Tin tức
Thứ 4, Ngày 03/08/2016, 09:15
Hội nghị tập huấn chuyên sâu Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Kiểm soát TTHC ngay từ khâu đầu tiên của quá trình xây dựng, ban hành chính sách.
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/08/2016

Hội nghị tập huấn chuyên sâu Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật - Kiểm soát TTHC ngay từ khâu đầu tiên của quá trình xây dựng, ban hành chính sách.


THCS_LBHVBQPPL2015_1.jpg

Ảnh: Toàn cảnh Hội nghị tập huấn

Sáng ngày 02/8/2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật của Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân, sở Tư pháp, pháp chế các sở, ngành của 19 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía nam. Chủ trì Hội nghị là đồng chí Võ Văn Tuyển- Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật - Bộ Tư pháp. Dự Hội nghị, về phía sở Tư pháp Bình Dương, Bà Trần Thị Minh Hạnh – Phó Giám đốc sở làm Trưởng đoàn, cùng đại diện các phòng, đơn vị thuộc sở.

Theo Kế hoạch, Hội nghị sẽ diễn ra trong 03 ngày: 02, 03 và 04/8. Sau khi Chủ trì Hội nghị phát biểu khai mạc, Hội nghị sẽ nghe các báo cáo viên của Bộ Tư pháp giới thiệu những nội dung mới, lớn của Luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như: lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và lập Danh mục văn bản quy định chi tiết; soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; điều kiện bảo đảm cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 trên cơ sở hợp nhất Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004. Với sự ra đời của Luật năm 2015, việc xây dựng, ban hành VBQPPL tại các cơ quan Trung ương và các cấp chính quyền địa phương trong phạm vi cả nước được quy định phù hợp hơn và có một số điểm mới. Một trong những điểm mới đó là khẳng định và đề cao vai trò của công tác kiểm soát TTHC, yêu cầu kiểm soát TTHC ngay từ thời điểm đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định - là bước đầu tiên của quá trình xây dựng, ban hành chính sách. Một số điểm mới quy định về cải cách, kiểm soát TTHC tại Luật năm 2015 so với Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 như sau:

1. Đưa yêu cầu cải cách TTHC vào nguyên tắc xây dựng, ban hành VBQPPL: Tại Khoản 4 Điều 5, Luật năm 2015 xác định “bảo đảm yêu cầu cải cách TTHC” là một nội dung trong 5 nhóm nguyên tắc xây dựng, ban hành VBQPPL. Điều đó cho thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng của TTHC và yêu cầu của cải cách TTHC trong quá trình xây dựng chính sách; và đây cũng là điểm quan trọng, mấu chốt từ đó đưa ra các quy định cụ thể khác về kiểm soát TTHC trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL tại Luật năm 2015.


THCS_LBHVBQPPL2015_2.jpg

Ảnh: Báo cáo viên triển khai các nội dung mới, lớn của Luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP

2. Nghiêm cấm việc quy định TTHC sai thẩm quyền: Điều 14 Luật năm 2015 quy định  04 nhóm hành vi bị nghiêm cấm trong  xây dựng ban hành VBQPPL. Theo đó, TTHC không được  quy định trong “thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp được giao trong luật”. Đây là một điểm mới so với quy định hiện hành về kiểm soát TTHC tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC tại các Bộ, ngành, địa phương, quy định mới này sẽ hạn chế đáng kể các trường hợp chỉ một số bộ phận như tên gọi, trình tự thực hiện... của TTHC được quy định tại VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ trở lên, còn các bộ phận quan trọng khác của TTHC như hồ sơ, thời hạn giải quyết, yêu cầu điều kiện... lại được Nghị định giao cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định tại Thông tư. Đây là tình trạng khá phổ biến hiện nay và phần nào tạo ra sự chủ quan, phiến diện trong ban hành quy định TTHC bởi các Bộ, ngành nắm quyền chủ động trong xây dựng, ban hành quy định TTHC theo ý chí của mình.

Luật năm 2015 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Để đảm bảo tính chặt chẽ của pháp luật, tạo điều kiện thuận tiện cho quá trình giải quyết TTHC hiện hành, tránh gây ra những xáo trộn không đáng có, Luật năm 2015 xác định: “Những quy định về TTHC trong VBQPPL do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng TTHC mới”

3. Đánh giá tác động TTHC phải được thực hiện ngay từ khi đánh giá tác động chính sách trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh: Bên cạnh một số quy định về đánh giá tác động, thẩm định TTHC tại dự thảo VBQPPL đã được quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP được luật hóa trong Luật năm 2015, có những quy định hoàn toàn mới, khẳng định và đề cao vai trò của kiểm soát TTHC. Việc đánh giá tác động TTHC là một yêu cầu bắt buộc xuyên suốt trong các bước xây dựng, ban hành các loại VBQPPL. Trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động về TTHC của cơ quan chủ trì xây dựng VBQPPL cũng được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết.

Quy định về trách nhiệm đánh giá tác động và thẩm định TTHC trong quá trình xây dựng, ban hành  VBQPPL có quy  định TTHC là đầy đủ, toàn diện, phù hợp và mang tính tối ưu cho quá trình kiểm soát TTHC. Đây cũng là cơ sở để  cơ quan chủ trì xây dựng VBQPPL đưa ra ý tưởng và bảo vệ quan điểm về quy định TTHC đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình và giúp tránh được sự phiến diện, một chiều của cơ quan có chức năng thẩm định TTHC. Việc soạn thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh cũng phải được cơ quan chủ trì soạn thảo thực hiện đánh giá tác động TTHC trong trường hợp được luật giao.

Các quy định mới của Luật năm 2015 liên quan đến kiểm soát TTHC trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL sẽ góp phần thúc đẩy công tác cải cách TTHC, qua đó thể hiện được vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ kiểm soát TTHC ở từng Bộ, ngành, địa phương. Qua đợt tập huấn lần nay, cho thấy nhiều nội dung có ý nghĩa quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật nói chung và hệ thống cán bộ kiểm soát thủ tục hành chính của các địa phương được tiếp cận với những nghiệp vụ mới, từ đó thực hiện tốt hơn nhiệm vụ ở đơn vị, địa phương mình./.

Trung Hiếu

Phòng Kiểm soát TTHC

Lượt người xem:  Views:   1591
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio