Quốc tịch
 
​Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đang thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của người có tên sau:Họ và tên: Kim Da Mo; Giới tính: Nam; Ngày sinh: 21/9/2011; Nơi sinh: Bệnh viện phụ sản bán công tỉnh Bình Dương; Họ tên cha: Kim Jang Ho; Sinh ngày: 19/8/1962;Họ tên mẹ: Hà Thúy Vân; Sinh ngày: 06/8/1990;Nơi cư trú: 917/12 Nguyễn Tri Phương, tổ 83, khu 9, phường ...
 
​Nghị định số 78_2009_NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.doc
 
​Luật Quốc tịch Việt Nam 24_2008_QH12_82204.doc
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Thông báo trường hợp thôi quốc tịch Việt NamThông báoBài viếtThông báo trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/09/2022 10:00 SANoĐã ban hành

​Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đang thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của người có tên sau:

Họ và tên: Lee Phạm Tường Vy; Giới tính: Nữ;

Ngày sinh: 15/5/2017; Quốc tịch: Việt Nam;

Nơi sinh: Bệnh viện phụ sản Mê Kông, thành phố Hồ Chí Minh;

Nơi đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương;

Số định danh cá nhân: 074317001596;

Họ tên cha: Lee Kuk Bin; Sinh ngày: 1980;

Họ tên mẹ: Phạm Thị Hường; Sinh ngày: 1985;

Nơi cư trú: 133/5 khu phố Tân Hiệp, phường Tân Bình, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Điều 20 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân biết việc thôi quốc tịch Việt Nam của người có tên nêu trên.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp đăng tải thông tin về người xin thôi quốc tịch Việt Nam, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nếu phát hiện thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp chưa được thôi hoặc không được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 17 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ thì phải kịp thời thông báo cho Sở Tư pháp.

Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng thông báo, nếu không có khiếu nại về việc thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân trên, Sở Tư pháp sẽ hoàn tất thủ tục chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam./.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Công văn số 1640/STP-HCTP ngày 01/12/2021 về việc rà soát người không quốc tịch, người chưa xác định được quốc tịch, người không có giấy tờ chứng minh nhân thân đang cư trú tại địa phươngVăn bản điều hànhTinCông văn số 1640/STP-HCTP ngày 01/12/2021 về việc rà soát người không quốc tịch, người chưa xác định được quốc tịch, người không có giấy tờ chứng minh nhân thân đang cư trú tại địa phương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
03/12/2021 1:00 CHNoĐã ban hành

​Thực hiện Công văn số 994/HTQTCT-HT ngày 26/11/2021 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực – Bộ Tư pháp về việc rà soát người không quốc tịch, người chưa xác định được quốc tịch, người không có giấy tờ chứng minh nhân thân đang cư trú tại địa phương, Sở Tư pháp gửi các Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố 03 mẫu Phiếu thu thập thông tin người không có giấy tờ chứng minh nhân thân, người không quốc tịch, người di cư đang cư trú tại địa phương, bao gồm: Phiếu dành cho người không quốc tịch, người chưa xác định quốc tịch; Phiếu dành cho phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài, hiện tại đã quay trở về Việt Nam; Phiếu dành cho trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoàiBiểu tổng hợp nhanh kết quả rà soát để thực hiện việc rà soát, thống kê người không có giấy tờ chứng minh nhân thân, người không quốc tịch, người di cư đang cư trú trên địa bàn.​

Kèm theo Công văn: CV_1640_STP-HCTP.signed.pdf

Biểu mẫu rà soát: danhsachtonghop.docx

                             phiukhost01minht.doc

                             phiukhost02dnhchopn.doc

                             phiukhost03dnhchotrem.doc

Hướng dẫn rà soát: huong dan ra soat.doc

                                 hngdnphiu01ngikqt.docx

                                 hngdnphiu02phn.docx

                                 hngdnphiu03trem.docx



FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Thông báo trường hợp thôi quốc tịch Việt NamThông báoTinThông báo trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
02/12/2021 10:00 SANoĐã ban hành

Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đang thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của người có tên sau:

Họ và tên: Ju Li A; Giới tính: Nữ;

Ngày sinh: 04/10/2018; Quốc tịch: Việt Nam;

Nơi sinh: Bệnh viện Đa khoa quốc tế Becamex, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương;

Nơi đăng ký khai sinh: Ủy ban nhân huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh;

Số định danh cá nhân: 079318041932;

Họ tên cha: Ju Namsu; Sinh ngày: 16/12/1976;

Họ tên mẹ: La Thị Cẩm Tú; Sinh ngày: 01/11/1989;

Nơi cư trú: Khu phố 2, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Điều 20 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân biết việc thôi quốc tịch Việt Nam của người có tên nêu trên.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp đăng tải thông tin về người xin thôi quốc tịch Việt Nam, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nếu phát hiện thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc trường hợp chưa được thôi hoặc không được thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam và Điều 17 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ thì phải kịp thời thông báo cho Sở Tư pháp.

Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng thông báo, nếu không có khiếu nại về việc thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân trên, Sở Tư pháp sẽ hoàn tất thủ tục chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam./.​

FalseĐặng Thị Nhiển
Quyết định số 514/QĐ-BTP ngày 01/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc của Bộ Tư pháp trong giai đoạn 2020 - 2030Văn bản điều hànhBài viếtQuyết định số 514/QĐ-BTP ngày 01/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc của Bộ Tư pháp trong giai đoạn 2020 - 2030/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
29/10/2021 10:00 SANoĐã ban hành

Ngày 01/4/2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 514/QĐ-BTP ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc của Bộ Tư pháp trong giai đoạn 2020 - 2030, với mục đích nhằm triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ mà Bộ Tư pháp được phân công chủ trì hoặc phối hợp thực hiện theo Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc được ban hành kèm theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Kế hoạch được ban hành kèm theo Quyết định số 514/QĐ-BTP, trong giai đoạn 2020-2030, Bộ Tư pháp sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ: (1) Tuyên truyền, phổ biến Thỏa thuận GCM và Quyết định số 402/QĐ-TTg; nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức và của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của quốc tịch và đăng ký hộ tịch; (2) Đẩy mạnh nghiên cứu và đề xuất khả năng gia nhập Công ước năm 1954 về vị thế người không quốc tịch, Công ước năm 1961 về giảm tình trạng không quốc tịch; (3) Đẩy mạnh hoạt động đăng ký hộ tịch, cấp phát các giấy tờ quốc tịch cho người di cư ở tất cả các giai đoạn di cư, người di cư đủ điều kiện (lưu ý nhóm đối tượng là người di cư ở khu vực biên giới); người dân tộc thiểu số; phụ nữ và trẻ em (đặc biệt là trẻ em di cư, trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam); (4) Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về quốc tịch để hỗ trợ cho người không quốc tịch và con cháu của họ có thể hòa nhập cộng đồng, đảm bảo cơ hội được học tập, làm việc và phát triển; (5) Xây dựng thủ tục xác định người không quốc tịch tại Việt Nam; (6) Tham vấn về việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến người không quốc tịch tại Việt Nam; (7) Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý các hoạt động kết hôn, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài; (8) Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc triển khai, thực hiện Quyết định số 402/QĐ-TTg.

Tại Quyết định số 514/QĐ-BTP, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được giao làm đơn vị đầu mối của Bộ Tư pháp trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan báo cáo Lãnh đạo Bộ về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch của Bộ Tư pháp và Quyết định số 402/QĐ-TTg.​

FalseĐặng Thị Nhiển
Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốcVăn bản điều hànhBài viếtQuyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
05/10/2021 2:00 CHNoĐã ban hành

​​Ngày 20/3/2020, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 402/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc.

Mục đích của Kế hoạch triển khai Thỏa thuận nhằm: (1)Thể hiện quyết tâm và trách nhiệm của Việt Nam trong việc triển khai Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc (Global Compact for Safe, Orderly and Regular Migration - Thỏa thuận GCM) phù hợp với chính sách, pháp luật và điều kiện của Việt Nam nhằm quản lý di cư hiệu quả vì mục tiêu phát triển bền vững; (2) Xác định các lĩnh vực, mục tiêu ưu tiên, nội dung cụ thể và lộ trình triển khai Thỏa thuận GCM; huy động tối đa các nguồn lực sẵn có trong nước và tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; (3) Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạo môi trường di cư minh bạch, dễ tiếp cận, tôn trọng nhân phẩm của người di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, đặc biệt là các nhóm đặc thù, phụ nữ và trẻ em.

Theo Quyết định số 402/QĐ-TTg, các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai Thỏa thuận GCM tại Việt Nam thời gian tới gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Thỏa thuận GCM, các vấn đề di cư quốc tế thuộc phạm vi trong và ngoài nước, tăng cường năng lực trong triển khai Thỏa thuận GCM;

- Thu thập thông tin, dữ liệu về di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam;

- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện;

- Nghiên cứu, dự báo về tình hình, chính sách của ác quốc gia và vùng lãnh thổ liên quan đến các vấn đề di cư;

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc thực hiện Thỏa thuận GCM.

Để triển khai các nhiệm vụ này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, trong đó có Bộ Tư pháp triển khai các nhiệm vụ theo lĩnh vực được phân công, quản lý. Theo Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chủ trì, nghiên cứu hoàn thiện chính sách, pháp luật về quốc tịch, hộ tịch của người di cư và các vấn đề di cư quốc tế có liên quan. Theo đó, các nhiệm vụ chính bao gồm:

- Đẩy mạnh nghiên cứu và gia nhập Công ước năm 1954 về vị thế người không quốc tịch, Công ước năm 1961 về giảm thiểu tình trạng không quốc tịch;

- Đẩy mạnh hoạt động đăng ký hộ tịch cho người di cư ở tất cả các giai đoạn di cư, đặc biệt với người di cư tại khu vực biên giới, phụ nữ và trẻ em, người dân tộc thiểu số; cấp phát các giấy tờ quốc tịch, hộ tịch cho người di cư đủ điều kiện;

- Rà soát, nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo đảm quyền có quốc tịch, quyền đăng ký hộ tịch của trẻ em di cư, trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam để ngăn ngừa nguy cơ trẻ em cư trú trên lãnh thổ Việt Nam bị rơi vào tình trạng không quốc tịch;

- Rà soát, đánh giá tính phù hợp quy định của pháp luật hiện hành trong giải quyết việc nhập quốc tịch Việt nam, đăng ký hộ tịch cho người không quốc tịch tại Việt Nam;

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật để hỗ trợ cho người không quốc tịch và con cháu của họ, trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có thể hòa nhập cộng đồng, đảm bảo cơ hội được học tập, làm việc và phát triển;

- Nghiên cứu việc cấp các giấy tờ quốc tịch, hộ tịch tạo điều kiện cho người di cư đủ điều kiện; xây dựng thủ tục xác định người không quốc tịch tại Việt Nam;

- Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý các hoạt động kết hôn, cho nhân con nuôi có yếu tố nước ngoài.

 Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động tối đa từ các nguồn tài trợ, viện trợ, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

FalseĐặng Thị Nhiển
Quy định cách thức nộp, thụ lý và trả kết quả giải quyết các hồ sơ về quốc tịch theo quy định mới nhấtTin ngành tư phápBài viếtQuy định cách thức nộp, thụ lý và trả kết quả giải quyết các hồ sơ về quốc tịch theo quy định mới nhất/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
05/07/2021 5:00 CHNoĐã ban hành

   Ngày 03/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam (Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2020). Theo đó, tại Điều 3 của Nghị định quy định cách thức nộp, thụ lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết các việc về quốc tịch cụ thể như sau:

   1. Người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định này, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.

Trường hợp người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất.

Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú. Yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch cho người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của người đó thực hiện.

   2. Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu.

Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

   3. Người thụ lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì người thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ thụ lý và cấp Phiếu thụ lý hồ sơ theo mẫu quy định cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì người thụ lý hồ sơ gửi Phiếu thụ lý cho người nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

  4. Cơ quan thụ lý hồ sơ lập danh mục đầy đủ các giấy tờ trong từng hồ sơ, kèm danh sách những người yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch theo mẫu quy định.

Đối với hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm phân loại thành hồ sơ được miễn xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam và hồ sơ phải xác minh về nhân thân.

Trường hợp được miễn xác minh về nhân thân thì thời hạn của giấy tờ bảo đảm cho nhập quốc tịch nước ngoài phải còn ít nhất là 120 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ; trường hợp phải xác minh về nhân thân thì thời hạn phải còn ít nhất là 150 ngày, kể từ ngày thụ lý hồ sơ.

  5. Kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho người yêu cầu. Người yêu cầu trả kết quả qua hệ thống bưu chính phải nộp chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính.

  6. Việc trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau: Saukhi nhận được Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập quốc tịch Việt Nam gửi kèm thông báo của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức Lễ trao Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cho người được nhập quốc tịch Việt Nam theo nghi thức trang trọng, ý nghĩa, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

   Với các quy định trên, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quốc tịch Việt Nam đã quy định cụ thể hơn về giấy tờ bản sao khi nộp yêu cầu giải quyết vụ việc quốc tịch, nhiều hình thức để nộp hồ sơ. Qua đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện giải quyết thủ tục hành chính có liên quan đến quốc tịch.​

Trường hợp ghi quốc tịch người chết là công dân Việt Nam và đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi họ chết tại Việt NamTin ngành tư phápTinTrường hợp ghi quốc tịch người chết là công dân Việt Nam và đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi họ chết tại Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
05/07/2021 5:00 CHNoĐã ban hành

          Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có trường hợp công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài chết tại Việt Nam, nhưng cơ quan đăng ký hộ tịch lại lúng túng trong việc ghi quốc tịch của người chết như thế nào cho đúng. Bởi lẽ theo quy định của Luật Hộ tịch, Luật Quốc tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định khi đăng ký hộ tịch chỉ ghi 01 quốc tịch, nên khi chết chỉ ghi 01 quốc tịch. Tuy nhiên nếu ghi quốc tịch Việt Nam thì họ không xóa khẩu và nhận được tiền bảo hiểm ở nước ngoài, còn nếu ghi quốc tịch nước ngoài thì cơ quan Công an không có cơ sở xóa khẩu và thu hồi giấy tờ tùy thân,... tại Việt Nam. Ngoài ra, việc không ghi quốc tịch vấn đề này còn gây vướng mắc, bất cập liên quan đến đất đai, thừa kế,...

       Để trả việc ghi quốc tịch của người chết là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài khi họ chết tại Việt Nam, trong văn bản tổng hợp tiếp nhận và trả lời kiến nghị của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với công tác chỉ đạo, điều hành năm 2020, Bộ Tư pháp đã trả lời như sau:

        Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam, thì:" Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác".

Như vậy, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận một quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (bao gồm việc giải quyết các thủ tục hành chính, trong đó có việc ghi quốc tịch khi thực hiện việc đăng ký hộ tịch theo quy định). Qua đó, Bộ Tư pháp cũng đề nghị các địa phương thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 của Chính Phủ.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Các điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn giữ quốc tịch nước ngoài Thông báoBài viếtCác điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn giữ quốc tịch nước ngoài
Tại khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam quy định: Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này (Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép. 
11/08/2020 2:00 CHNoĐã ban hành

Trong thời gian qua, do chưa có hướng dẫn chi tiết nên có một số trường hợp công dân liên hệ Sở Tư pháp để làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài với lý do người xin nhập quốc tịch Việt Nam có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam. Khi tiếp nhận yêu cầu trên, cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp giải thích cho người dân về việc họ phải thôi quốc tịch nước ngoài vì họ không thuộc trường hợp đặc biệt thì người dân có phản ứng đối với cách giải thích của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, bởi lẽ, họ nghĩ rằng nếu họ thuộc diện có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam thì đương nhiên sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam.


hinh bia Luat.jpg

Để thống nhất cách hiểu và áp dụng các quy định về trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài, thì từ ngày 20 tháng 3 năm 2020 (ngày có hiệu lực của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam) đã quy định rõ hơn về các điều kiện được coi là trường hợp đặc biệt, cụ thể là:

          - Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam;

          - Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

           - Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;

          - Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng;

        - Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.   Như vậy, theo quy định trên, thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam (Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), nếu đáp ứng đủ 05 điều kiện nêu trên thì được coi là trường hợp đặc biệt và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 về  việc hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịchVăn bản điều hànhBài viếtBộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 về  việc hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/06/2020 5:00 CHNoĐã ban hành

Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 về việc hướng dẫn sử dụng, 

quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch

          Ngày 08/4/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BTP về việc hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch. Theo đó, Thông tư ban hành 15 mẫu giấy tờ về quốc tịch gồm (1) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam, (2) Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam (Dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện), (3) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam, (4) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam (Dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện), (5) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam, (6) Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam (Dùng cho người giám hộ/người đại diện theo pháp luật làm Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam cho người được giám hộ/được đại diện), (7) Bản khai lý lịch, (8) Tờ khai đề nghị đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam, (9) Tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, (10) Tờ khai đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, (11) Trích lục đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam, (12) Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, (13) Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, (14) Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hồ sơ, (15) Danh sách người được đề nghị giải quyết các việc về quốc tịch và 04 mẫu sổ quốc tịch gồm: Sổ thụ lý hồ sơ các việc về quốc tịch, Sổ đăng ký xác định có quốc tịch Việt Nam, Sổ cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.

          Các loại mẫu sổ quốc tịch, mẫu giấy tờ về quốc tịch nêu trên được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ: www.moj.gov.vn), cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ giải quyết các việc về quốc tịch được truy cập, tự in để sử dụng. Người có yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch có thể truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để in và sử dụng các mẫu Đơn, Bản khai lý lịch, Tờ khai. Trường hợp người có yêu cầu không thể tự in thì cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ có trách nhiệm in và phát miễn phí cho người có yêu cầu.

Bên cạnh đó, Thông tư còn quy định về nguyên tắc sử dụng và đối tượng sử dụng Sổ quốc tịch, mẫu giấy tờ về quốc tịch; Thống kê số việc đã thụ lý, giải quyết trong năm; lưu trữ Sổ quốc tịch.

          Thông tư này có hiệu lực từ ngày 24/5/2020 và thay thế Thông tư số 08/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn mẫu giấy tờ về quốc tịch và mẫu sổ thụ lý các việc về quốc tịch.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt NamVăn bản hướng dẫn nghiệp vụTinNghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/06/2020 5:00 CHNoĐã ban hành
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Thông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 về  việc hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịchVăn bản hướng dẫn nghiệp vụTinThông tư số 02/2020/TT-BTP ngày 08/4/2020 về  việc hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/06/2020 5:00 CHNoĐã ban hành
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Công văn triển khai thực hiện nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt NamVăn bản hướng dẫn nghiệp vụBài viếtỦy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Công văn triển khai thực hiện nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
03/04/2020 2:00 CHNoĐã ban hành

Để triển khai có hiệu quả Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quốc tịch Việt Nam, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của Nghị định, ngày 26/3/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương có Công văn số 1403/UBND-NC ngày 26/3/2020 gửi các Sở, ngành, công an tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu thực hiện một số nội dung sau:

Ngày 03/02/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quốc tịch Việt Nam. Để bảo đảm triển khai Nghị định số 16/2020/NĐ-CP được kịp thời, thống nhất, đúng quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Các Sở, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố:

Phổ biến, quán triệt việc thực hiện Nghị định số 16/2020/NĐ-CP đến công chức, viên chức và các cơ quan, đơn vị có liên quan, trong đó lưu ý một số điểm mới của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP như sau:

+ Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định quy định: Kể từ ngày Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của một người có hiệu lực pháp luật, giấy tờ quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người đó không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, nếu những người này vẫn cố tình sử dụng những giấy tờ quy định tại Điều 11 để chứng minh quốc tịch Việt Nam thì sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định.

+ Thứ hai, tại Điều 5 của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng quốc tịch của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Thực hiện quy định này, kể từ ngày 20/3/2020 trên tất cả các giấy tờ có mục ghi "quốc tịch" do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài chỉ được ghi "quốc tịch Việt Nam"; tuyệt đối không ghi thêm quốc tịch nước ngoài của người đó, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2. Sở Tư pháp:

- Tham mưu triển khai thực hiện các công việc của Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quốc tịch theo quy định tại Nghị định số 16/2020/NĐ-CP. Trong đó, lưu ý thực hiện tốt các điểm mới của Nghị định về việc tổ chức Lễ trao Quyết định của Chủ tịch nước cho nhập Quốc tịch Việt Nam bảo đảm trang trọng, ý nghĩa.

- Thụ lý các hồ sơ về quốc tịch theo đúng thẩm quyền được giao tại Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 16/2020/NĐ-CP. Việc thụ lý hồ sơ và trả kết quả các việc về quốc tịch thực hiện theo đúng quy định tại Điều 3 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP. Đối với hồ sơ xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài, Sở Tư pháp chỉ được thụ lý nếu người có yêu cầu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 19, Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam và Điều 9, Điều 14 của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP. Không thụ lý những hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện để giữ quốc tịch nước ngoài.

3. Công an tỉnh:

- Đề nghị tổ chức, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị định số 16/2020/NĐ-CP đến công an cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan. 

- Phối hợp với cơ quan tư pháp địa phương xác minh, làm rõ về thông tin nhân thân, thông tin hộ tịch trong trường hợp cần thiết.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để được hướng dẫn.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nướcVăn bản hướng dẫn nghiệp vụBài viếtBộ Tư pháp ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
03/04/2020 2:00 CHNoĐã ban hành

Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường quy định tại khoản đ khoản 2 và điểm c khoản 3 Điều 73 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 37 Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 18/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN (Nghị định 68), ngày 10/12/2019, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BTP quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 09/2019/TT-BTP).

Thông tư quy định về nội dung, trách nhiệm cũng như công tác phối hợp, cách thức hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước của cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện việc hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường. Thông tư gồm 4 chương với 17 Điều, cụ thể:

Chương I. Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 3);

Chương II. Nội dung và trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước (từ Điều 4 đến Điều 8);

Chương III. Cách thức hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước, (từ Điều 9 đến Điều 15);

Chương IV. Điều khoản thi hành (Điều 16 và Điều 17).
Ngoài ra, Thông tư còn ban hành kèm theo 03 biểu mẫu trong việc thực hiện việc hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường như: Mẫu văn bản yêu cầu hỗ trợ; Mẫu văn bản yêu cầu hướng dẫn; Sổ tiếp nhận, xử lý yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn. Thông tư số 09/2019/TT-BTP có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2020.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Điều kiện nhập quốc tịch Việt NamVăn bản điều hànhTinĐiều kiện nhập quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
24/02/2020 12:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 03/02/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam về việc nhập, trở lại, th​ôi, tước quốc tịch Việt Nam; hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch; đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch.
Trong đó, Nghị định quy định một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam gồm:
1- Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
2- Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.
Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.
3- Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
Người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam gồm:
1- Người có công lao đặc biệt đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải là người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý khác của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận về công lao đặc biệt đó trên cơ sở hồ sơ, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan và quy định của pháp luật chuyên ngành.
2- Người mà việc nhập quốc tịch Việt Nam của họ có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là người có tài năng thực sự vượt trội trong lĩnh vực khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục, đã dành được giải thưởng quốc tế, huân chương, huy chương hoặc được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng nhận và cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ xác nhận về tài năng và có cơ sở cho thấy việc người được nhập quốc tịch Việt Nam sẽ đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển lĩnh vực nói trên của Việt Nam sau khi được nhập quốc tịch Việt Nam.
Nghị định cũng quy định trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam.
Cụ thể, người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài:
1- Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam.
2- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3- Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó.
4- Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng.
5- Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/3/2020.
Nguồn: moj.gov.vn
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Điểm mới của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quốc tịch Việt NamVăn bản điều hànhTinĐiểm mới của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
24/02/2020 11:00 SANoĐã ban hành
Ngày 03/02/2020, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quốc tịch Việt Nam, Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2020 và thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP và Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam và Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31/01/2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA cũng hết hiệu lực kể từ ngày 20/3/2020.
Để thuận lợi cho nghiên cứu, tìm hiểu, xin thông tin một số điểm mới nổi bật của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP như sau:
Một là, bổ sung quy định về hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Trong các văn bản pháp luật về quốc tịch trước đây do không có quy định này, nên rất nhiều trường hợp mặc dù đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn sử dụng Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân…để chứng minh tư cách công dân Việt Nam trong các giao dịch. Vì vậy, đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý, cũng như ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của người có liên quan. Để khắc phục hạn chế này, Điều 4 Nghị định đã có quy định về việc hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, kể từ ngày Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của một người có hiệu lực pháp luật, giấy tờ quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch Việt Nam (như: Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi) đã cấp cho người đó không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chặt chẽ, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan trong việc xóa đăng ký thường trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân của những trường hợp nêu trên. Ngoài ra, người được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam cũng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an để làm thủ tục xóa đăng ký thường trú, nộp lại Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân theo quy định của pháp luật có liên quan.
Hai là, khẳng định lại nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam theo Điều 4 của Luật quốc tịch, tạo cách hiểu và áp dụng thống nhất pháp luật đối với người có quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài  
Điều 4 của Luật quốc tịch Việt Nam quy định về nguyên tắc quốc tịch Việt Nam như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Quy định này của Luật đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quốc tịch Việt Nam, đó là công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Đây được coi là nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt của pháp luật quốc tịch Việt Nam từ 1945 đến nay, được thể hiện rõ trong Luật quốc tịch các năm 1988, 1998 và 2008.
Tuy nhiên, gần đây có một số ý kiến dẫn đến cách hiểu khác về nguyên tắc quốc tịch Việt Nam (nhất là cụm từ “trừ trường hợp Luật này có quy định khác” tại đoạn cuối Điều 4 của Luật quốc tịch). Đối với quy định này, chúng ta không nên giải thích cụm từ này theo cách làm vô hiệu nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam. Thực tế, Luật quốc tịch Việt Nam chỉ quy định một số trường hợp ngoại lệ (theo khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 23) về việc người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam không phải thôi quốc tịch nước ngoài, “trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép”. Nhưng việc một người không phải thôi quốc tịch nước ngoài khi được nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam hoàn toàn không đồng nghĩa với việc Việt Nam công nhận quốc tịch nước ngoài của người đó. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn pháp luật của nhiều nước (như Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Hàn Quốc...), tuy các nước này không bắt buộc công dân nước ngoài phải thôi quốc tịch gốc khi nhập quốc tịch của họ, nhưng sau khi được nhập quốc tịch thì các nước này chỉ coi đó là công dân của họ và trên giấy tờ cá nhân chỉ ghi duy nhất 1 quốc tịch của nước mình.
Thực tiễn quốc tế cũng cho thấy, xung đột pháp luật của các nước về quốc tịch là hiện tượng bình thường (do các nước xác định quốc tịch theo các nguyên tắc huyết thống, nguyên tắc nơi sinh… khác nhau hoặc có các chính sách khác về quốc tịch). Để giải quyết vấn đề hai quốc tịch, ngoài việc các quốc gia liên quan phải ký kết với nhau điều ước quốc tế để thỏa thuận về các quyền, nghĩa vụ dân sự, chính trị của người hai quốc tịch, thì quốc gia còn ban hành nội luật để xác định rõ tư cách công dân đối với người hai quốc tịch. Luật quốc tịch Việt Nam cũng đã tính đến việc xử lý các vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài (Điều 12)[1]. Nhưng đến nay, Việt Nam chưa là thành viên của điều ước quốc tế nào liên quan đến việc giải quyết tình trạng hai quốc tịch. Tập quán và thông lệ quốc tế về vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách bài bản để có thể áp dụng thống nhất tại Việt Nam. Thực trạng này dẫn đến hệ quả là người có hai quốc tịch (Việt Nam và nước ngoài) sử dụng quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài – là hoàn toàn phụ thuộc sự lựa chọn của họ - trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam. Điều đó gây nhiều khó khăn cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thậm chí còn gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của công dân khác.
Vì vậy, để khắc phục bất cập nêu trên, tại Điều 5  Nghị định số 16/2020/NĐ-CP đã có quy định về việc sử dụng quốc tịch của công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo đó, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận quốc tịch Việt Nam đối với người có hai quốc tịch (quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài) khi người đó tham gia các quan hệ/giao dịch với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Đây không phải là quy định mới, mà chỉ khẳng định lại và cụ thể hóa nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam theo Điều 4 của Luật quốc tịch Viêt NamHơn nữa, quy định tại Điều 5 Nghị định chỉ nhằm điều chỉnh quan hệ của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài, nên không bị coi là hạn chế quyền công dân. Quy định như vậy cũng thể hiện rõ chủ quyền của Việt Nam đối với công dân của mình, qua đó làm rõ hơn quyền, nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.
Ba là, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch
Luật quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP đều không có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch, do đó, không có cơ sở pháp lý để xử lý khi phát sinh trên thực tế. Vì vậy, tại Điều 6 Nghị định số 16/2009/NĐ-CP đã bổ sung quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm các hành vi: (i) Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch; (ii) Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam; (iii) Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; (iiii) Lợi dụng việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; giấy tờ quy định tại (ii), giấy tờ được cấp trong các trường hợp (i) và (iii) không có giá trị pháp lý, phải bị thu hồi hủy bỏ. Bên cạnh đó, để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật thì những trường hợp đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật quốc tịch mà bị phát hiện có hành vi tại (i) nêu trên thì Bộ Tư pháp hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật quốc tịch Việt Nam và Điều 23 của Nghị định này.
Bốn làquy định chi tiết và hướng dẫn rõ hơn về các điều kiện xin giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng đúng quy định tại khoản 3 Điều 19, khoản 5 Điều 23 của Luật quốc tịch Việt Nam.
Khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam quy định: Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.  Do quy định này chưa được hướng dẫn đầy đủ và chi tiết nên dẫn đến cách hiểu khác nhau. Nhiều người đơn giản cho rằng, họ chỉ cần có vợ, chồng, cha, mẹ, con là công dân Việt Nam thì đương nhiên được coi là “trường hợp đặc biệt” để được Chủ tịch nước cho giữ quốc tịch nước ngoài khi nhập quốc tịch Việt Nam. Khi bị từ chối giải quyết, thì phát sinh khiếu nại, khiếu kiện. Do đó, để bảo đảm thống nhất cách hiểu và áp dụng các quy định về điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam đối với người xin giữ quốc tịch nước ngoài, Điều 9 Nghị định đã quy định rõ hơn về các trường hợp đặc biệt: (1) Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam; (2) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; (3) Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; (4)  Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng; (5) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam, nếu đáp ứng đầy đủ tất cả 05 điều kiện sau nêu trên thì được coi là trường hợp đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài. Đối với trường hợp khác (không thuộc đặc biệt), UBND cấp tỉnh và Bộ Tư pháp yêu cầu người đó phải thôi quốc tịch nước ngoài theo quy định chung của pháp luật quốc tịch khi xem xét hồ sơ quốc tịch.
Đồng thời, để tạo thuận lợi cho người (gốc Việt) xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo đúng tinh thần của Luật quốc tịch, Điều 14 Nghị định đã có quy định khá “cởi mở” theo hướng người xin trở lại quốc tịch Việt Nam thuộc khoản 5 Điều 23 của Luật quốc tịch chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau thì được coi là “trường hợp đặc biệt” để trình Chủ tịch nước xem xét quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam và giữ quốc tịch nước ngoài (các điều kiện gồm: (1) Có đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam; (2) Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi trở lại quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; (3) Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước có quốc tịch bị ảnh hưởng; (4) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Có thể thấy, quy định về “trường hợp đặc biệt” nêu trên tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết hồ sơ quốc tịch; tránh được tình trạng có cách hiểu khác nhau, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.
Năm làbổ sung vào Nghị định (Điều 11) quy định chi tiết và hướng dẫn rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam (theo khoản 3 Điều 21 của Luật quốc tịch Việt Nam).
Với tư cách là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm chính về công tác quốc tịch, Bộ Tư pháp cần chủ động trong quá trình giải quyết hồ sơ quốc tịch. Vì vậy, tiếp theo quy định tại Điều 9 Nghị định (về những trường hợp đặc biệt), tại khoản 1 Điều 11 Nghị định quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp như sau: “trường hợp người xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không có đủ giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu người xin nhập quốc tịch tiến hành thôi quốc tịch nước ngoài”. Nếu sau một thời gian nhất định (9 tháng) mà người đó không thôi quốc tịch nước ngoài, thì Bộ Tư pháp sẽ trả lại hồ sơ.
Có thể thấy rằng, Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quốc tịch Việt Nam đã khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong công tác quốc tịch thời gian qua; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết các loại việc về quốc tịch./.
Nguồn:  moj.gov.vn

[1] Điều 12. Giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài
1. Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì được giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế.
2. Căn cứ vào quy định của Luật này, Chính phủ ký kết hoặc đề xuất việc ký kết, quyết định gia nhập điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài”.
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt NamVăn bản điều hànhBài viếtNghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
24/02/2020 8:00 SANoĐã ban hành

​Ngày 03/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. Theo đó, Nghị định quy định về việc nhập, trở lại, thôi, tước quốc tịch Việt Nam; hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; thông báo kết quả giải quyết các việc về quốc tịch; đăng ký để được xác định có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam; cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về quốc tịch. Một số điểm mới cơ bản cụ thể như sau:

Thứ nhất, Nghị định quy định rõ về cách thức nộp, thụ lý hồ sơ và trả kết quả giải quyết các việc về quốc tịch. Theo đó, người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý hồ sơ, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ. Trường hợp người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam hoặc giải quyết các việc khác về quốc tịch cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp, nơi người đó cư trú. Yêu cầu giải quyết các việc về quốc tịch cho người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của người đó thực hiện. Kết quả giải quyết các việc về quốc tịch được trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính cho người yêu cầu. Người yêu cầu trả kết quả qua hệ thống bưu chính phải nộp chi phí trả kết quả qua hệ thống bưu chính.

Thứ hai, Nghị định bổ sung quy định về hủy giá trị giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam đã cấp cho người thôi quốc tịch, tước quốc tịch, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. Theo đó, kể từ ngày Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của một người có hiệu lực pháp luật, giấy tờ quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch Việt Nam (như: Giấy khai sinh; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu Việt Nam; Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi) đã cấp cho người đó không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, Nghị định quy định trách nhiệm của các cơ quan trong việc xóa đăng ký thường trú, thu hồi và hủy giá trị sử dụng Hộ chiếu Việt Nam, Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân đối với những trường hợp nêu trên.

Thứ ba, bổ sung quy định mới về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quốc tịch, bao gồm các hành vi: (1) Dùng giấy tờ giả, giấy tờ bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung; khai báo không trung thực, có hành vi gian dối để làm thủ tục giải quyết các việc về quốc tịch; (2) Dùng giấy tờ không còn giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này để chứng minh đang có quốc tịch Việt Nam; (3) Lợi dụng thẩm quyền được giao để cấp giấy tờ về quốc tịch Việt Nam, giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ khác có ghi quốc tịch Việt Nam trái quy định của pháp luật; xác nhận quốc tịch Việt Nam không có cơ sở, không đúng sự thật về người xin nhập, xin trở lại quốc tịch Việt Nam; (4) Lợi dụng việc nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam và việc xin giữ quốc tịch nước ngoài khi được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam để xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.

Thứ tư, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn rõ hơn về các trường hợp đặc biệt xin giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam. Cụ thể bao gồm: (1) Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam; (2) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; (3) Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó; (4) Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng; (5) Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thứ năm, bổ sung vào Nghị định (Điều 11) quy định chi tiết và hướng dẫn rõ hơn thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam. Cụ thể quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp như sau: "Đối với trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài mà không có đủ giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp đặc biệt theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 9 của Nghị định này, Bộ Tư pháp có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu người đó tiến hành thôi quốc tịch nước ngoài". Nếu sau một thời gian nhất định (9 tháng) mà người đó không thôi quốc tịch nước ngoài, thì Bộ Tư pháp sẽ trả lại hồ sơ.

 Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2020 và thay thế Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam và Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam. Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam và Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 31 tháng 01 năm 2013 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Thông báo trường hợp xin thôi quốc tịch Việt NamThông báoThông báo trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
26/04/2019 4:00 CHNoĐã ban hành

Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đang thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của người có tên sau:

Họ và tên: Hwang I An; Giới tính: Nam;

Ngày sinh: 01/3/2015;

Nơi sinh: Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh;

Họ tên cha: Hwang Jung Pil; Sinh ngày: 06/07/1981;

Họ tên mẹ: Hồng Thị Thanh; Sinh ngày: 06/06/1997

Nơi cư trú: Ấp 3, xã Tân Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.

Căn cứ Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Điều 14 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương thông báo để các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan biết việc thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân nêu trên. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng thông báo, nếu không có khiếu nại về việc thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân trên, Sở Tư pháp sẽ hoàn tất thủ tục chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam./.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Thông báo trường hợp thôi quốc tịch Việt NamThông báoThông báo trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/03/2019 10:00 SANoĐã ban hành


Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đang thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của người có tên sau:

Họ và tên: Yoo Phương Danh; Giới tính: Nam;

Ngày sinh: 15/4/2007;

Nơi sinh: Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh;

Họ tên cha: Yoo Jae Moon; Sinh ngày: 30/4/1959;

Họ tên mẹ: Võ Thị Phượng; Sinh ngày: 08/02/1972;

Nơi cư trú: 34/25 khu phố Đông Tân, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Căn cứ Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Điều 14 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương thông báo để các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan biết việc thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân nêu trên. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng thông báo, nếu không có khiếu nại về việc thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân trên, Sở Tư pháp sẽ hoàn tất thủ tục chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam./.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Những khó khăn, bất cập trong việc thi hành Luật Quốc tịch Việt NamTin ngành tư phápTinNhững khó khăn, bất cập trong việc thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam/hanhchinhtuphap/PublishingImages/2018-02/luat quoc tich_Key_28022018092613.jpg
28/02/2018 10:00 SANoĐã ban hành

Những khó khăn, bất cập trong việc thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

Sau gần 10 năm thực hiện Luật quốc tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy, pháp luật về quốc tịch cơ bản đã đánh dấu bước quan trọng trong lĩnh vực quốc tịch, bảo đảm quyền có quốc tịch Việt Nam của công dân Việt Nam; tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định quốc tịch Việt Nam; giải quyết kịp thời các yêu cầu xin nhập, xin thôi quốc tịch Việt Nam, qua đó, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Tuy nhiên, trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng; Hiến pháp năm 2013 đã quy định đầy đủ quyền con người, quyền công dân; tiếp đó nhiều luật mới liên quan đến quyền con người, quyền công dân cũng được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, tình hình di cư của một bộ phận người dân từ nước này sang nước khác, tình hình di dân tự do từ Việt Nam sang các nước khác và ngược lại…Chính vì vậy, việc thi hành Luật Quốc tịch năm 2008 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập sau đây:

- Một số quy định còn mang tính nguyên tắc, chung chung, dẫn đến lùng túng, khó khăn khi áp dụng, thực hiện:

+ Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa quy định rõ "thế nào là trường hợp đặc biệt" để được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập quốc tịch, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Cụ thể:

Tại Khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định "Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép gồm:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

 b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: "Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Do chưa có quy định, hướng dẫn rõ thế nào là "trường hợp đặc biệt", nên đã gây khó khăn trong việc áp dụng điều luật này, dẫn đến nhầm tưởng là nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì khi xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ được coi là "trường hợp đặc biệt" để xin Chủ tịch nước cho giữ quốc tịch nước ngoài. Do đó, hầu hết hồ sơ xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam đều ghi nguyện vọng được giữ quốc tịch nước ngoài đang có. Trong khi đó, các hồ sơ trên đều bị Bộ Tư pháp từ chối giải quyết theo nguyện vọng giữ lại quốc tịch nước ngoài và buộc người yêu cầu người xin nhập/người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài.

+ Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa xác định rõ về "nơi cư trú" để làm căn cứ xác định thẩm quyền thụ lý hồ sơ quốc tịch

Theo quy định người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận gốc Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đối với trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Quy định này chưa rõ ràng, chưa xác định rõ người yêu cầu các thủ tục trên là người cư trú ổn định hay người yêu cầu chỉ đăng ký tạm trú theo diện lưu trú ở trong nước khi về thăm thân nhân, hay trường nước thăm thân nhân, du lịch… Dẫn đến một số trường hợp, Sở Tư pháp gặp khó khăn khi đề nghị cơ quan liên quan xác minh về tình trạng nhân thân và quá trình cư trú của người yêu cầu.

- Về những giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, Luật Căn cước công dân có hiệu lực thi hành, theo đó tại Khoản 1 Điều 20 Luật căn cước công dân quy định "Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam". Tuy nhiên, Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam chưa quy định loại giấy tờ này là một trong những loại giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.

- Về thủ tục hành chính trong giải quyết các việc về quốc tịch

+ Về phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Theo quy định  tại điểm d khoản 1 Điều 20 và điểm d Khoản 1 Điều 24 thì một trong giấy tờ phải có trong hồ sơ của người xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài là Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Yêu cầu này, rất khó cho người dân, và trong nhiều trường hợp là không thể thực hiện được vì:

Người có thời gian cư trú ở nước ngoài nhưng hiện nay đã về Việt Nam cư trú và xin trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu yêu cầu đương sự quay lại nước trước kia cư trú để xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp thì họ không có điều kiện để quay lại nước trước kia.

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài, hiện nay vẫn đang cư trú ở nước ngoài, nay họ xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng họ không thể bổ sung được Phiếu Lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vì cơ quan có thẩm quyền nước sở tại từ chối cấp Phiếu do họ không phải là công dân của nước sở tại…

+ Về Thẻ thường trú trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam: Theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định "Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú". Đây là quy định rất khó khăn cho người xin nhập quốc tịch là người không quốc tịch, bởi lẽ để được cấp thẻ thường trú thì họ phải bảo đảm điều kiện theo quy định của Luật xuất nhập cảnh và các văn bản hướng dẫn thi hành (Khoản 4 Điều 39; khoản 1 Điều 42  Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh). Với quy định của Luật xuất nhập cảnh và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đối với những người không quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ trước năm 2000 mà chưa nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sẽ không đủ điều kiện để được cấp Thẻ thường trú vì đa số người không quốc tịch không có giấy tờ chứng minh có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Điều đó, đồng nghĩa với việc họ sẽ không được nhập quốc tịch Việt Nam bởi sự ràng buộc trong hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam phải có Thẻ thường trú.

- Về văn bản thỏa thuận của cha, mẹ trong trường hợp con chưa thành niên nhập/thôi quốc tịch cùng cha hoặc mẹ

Tại Khoản 2 Điều 35 Luật quốc tịch năm 2008 quy định: Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.... Quy định này chỉ thực hiện được khi cha mẹ trẻ đang trong thời kỳ hôn nhân và sống cùng với nhau. Còn trong trường hợp cha mẹ trẻ đã ly hôn (thậm chí mới ly thân nhưng không còn chung sống), không liên hệ với nhau, không biết nơi ở của nhau... thì việc yêu cầu sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ trẻ em về việc trẻ em được nhập/trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam trong nhiều trường hợp không thể giải quyết được. Vì vậy, dẫn đến nhiều trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ trẻ có quốc tịch Việt Nam, còn đứa trẻ vẫn mang quốc tịch nước ngoài do không có ý kiến nhập quốc tịch Việt Nam của cha hoặc mẹ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trên đây là những khó khăn, bất cập trong quy định của pháp luật quốc tịch Việt Nam. Hiện tại, Bộ Tư pháp đã có Kế hoạch tổng kết thi hành Luật quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở kết quả tổng kết đánh giá thì sắp tới Luật Quốc tịch Việt Nam sẽ được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tình hình trong nước và quốc tế như hiện nay.

Đ.T.N - Phòng HCTP

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Quy định mới về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịchVăn bản điều hànhQuy định mới về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/02/2017 8:00 SANoĐã ban hành

Ngày 14/11/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 281/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, phí xác nhận là người gốc Việt Nam, lệ phí quốc tịch. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 và thay thế Thông tư số 146/2009/TT-BTC ngày 20/7/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí giải quyết các việc liên quan đến quốc tịch. Theo đó, Thông tư quy định mức thu phí, lệ phí như sau:​

STTNội dungMức thu
1Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam3.000.000 đồng/trường hợp
2Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam2.500.000 đồng/trường hợp
3Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam2.500.000 đồng/trường hợp
4Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký
5Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam100.000 đồng/trường hợp
6Phí xác nhận là người gốc Việt Nam100.000 đồng/trường hợp

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; Người nộp phí, lệ phí; Tổ chức thu phí, lệ phí; Trường hợp miễn phí, lệ phí; Kê khai, nộp phí, lệ phí; Quản lý phí, lệ phí; Tổ chức thực hiện.

281_2016_TT-BTC ve le phi quoc tich, cap ban sao.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Thông báo trường hợp xin thôi quốc tịch Việt NamThông báoThông báo trường hợp xin thôi quốc tịch Việt Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
28/12/2016 11:00 SANoĐã ban hành

Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đang thụ lý hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của người có tên sau:

Họ và tên: Kim Da Mo; Giới tính: Nam;

Ngày sinh: 21/9/2011;

Nơi sinh: Bệnh viện phụ sản bán công tỉnh Bình Dương;

Họ tên cha: Kim Jang Ho; Sinh ngày: 19/8/1962;

Họ tên mẹ: Hà Thúy Vân; Sinh ngày: 06/8/1990;

Nơi cư trú: 917/12 Nguyễn Tri Phương, tổ 83, khu 9, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Căn cứ Điều 29 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Điều 14 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương thông báo để các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan biết việc thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân nêu trên. Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đăng thông báo, nếu không có khiếu nại về việc thôi quốc tịch Việt Nam của cá nhân trên, Sở Tư pháp sẽ hoàn tất thủ tục chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam./.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
NGHỊ ĐỊNH  QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Nghị định số: 78/2009/NĐ-CP)Văn bản điều hànhNGHỊ ĐỊNH  QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Nghị định số: 78/2009/NĐ-CP)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
20/12/2016 9:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
THÔNG TƯ  HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG LỆ PHÍ GIẢI QUYẾT CÁC VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN QUỐC TỊCH (Thông tư số: 146/2009/TT-BTC)Văn bản điều hànhTHÔNG TƯ  HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG LỆ PHÍ GIẢI QUYẾT CÁC VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN QUỐC TỊCH (Thông tư số: 146/2009/TT-BTC)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
20/12/2016 9:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Luật số: 24/2008/QH12)Văn bản điều hànhLUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Luật số: 24/2008/QH12)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
20/12/2016 8:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Luật số: 56/2014/QH13)Văn bản điều hànhLUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Luật số: 56/2014/QH13)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
20/12/2016 8:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2009/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Nghị định số: 97/2014/NĐ-CP)Văn bản điều hànhNGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2009/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Nghị định số: 97/2014/NĐ-CP)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
20/12/2016 8:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH  HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2009/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM ( Thông tư số: 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA)Văn bản điều hànhTHÔNG TƯ LIÊN TỊCH  HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 78/2009/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUỐC TỊCH VIỆT NAM ( Thông tư số: 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
20/12/2016 8:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
 THÔNG TƯ  HƯỚNG DẪN MẪU GIẤY TỜ VỀ QUỐC TỊCH VÀ MẪU SỔ TIẾP NHẬN CÁC VIỆC VỀ QUỐC TỊCH (Thông tư số: 08/2010/TT-BTP)Văn bản điều hành THÔNG TƯ  HƯỚNG DẪN MẪU GIẤY TỜ VỀ QUỐC TỊCH VÀ MẪU SỔ TIẾP NHẬN CÁC VIỆC VỀ QUỐC TỊCH (Thông tư số: 08/2010/TT-BTP)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
20/12/2016 8:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Ảnh
Video
Audio