chi tiết phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

TT 03.2021.jpg

(Nguồn: Internet)

Theo đó, nội dung chi tiết phương án sử dụng đất gồm:

- Tình hình hiện trạng quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp gửi cơ quan chủ quản phê duyệt;

- Đề xuất phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa;

- So sánh, đối chiếu phương án sử dụng đất khi cổ phần hóa với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng (nếu có), phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản công;

- Đối với diện tích đất có thay đổi so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương (nếu có),…thì việc xử lý được thực hiện theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020.

Thông tư 03/2021/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 28/6/2021.

3. QCVN về yêu cầu với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật NK

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-192:2020/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BNNPTNT về yêu cầu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

QCVN 01-192:2020/BNNPTNT áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vào lãnh thổ Việt Nam.

Quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu gồm:

- Yêu cầu về kiểm tra sơ bộ và chi tiết;

- Yêu cầu về phân tích giám định;

- Yêu cầu về nhiễm sinh vật gây hại;

- Yêu cầu về bao bì đóng gói;

- Lưu giữ, bảo quản và vận chuyển mẫu vật thể.

Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn này.

Thông tư 15/2020/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 25/6/2021.

4. QCVN về dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 68:2020/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư 18/2020/TT-BTNMT về dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới.

QCVN 68:2020/BTNMT áp dụng với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, gồm những quy định kỹ thuật sau:

- Hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới và đơn vị tính trong dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới;

- Các yếu tố trong bản tin dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới;

- Thời hạn và xác định sai số cho phép trong dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới;

- Thông tin, dữ liệu và phân tích dữ liệu phục vụ dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới;

- Quy trình và đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới.

Thông tư 18/2020/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 30/6/2021.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngThông tinTinNguyễn Thị LinhXử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/2/2021 4:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 24/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định gồm 04 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2021 với các quy định nổi bật như:

NĐ 55.2021.jpg

(Nguồn: Internet)

Phạt tiền từ 130 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi không có kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo quy định; lưu giữ phế liệu nhập khẩu tại khu vực không đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất theo quy định.

Phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 170 triệu đồng đối với hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị.

Phạt tiền từ 230 triệu đồng đến 250 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 25 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP.

Phạt tiền từ 900 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với hành vi nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất và các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo công tác thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường về cơ quan phê duyệt phương án và cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định; không báo cáo cơ quan phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong trường hợp có sự điều chỉnh phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong các hạng mục công việc phải thực hiện trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định, trừ trường hợp thuộc đối tượng phải lập lại báo đánh giá tác động môi trường.

Ngoài ra, Nghị định còn sửa đổi về các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và bổ sung thêm các các tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; sửa đổi bổ sung việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; nguyên tắc xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.

 

1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio