Bồi thường nhà nước
 
​30/08/2024 Sáng 30/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.Tham dự Tọa đàm có Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Sơn La ...
 
​21/08/2024 Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp đã có cuộc trao đổi với đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ về những thành tựu đã đạt được trong thời gian. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp xin trân trọng giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn ông Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Bồi thường nhà ...
 
​02/08/2024 ​Ngày 02/8/2024, Cục Bồi thường nhà nước tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến góp ý đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương chủ trì Tọa đàm.Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương nêu rõ, Tọa đàm nằm trong giai đoạn nghiên cứu đề xuất phương án chính sách ...
 
​02/08/2024 Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng tại Hội nghị sơ kết công tác 06 tháng đầu năm 2024 của Cục Trợ giúp pháp lý và Cục Bồi thường nhà nước vào ngày 02/8.Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc bồi thường nhà nướcBáo cáo tại Hội nghị, đồng chí Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bồi thường nhà nước cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục đã chủ động thực ...
 
​Đặt vấn đềTrách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được quy định cụ thể tại Chương VIII Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, Nhà nước cần bảo đảm các điều kiện về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động và kinh phí để thực hiện.Thực tế hiện nay, tại 63 Sở Tư ...
 
​Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-TNDTC hướng dẫn thi hành Điều 55 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.Thông tư áp dụng đối với: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.Người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại ...
 
Thực hiện Công văn số 483/BTNN-NV1 ngày 05/10/2023 của Cục Bồi thường nhà nước – Bộ Tư pháp về việc đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước, căn cứ Quyết định số 3062/QĐ-BTP ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương báo cáo kết quả tự chấm điểm.​BC_176_HCTP.signed.pdf
 
Thực hiện Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
 
​Sáng 23/6/2023, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc trong 05 năm triển khai và tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Tố Hằng - Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước và ông Nguyễn Quốc ...
 
​Chiều ngày 23/6/2023, tại Trường chính trị tỉnh Bình Dương, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ công tác bồi thường Nhà nước cho khoảng 120 cán bộ làm công tác pháp chế các sở, ban, ngành; công chức Tư pháp cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh.Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhấn ...
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhà nướcThông báoTinNâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhà nước/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
06/09/2024 5:00 CHNoĐã ban hành

30/08/2024
 
Sáng 30/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Tham dự Tọa đàm có Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Sơn La Phạm Văn Hưng và Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Đào Ngọc Lý Lê Bá Thịnh.
Đảm bảo tốt nhất quyền yêu cầu bồi thường
Theo Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Trần Việt Hưng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) ra đời nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi họ bị thiệt hại từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. 


 
Để các quy định của Luật TNBTCNN đi vào cuộc sống, quá trình tổ chức thi hành cần phải có cơ chế phù hợp. Mặt khác, trong thực tế, nhiều trường hợp người bị thiệt hại không biết hoặc biết nhưng thực hiện chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về TNBTCNN để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được ra đời nhằm hướng đến mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền yêu cầu bồi thường nhà nước của người bị thiệt hại, đồng thời bảo đảm các quy định của pháp luật về TNBTCNN được thực hiện nghiêm minh.
Theo quy định tại Điều 73 Luật TNBTCNN năm 2017, ở Trung ương, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ giúp Chính phủ thực hiện cả hai hoạt động hỗ trợ và hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đối với các vụ việc đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Theo đó, nhiệm vụ này được giao cho Cục Bồi thường nhà nước, mà trực tiếp là Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thực hiện. Còn ở địa phương thì Sở Tư pháp có nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ này.


 
Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Sơn La Phạm Văn Hưng cho biết, Sở Tư pháp phân công Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp (Phòng HCTP&BTTP) tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác BTCNN trên địa bàn tỉnh và phân công 1 công chức thuộc Phòng HCTP&BTTP kiêm nhiệm tham mưu thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
Để đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp và một số sở, ngành, UBND một số huyện nhận thức đúng về việc yêu cầu TNBTCNN, cũng như áp dụng đúng quy định để thực hiện, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo Sở Tư pháp căn cứ Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành để hướng dẫn cá nhân, tổ chức cũng như các sở, ngành và UBND một số huyện nghiên cứu, thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Dưới góc nhìn của người hành nghề luật sư, luật sư Lê Bá Thịnh cho rằng đây là một cơ chế rất nhân văn của Đảng và Nhà nước trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt, đây là hoạt động phi thương mại, dịch vụ công thiết yếu, không thu phí, phục vụ cho người dân. Điều này phù hợp với quy định về việc người bị thiệt hại không phải nộp các loại phí, lệ phí, án phí, thuế đối với các nội dung yêu cầu bồi thường và số tiền được Nhà nước bồi thường.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn
Với những dự báo về sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện tại, theo Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Trần Việt Hưng, lĩnh vực bồi thường nhà nước cần thiết phải được tiếp tục đánh giá đúng mức về vai trò trong việc góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ mới. 
Để tạo điều kiện cho những thay đổi mang tính bản chất được thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong thời gian tới cần phải nâng cao chất lượng nhân sự và đổi mới hình thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ này. Trong đó, tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.


 
Cụ thể, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68 ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN và Thông tư số 09 ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; nâng cao nhận thức pháp luật về TNBTCNN nói chung và quyền yêu cầu bồi thường nhà nước, quyền được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước nói riêng cho cá nhân.
Bên cạnh đó, cần đổi mới hình thức, phương pháp hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước. Cụ thể, đổi mới cách thức tiếp cận vụ việc có nhu cầu hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; tăng cường phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức có chức năng trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật trong thực hiện công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong từng vụ việc cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
 
Kể từ khi Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu lực thi hành đến nay, trung bình hằng năm, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước thực hiện được khoảng hơn 100 lượt vụ việc trong cả ba hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, theo đó đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, đồng thời nâng cao chất lượng công vụ của đội ngũ công chức nhà nước, củng cố thêm niềm tin trong Nhân dân và xã hội. Trong nhiều vụ việc, người bị thiệt hại đã được cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước kịp thời, đúng pháp luật, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, điển hình như vụ việc ở Khánh Hòa, Tây Ninh), Quảng Ninh, Hà Nội), Sơn La,...​
Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-cac-don-vi-thuoc-bo.aspx?ItemID=5078​
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Việc triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dânThông báoTinViệc triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
23/08/2024 4:00 CHNoĐã ban hành

21/08/2024
 
Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống Ngành Tư pháp Việt Nam, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp đã có cuộc trao đổi với đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ về những thành tựu đã đạt được trong thời gian. Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp xin trân trọng giới thiệu nội dung trả lời phỏng vấn ông Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Bồi thường nhà nước.
Phóng viên: Tiếp nối kết quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, năm 2023 vừa qua Bộ Tư pháp đã hoàn thành đánh giá kết quả 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, xin ông cho biết, quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong những năm qua đã có tác động như thế nào đối với công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc?
Ông Trần Việt Hưng: 
Năm 2023 vừa qua, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện đánh giá kết quả 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017. Thông qua hoạt động này, có thể thấy rằng, với tinh thần trách nhiệm và sự toàn diện trong việc triển khai, tổ chức thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp đã đạt được nhiều kết quả, có những tác động hết sức tích cực đối với công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc. Việc tổ chức triển khai thi hành Luật TNBTCNN đã tiếp tục khẳng định cam kết của Đảng và Nhà nước trong tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực bồi thường nhà nước, giúp củng cố niềm tin của Nhân dân vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, từ đó góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu thực thi Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ngày 09/11/2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Có thể nói, từ kết quả tích cực của hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nên công tác bồi thường nhà nước trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả, thể hiện qua một số điểm chủ yếu như sau:
Một là, các cơ quan giải quyết bồi thường đã chủ động hơn trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại, cũng như trong việc thường xuyên phản ánh khó khăn, vướng mắc và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước cả ở trung ương (Bộ Tư pháp - qua đầu mối Cục Bồi thường nhà nước) và địa phương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - qua đầu mối Sở Tư pháp) để được hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường, giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về TNBTCNN. Với những quy định mới của Luật TNBTCNN năm 2017 và sự chủ động của các cơ quan trong việc giải quyết bồi thường nên tỷ lệ vụ việc đã giải quyết xong trung bình năm của 05 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 là 14,8% cao hơn so với tỷ lệ 13,2% vụ việc đã giải quyết xong trung bình năm của 06 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2009[1]
Hai là, chất lượng giải quyết bồi thường thiệt hại được nâng cao, những sai phạm trong công tác giải quyết bồi thường thiệt hại đã giảm nhiều hơn. Điều này không chỉ cho thấy chất lượng của hoạt động giải quyết bồi thường thiệt hại đã được tăng lên đang kể mà còn giảm thiểu tác động tới việc bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại.
Ba là, việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại được thực hiện đúng pháp luật hơn, trách nhiệm chứng minh được thực hiện đầy đủ hơn. Tình trạng người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường “sai địa chỉ” hoặc tình trạng đưa ra yêu cầu bồi thường quá cao tới mức “không tưởng” đã giảm đáng kể.
Bốn là, hoạt động cấp phát kinh phí bồi thường và chi trả tiền bồi thường của Bộ Tài chính, Sở Tài chính được thực hiện kịp thời hơn, qua đó giúp cho cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại đúng như nội dung thỏa thuận trước đó giữa các bên về việc chi trả tiền bồi thường.

Phóng viên: Để đạt được những kết quả nêu trên, ông đánh giá như thế nào về vai trò tham mưu của Cục Bồi thường nhà nước và các Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý nhà nước và tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước?
Ông Trần Việt Hưng:
 Có thể nói, trong thời gian qua mà nhất là giai đoạn thi hành Luật TNBTCNN năm 2017, Cục Bồi thường nhà nước và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã tích cực phối hợp, chủ động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo phân cấp. Cục Bồi thường nhà nước đã tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật về TNBTCNN tạo cơ sở pháp lý để thực hiện một cách nền nếp hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên phạm vi toàn quốc.
Ở địa phương, việc phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước đã tiếp tục được nhiều địa phương quan tâm thực hiện bài bản và đạt hiệu quả. Tính đến nay, đã có 53/63 tỉnh, thành phố ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án và tố tụng. Hoạt động phối hợp liên ngành đã giúp địa phương tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết vụ việc yêu cầu bồi thường, thúc đẩy công tác phối hợp giữa các ban, ngành trong việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.

Phóng viên: Từ những kết quả nêu trên, xin ông cho biết những giải pháp mà Cục Bồi thường nhà nước thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bồi thường nhà nước.
Ông Trần Việt Hưng:
 Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bồi thường nhà nước, trong thời gian tới, Cục Bồi thường nhà nước tập trung thực hiện những giải pháp sau:
Một là, về các giải pháp trước mắt, bao gồm:
- Bổ sung hoàn thiện thể chế, tập trung vào sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN năm 2017.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TNBTCNN cho đối tượng là cá nhân, tổ chức; tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm tra liên ngành, công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước; tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ Tư pháp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, các Bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường; thống nhất các biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về TNBTCNN.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thực hiện công tác bồi thường nhà nước, đặc biệt là hoạt động giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bồi thường nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Hai là, về các giải pháp lâu dài, bao gồm:
- Tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả các quy định của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai công tác bồi thường nhà nước trên cơ sở quán triệt đầy đủ quan điểm của Đảng tại các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Đề xuất, kiến nghị về phương án, chính sách sửa đổi Luật TNBTCNN năm 2017 để khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật TNBTCNN năm 2017, bảo đảm hành lang pháp lý về công tác bồi thường nhà nước, cũng như phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!​
Nguồn:​https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-cac-don-vi-thuoc-bo.aspx?ItemID=5061​
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Tọa đàm góp ý đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nướcThông báoTinTọa đàm góp ý đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
07/08/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

02/08/2024
 
​Ngày 02/8/2024, Cục Bồi thường nhà nước tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến góp ý đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương chủ trì Tọa đàm.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương nêu rõ, Tọa đàm nằm trong giai đoạn nghiên cứu đề xuất phương án chính sách với mục tiêu dài hạn nhằm hướng tới sửa đổi, bổ sung Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và mục tiêu trước mắt nhằm đánh giá kết quả thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành để đề xuất với cấp có thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Về tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết yêu cầu bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại ra, Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước Lê Thái Phương cho biết, theo Báo cáo số 129/BC-BTP ngày 14/03/2024 của Bộ Tư pháp đánh giá kết quả 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì từ khi Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu lực (01/07/2018) đến ngày 30/06/2023, tổng số vụ việc đã được thụ lý, giải quyết là 168, trong đó, số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật là 103 (đạt tỷ lệ 61,3%).
Đánh giá chung cho thấy, trong hơn 6 năm qua, hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 đã được các cơ quan giải quyết bồi thường thực hiện chủ động, hiệu quả hơn so với giai đoạn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Việc tổ chức phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra, việc xác minh thiệt hại, thương lượng với người có yêu cầu bồi thường và việc chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại cơ bản được thực hiện kịp thời hơn; việc xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại đã được thực hiện nghiêm túc hơn, vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được phát huy triệt để, toàn diện, qua đó, bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại, xử lý nghiêm khắc trách nhiệm của cá nhân người thi hành công vụ gây thiệt hại làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động và kết quả tích cực nêu trên, việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước vẫn còn những hạn chế cụ thể như: vẫn còn tình trạng trong một số vụ việc người bị thiệt hại gặp khó khăn trong việc thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; vẫn còn tình trạng một số cơ quan chậm trễ, không thực hiện trách nhiệm giải quyết bồi thường hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm giải quyết bồi thường giữa các cơ quan có liên quan trong việc gây ra thiệt hại; vẫn còn tình trạng một số cơ quan thực hiện việc giải quyết bồi thường chưa phù hợp với quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Từ thực tiễn áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 trong ngành Tòa án, bà Đinh Thị Vân Anh, Tòa án nhân dân tối cao cho rằng, một trong những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 là phải bảo đảm thống nhất giữa quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước với quy định về thiệt hại được bồi thường. Bà Vân Anh có viện dẫn quy định về trường hợp thiệt hại do người bị xem xét trách nhiệm hình sự (xét xử) đã chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn nhưng sau đó có quyết định, bản án xác định người đó được miễn chấp hành hình phạt trong khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 chỉ quy định việc không bồi thường đối với trường hợp miễn trách nhiệm hình sự; cân nhắc việc mở rộng phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với trường hợp người yêu cầu bồi thường bị thiệt hại do lỗi của các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền gây ra trong việc tổng hợp hình phạt sai dẫn đến người yêu cầu bồi thường phải chấp hành hình phạt quá thời hạn hoặc sai quy định của pháp luật, dù lý do là thay đổi chính sách pháp luật hay lỗi chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền…
Để giải quyết khó khăn trong thực tiễn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành trong lĩnh vực thi hành án dân sự, theo bà Lê Thị Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 3, Tổng cục thi hành án dân sự thì cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến công tác giải quyết bồi thường, trong đó cân nhắc bổ sung một nội dung chưa được Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định gây khó khăn, vướng mắc như: bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục thi hành nghĩa vụ bồi thường của cơ quan nhà nước phát sinh do người thi hành công vụ gây ra theo bản án, quyết định của Tòa án đã được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự; bổ sung quy định về quyết định kết thúc một vụ việc giải quyết bồi thường để cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường có cơ sở pháp lý thực hiện trên thực tế. Bà Hồng cũng cho rằng cần có quy định cụ thể để bảo đảm trách nhiệm phải tương xứng với lỗi của từng chủ thể có liên quan đến sai phạm phải thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động thi hành án dân sự; …
Tại Tọa đàm đại diện các bộ, ngành, địa phương đã trao đổi về thực tiễn thi hành các quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản thi hành tại cơ quan, đơn vị, đồng thời đề xuất, kiến nghị về phương ánchính sách sửa đổi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành như: sửa đổi quy định về việc lập dự toán, phân bổ, quyết toán kinh phí bồi thường để bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và Luật Ngân sách Nhà nước; sửa đổi quy định về nguồn kinh phí bồi thường tương ứng với các cấp ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước; sửa đổi quy định về quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo hướng quy định cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.

Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-cac-don-vi-thuoc-bo.aspx?ItemID=5031​
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Chú trọng hoàn thiện thể chế trong công tác bồi thường nhà nước và trợ giúp pháp lýThông báoTinChú trọng hoàn thiện thể chế trong công tác bồi thường nhà nước và trợ giúp pháp lý/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
05/08/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

02/08/2024
 
Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng tại Hội nghị sơ kết công tác 06 tháng đầu năm 2024 của Cục Trợ giúp pháp lý và Cục Bồi thường nhà nước vào ngày 02/8.
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ việc bồi thường nhà nước
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bồi thường nhà nước cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục đã chủ động thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác năm 2024 bảo đảm chất lượng, tiến độ công tác.
Về tình hình thực hiện công tác bồi thường nhà nước, số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường có vướng mắc, đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ, hướng dẫn, hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong 06 tháng đầu năm 2024 tăng 02 lần so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả này cho thấy công tác bồi thường nhà nước đã được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo giải quyết; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước đã phát huy hiệu quả. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước đã được thực hiện sát sao, tích cực, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc bồi thường nhà nước cũng như việc quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được thuận lợi, hiệu quả.
 

Đồng chí Trần Việt Hưng, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Bồi thường nhà nước báo cáo tóm tắt kết quả 06 tháng đầu năm.

Tại địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước đã chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường ngay từ đầu năm; phối hợp với Cục thực hiện nhiều hoạt động tập huấn tại địa phương mình. Bên cạnh đó, một số địa phương cũng chủ động đề nghị Cục hướng dẫn nghiệp vụ khi có vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước phát sinh trên địa bàn; thể hiện sự thay đổi về cách tiếp cận của Lãnh đạo tỉnh cũng như cơ quan giải quyết bồi thường đối với công tác bồi thường nhà nước, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường.
Ngoài ra, công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng được quan tâm; việc quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, đúng năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức. Công tác cải cách thủ tục hành chính, bảo vệ bí mật nhà nước và an ninh mạng được triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
Trong 6 tháng cuối năm, Cục sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác năm 2024 của Cục, trong đó chú trọng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm như tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu về công tác bồi thường nhà nước. Cùng với đó, tăng cường theo dõi, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước tại địa phương; phát huy vai trò phối hợp liên ngành trong công tác bồi thường nhà nước…
Chất lượng trợ giúp pháp lý được nâng cao
Đồng chí Vũ Thị Hường, Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý cho biết, trong 06 tháng đầu năm, Cục đã bám sát và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2024; tập trung năng lực để nghiên cứu, xây dựng nhiều văn bản như: Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý; Đề án “Nâng cao vai trò, hiện đại hoá, phát triển trợ giúp pháp lý đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”…
 

Đồng chí Vũ Thị Hường, Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý báo cáo tóm tắt kết quả công tác 06 tháng đầu năm 2024.
 
 
Công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cũng được Cục chú trọng đẩy mạnh thực hiện với nhiều hình thức đa dạng. Theo đó, Cục đã tổ chức nhiều đợt truyền thông trên toàn quốc; lựa chọn các vụ việc trợ giúp pháp lý thành công để xây dựng kịch bản các vụ diễn án, phóng sự; xây dựng các tờ gấp pháp luật, các thông điệp về trợ giúp pháp lý…
Đối với công tác phối hợp trợ giúp pháp lý trong tố tụng, Cục đã triển khai Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Toà án nhân dân tối cao về việc người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tại Toà án. Đến nay có 63 Sở Tư pháp phối hợp với Toà án nhân dân cấp tỉnh ký kết Chương trình/Kế hoạch phối hợp để cụ thể hoá và triển khai Chương trình, trong đó có 20 tỉnh/thành phố trực cả qua điện thoại và trực tại trụ sở Toà án; 43 tỉnh/thành phố trực qua điện thoại. Cục cũng tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự với Bộ Công an.

 
  Trong 06 tháng đầu năm, các Trung tâm đã thụ lý mới 19.102 vụ việc (tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 15.112 vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng (tăng 4,76% so với cùng kỳ năm 2023). 44 Trung tâm thực hiện thẩm định chất lượng được 6.664 vụ việc, các vụ việc thẩm định đều đạt chất lượng; số vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công là 4.698 vụ việc (tăng 18 % so với cùng kỳ năm 2023).

Trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện các văn bản được giao; hướng dẫn, theo dõi việc triển khai Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành ở 63 địa phương trong toàn quốc; bám sát tình hình, thực tiễn công tác và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động trợ giúp pháp lý tại địa phương…
 







Đại diện một số đơn vị thuộc Bộ phát biểu tại Hội nghị.

Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng tiến độ được giao
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng ghi nhận tinh thần chủ động trong triển khai thực hiện công tác và đánh giá cao kết quả hai đơn vị đạt được trong 06 tháng vừa qua.
Thứ trưởng đề nghị hai Cục tiếp thu các ý kiến của Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ tại Hội nghị để hoàn thiện Báo cáo kết quả công tác; phân công nhiệm vụ cụ thể, đôn đốc, sâu sát việc thực hiện của các phòng, ban. Thứ trưởng lưu ý hai Cục cần quan tâm hơn nữa đến công tác hoàn thiện thể chế, trong đó lưu ý nội dung, phạm vi cần quản lý, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương, chú trọng cắt giảm thủ tục hành chính. Cùng với đó, hai Cục cũng phải tăng cường công tác chỉ đạo điều hành để nâng cao hiệu quả, tiến độ công việc; tăng cường kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ tại địa phương.
 

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng phát biểu kết luận Hội nghị.

Đối với Cục Trợ giúp pháp lý, theo Thứ trưởng, muốn nâng cao nghiệp vụ, phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị Cục đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư công “Hệ thống thông tin trợ giúp pháp lý”; nghiên cứu việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ thực hiện công tác; đồng thời chú trọng công tác thống kê số liệu, các vụ việc đã thực hiện và ứng dụng kết quả của Đề án 06.
Ngoài ra, Thứ trưởng yêu cầu 2 Cục tăng cường quản lý tài chính, tài sản; quan tâm công tác tổ chức cán bộ, cân nhắc việc chuyển đổi vị trí việc làm, luân chuyển, điều động nội bộ nhằm tạo động lực công tác cho cán bộ, công chức, viên chức tại Cục.
 Anh Thư - Trung tâm Thông tin​
Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=6475​
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Trao đổi nghiệp vụ: Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường hiện nayVăn bản hướng dẫn nghiệp vụTinTrao đổi nghiệp vụ: Thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường hiện nay/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
08/07/2024 12:00 CHNoĐã ban hành

Đặt vấn đề
Hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường là một trong những nội dung quan trọng của công tác bồi thường nhà nước được Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) năm 2017 quy định. Trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường được quy định chặt chẽ tại 19 điều của Chương 5 Luật TNBTCNN năm 2017, từ hồ sơ yêu cầu bồi thường, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường, tạm ứng kinh phí, xác minh thiệt hại, thương lượng việc bồi thường, quyết định giải quyết bồi thường …[1] và mỗi thủ tục cũng được hướng dẫn chi tiết tại chương 3 của Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN (Nghị định số 68/2018/NĐ-CP)[2]. Hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường là một hoạt động “đa mục đích”, trong đó, hai mục đích đầu tiên và trước mắt và kịp thời bù đắp lại những tổn thất về vật chất và tinh thần của người bị thiệt hại và là cơ sở để xác định mức độ hậu quả pháp lý mà Nhà nước sẽ phải gánh chịu do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra cho tổ chức, cá nhân.  Với hai mục đích đầu tiên và trước mắt như nêu trên, hoạt động giải quyết bồi thường có liên quan chặt chẽ với các quy định về thiệt hại được bồi thường được quy định tại chương 3 Luật TNBTCNN năm 2017[3].
Để phục vụ công tác bồi thường nhà nước nói chung và hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường nói riêng, ngày 17/5/2018, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 04/2018/TT-BTP ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước, trong đó có 18 biểu mẫu phục vụ cho hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.
Có thể nói rằng, với các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN nêu trên đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường, nhất là về thiệt hại và trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường,
Trong bài viết này, tác giả tập trung trao đổi về thực trạng hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.
1. Thực trạng hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường
Theo số liệu tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương, từ khi Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu lực ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023, các cơ quan giải quyết bồi thường trên toàn quốc đã thụ lý, giải quyết 168 vụ việc yêu cầu bồi thường, trong đó, số vụ có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 103 vụ việc, đạt tỷ lệ 61,3% (tỷ lệ vụ việc đã giải quyết xong trung bình của 05 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 là 14,8%, cao hơn so với tỷ lệ 13,2% vụ việc đã giải quyết xong trung bình của 06 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2009[4]). Tổng số tiền nhà nước phải bồi thường trong các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 76.985.530.000 đồng (Bảy mươi sáu tỷ chín trăm tám mươi lăm triệu năm trăm ba mươi nghìn đồng), có 22 vụ việc đình chỉ, còn 43 vụ việc đang giải quyết.[5]
Kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường trong từng hoạt động cụ thể như sau:
1.1. Trong hoạt động quản lý hành chính
Các cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý, giải quyết là 64 vụ việc, số vụ việc có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật 33 vụ việc, với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 11.896. 782.000 (Mười một tỷ tám trăm chín mươi sáu triệu bảy trăm tám mươi hai nghìn đồng), có 12 vụ việc đình chỉ, 19 vụ việc đang giải quyết.
1.2. Trong hoạt động tố tụng
Các cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý, giải quyết 79 vụ việc, số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 58 vụ việc với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật là 53 tỷ 086 triệu 433 nghìn đồng, có 05 vụ việc đình chỉ, còn 16 vụ việc đang giải quyết.
Trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính: Không phát sinh yêu cầu bồi thường.
1.3. Trong hoạt động thi hành án
Trong hoạt động thi hành án dân sự: Các cơ quan giải quyết bồi thường đã thụ lý, giải quyết 25 vụ việc, số vụ việc đã có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật là 12 vụ việc, với số tiền Nhà nước phải bồi thường trong các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật là 12.002.315.000 (Mười hai tỷ không trăm linh hai triệu ba trăm mười lăm nghìn đồng), có 05 vụ đình chỉ, còn 08  vụ việc đang giải quyết.
Trong hoạt động thi hành án hình sự: Không phát sinh yêu cầu bồi thường.
2. Những khó khăn, vướng mắc
Có thể thấy, các cơ quan giải quyết bồi thường đã có nhiều cố gắng trong việc thụ lý, giải quyết các yêu cầu bồi thường, tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao (103/168 vụ việc đạt tỷ lệ 61,3%), tỷ lệ chuyển kỳ sau giải quyết còn nhiều (43 vụ việc), kết quả này xuất phát từ nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng tựu chung lại, tập trung vào các khó khăn, vướng mắc cơ bản sau đây:
2.1. Khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường
- Nhiều vụ việc giải quyết bồi thường không thực hiện đúng quy định về thời hạn theo quy định của pháp luật, dẫn đến vụ việc bị kéo dài nhiều năm mà chưa được giải quyết dứt điểm.
- Việc giải quyết yêu cầu bồi thường chưa hiệu quả, nhiều vụ việc người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả thương lượng tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, tiếp tục khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường dẫn đến số vụ việc người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết còn chiếm tỷ lệ cao.[6]
- Vẫn còn trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường áp dụng chưa đúng các quy định của Luật trong việc xác định căn cứ thụ lý, không thụ lý yêu cầu bồi thường[7]; một số vụ việc, cơ quan giải quyết bồi thường chưa cử đúng, đủ thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường dẫn đến quá trình giải quyết bồi thường không bảo đảm đúng quy định của pháp luật[8].
- Việc ban hành và trao quyết định giải quyết bồi thường ngay tại buổi thương lượng thành trong trường hợp địa điểm thương lượng không phải là tại trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường thì cơ quan giải quyết bồi thường gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy định về bảo quản an toàn, sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ[9].
- Về phía người bị thiệt hại, còn tình trạng chưa hợp tác với cơ quan giải quyết bồi thường như: không đưa ra được căn cứ cũng như tài liệu, chứng từ chứng minh thiệt hại của mình[10].
2.2. Khó nhăn, vướng mắc của các quy định Luật TNBTCNN năm 2017
a) Về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường
Luật TNBTCNN quy định thời gian tiếp nhận, thụ lý và giải quyết yêu cầu bồi thường còn ngắn tạo áp lực lên cơ quan giải quyết bồi thường, nên nhiều vụ việc thực hiện việc xác minh, thương lượng không bảo đảm thời hạn, đặc biệt là đối với những vụ việc có nhiều loại thiệt hại xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau, mức yêu cầu bồi thường với số tiền rất lớn, xảy ra đã lâu, hồ sơ không còn hoặc không đầy đủ. [11]
b) Về thiệt hại được bồi thường
Các loại thiệt hại còn giới hạn và mức thiệt hại được bồi thường theo quy định của Luật còn thấp, chưa phù hợp với các thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại và tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Bên cạnh đó, một số quy định về tính giá trị thiệt hại chưa phù hợp nên chưa bảo đảm bù đắp các thiệt hại thực tế cho người bị thiệt hại[12].
c) Về cơ quan giải quyết bồi thường 
Luật quy định cơ quan giải quyết bồi thường theo mô hình phân tán nên thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường và công chức được cử giải quyết bồi thường hầu hết thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết bồi thường, dẫn đến hiệu quả giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại chưa cao.[13]
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Một số Sở Tư pháp chưa thực sự phát huy được vai trò trong việc tham mưu giúp UBND cấp tỉnh cũng như thực hiện theo thẩm quyền nhiệm vụ hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường tại địa phương.[14]
- Về phía cơ quan giải quyết bồi thường còn có tâm lý trốn tránh, đùn đẩy, chưa chủ động trong việc giải quyết bồi thường, dẫn đến một số trường hợp người bị thiệt hại có đầy đủ căn cứ để yêu cầu bồi thường nhưng không được thụ lý giải quyết, chỉ khi cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, đôn đốc thì vụ việc mới được thụ lý, giải quyết[15].
- Đội ngũ công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước còn hạn chế về số lượng, kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ thực hiện công tác bồi thường nhà nước, đồng thời, công chức làm công tác bồi thường nhà nước đều là kiêm nhiệm, không ổn định, nên còn lúng túng, khó khăn trong thực thi nhiệm vụ.
3.2. Nguyên nhân khách quan
- Hoạt động giải quyết bồi thường đòi hỏi phải có sự phối hợp, thống nhất ý kiến với các cơ quan, bộ, ngành có liên quan để bảo đảm tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên mất nhiều thời gian, công sức của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
- Nhận thức pháp luật về TNBTCNN của một bộ phận người dân chưa đầy đủ, chính xác nên còn nhiều trường hợp người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường không đúng quy định của Luật dẫn đến gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận, giải quyết.
- Việc thu thập tài liệu, cung cấp hồ sơ của đa số người bị thiệt hai không bảo đảm cho việc thụ lý, giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật do hồ sơ, tài liệu không còn, không đầy đủ, đặc biệt là đối với các vụ việc xảy ra đã lâu.
- Trong hoạt động phối hợp thực hiện giải quyết bồi thường, một số cơ quan có liên quan chưa chủ động, không phối hợp thực hiện đầy đủ các yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường làm hạn chế hiệu quả hoạt động giải quyết bồi thường.
- Một số quy định của Luật về trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường, thiệt hại được bồi thường không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay và yêu cầu thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong điều kiện tiếp tục tổ chức thi hành hiệu quả pháp luật về TNBTCNN để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại cũng như lợi ích của Nhà nước.
4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời gian tới, tác giả đề xuất cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:
4.1. Đối với cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại
Thứ nhất, nắm vững các nguyên tắc bồi thường của Nhà nước, cụ thể:
- Việc bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017;
- Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017;
- Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật TNBTCNN năm 2017 giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật TNBTCNN năm 2017;
- Cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý yêu cầu bồi thường sau khi người bị thiệt hại có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong từng hoạt động được quy định từ Điều 8 đến Điều 12 Luật TNBTCNN năm 2017;[16]
- Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại.
Thứ hai, thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định trong thực hiện tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và giải quyết yêu cầu bồi thường, cụ thể:
- Cơ quan giải quyết bồi thường chỉ thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại khi có đầy đủ thành phần hồ sơ, tài liệu theo quy định tại Điều 41 Luật TNBTCNN năm 2017;
- Cử công chức giải quyết bồi thường ngoài các tiêu chuẩn theo quy định, còn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Phải dành nhiều thời gian nghiên cứu văn bản pháp luật (không chỉ văn bản pháp luật về TNBTCNN mà còn phải chú ý nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, đặc biệt là những lĩnh vực thường xuyên áp dụng như: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Đầu tư, Xây dựng, Xử phạt vi phạm hành chính, Thi hành án dân sự …  và các văn bản hướng dẫn thi hành).
+ Có tinh thần trách nhiệm trong việc tham mưu và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như: nghiên cứu hồ sơ, áp dụng dụng trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường nhất là các biện pháp bảo đảm việc xác minh, thương lượng … để đề xuất phương án giải quyết hiệu quả cho thủ trưởng cơ quan.
+ Có kỹ năng giải quyết bồi thường như: kỹ năng giao tiếp, tạo niềm tin cho người yêu cầu bồi thường; kỹ năng đàm phán, thương lượng; kỹ năng định hướng người yêu cầu bồi thường hướng đến những lợi ích chung của xã hội, của đất nước.
+ Có kỹ năng phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết bồi thường: trong quá trình giải quyết bồi thường, nhất là trong quá trình xác minh, thương lượng, việc phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan là tất yếu, đặt ra yêu cầu người giải quyết bồi thường phải có kế hoạch chi tiết cho hoạt động này, theo đó, biết phân tích, tổng hợp, nhận định sự việc chính xác, xử lý các tình huống linh hoạt, tránh là tổn hại uy tín hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, cá nhân được xác minh hoặc cơ quan phối hợp xác minh, thương lượng, nhằm giúp cho thủ trưởng giải quyết bồi thường hiệu quả.
Thứ ba, phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong quá trình trước, trong và sau khi giải quyết bồi thường: với quy định về cơ quan giải quyết bồi thường theo mô hình phân tán, nên việc giải quyết yêu cầu bồi thường không phát sinh thường xuyên, dẫn đến thực tế cơ quan giải quyết bồi thường nói chung, công chức được cử giải quyết bồi thường nói riêng không thường xuyên được trong bị kiến thức pháp luật về TNBTCNN cũng như các kỹ năng trong giải quyết bồi thường. Do đó, để bảo đảm tính kịp thời, đúng pháp luật trong giải quyết bồi thường, không để xảy ra tình trạng người yêu cầu bồi thường không tin tưởng vào kết quả giải quyết và tiếp tục khởi kiện yêu cầu bồi thường tại Tòa án thì việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong quá trình giải quyết bồi thường là rất cần thiết.[17]
Theo đó, qua hoạt động phối hợp, các cơ quan giải quyết bồi thường sẽ được hướng dẫn nghiệp vụ từ khâu nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ, tiến hành xác minh, tổ chức thương lượng và ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc xử lý các tình huống không mong muốn xảy ra trong quá trình giải quyết bồi thường. Đồng thời, qua hoạt động phối hợp, cơ quan giải quyết bồi thường cũng thực hiện trách nhiệm báo cáo và gửi các văn bản, quyết định giải quyết bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà phục vụ cho công tác quản lý theo quy định.
4.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Thứ nhất, Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức được giao làm công tác bồi thường nhà nước và đội ngũ công chức các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tố tụng và cơ quan thi hành án:
Đối với đội ngũ công chức được giao làm công tác bồi thường nhà nước:
Xác định đây là lực lượng quan trọng trong tham mưu và tổ chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước nói chung, công tác hướng dẫn nghiệp vụ nói riêng, do đó, cần bảo đảm tính ổn định của đội ngũ công chức này nhất là tại các Sở Tư pháp, tránh thay đổi thường xuyên, gây khó khăn trong công tác tham mưu, triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước; thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ công chức này đi đào tạo, bồi dưỡng một cách hợp lý về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường … nhằm nâng cao chất lượng cả về năng lực và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ công chức này.
Đối với đội ngũ công chức các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tố tụng và cơ quan thi hành án: Do yêu cầu người giải quyết bồi thường phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được vị trí công tác, có kiến thức về tâm lý xã hội và am hiểu pháp luật, biết cách ứng xử, giao tiếp. Đặc biệt, khi giải quyết bồi thường phải bảo đảm các nguyên tắc, như: Tôn trọng quyền yêu cầu bồi thường của người yêu cầu bồi thường; khách quan, công khai, dân chủ, thận trọng; biết phân tích, tổng hợp, nhận định sự việc chính xác, xử lý các tình huống linh hoạt, nhằm giúp cho thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường kịp thời, đúng pháp luật. Do đó, việc thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ về giải quyết bồi thường cho đội ngũ này phải được thực hiện thường xuyên hằng năm.
Thứ hai, Thường xuyên kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc giải quyết bồi thường phức tạp, tồn đọng, kéo dài, trên cơ sở đó thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đôn đốc, giải quyết dứt điểm các vụ việc yêu cầu bồi thường, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trên các lĩnh vực dễ phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thứ ba, Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc chấp hành pháp luật về TNBTCNN, trách nhiệm thực hiện quản lý nhà  nước về công tác bồi thường nhà nước đối với người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp là cơ quan trực tiếp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương. Thường xuyên tổ chức quán triệt, tuyên truyền, giải thích pháp luật về TNBTCNN để cán bộ, Nhân dân nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án để góp phần hạn chế những sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.  
4.3. Hoàn thiện một bước các quy định và biện pháp bảo đảm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017
Thứ nhất, đối với hoạt động hướng dẫn nghiệp vụ về công tác giải quyết yêu cầu bồi thường
Thực tiễn hiện nay, qua phản ánh của báo chí, kiến nghị của cơ quan, người có thẩm quyền, nhiều vụ việc đã bảo đảm đầy đủ các thành phần hồ sơ yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật TNBTCNN năm 2017 và đã được cơ quan giải quyết bồi thường thụ lý, hoặc qua tiếp nhận của Sở Tư pháp do người yêu cầu bồi thường gửi, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan giải quyết bồi thường không chủ động gửi xin hướng dẫn nghiệp vụ mà chủ động thực hiện nên quá trình giải quyết còn mắc nhiều sai phạm trong áp dụng trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường[18], chỉ khi cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra và hướng dẫn thì việc giải quyết mới được thực hiện đúng hoặc được hướng dẫn khắc phục vi phạm. Do đó, để khắc phục triệt để tình trạng trên và nâng cao chất lượng hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường, quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, tác giả đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung quy định tại Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN (Nghị định số 68/2018/NĐ-CP) và biện pháp thi hành tại Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp Quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (Thông tư số 08/2019/TT-BTP), theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền chủ động thực hiện hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với những trường hợp này.
Thứ hai, về hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường
Hiện nay, theo quy định tại Mục 3 của Luật TNBTCNN năm 2017 về phục hồi danh dự (từ Điều 56 về hình thức phục hồi danh dự và Điều 57 về chủ động phục hồi danh dự, Điều 58 về trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai, Điều 59 về đăng báo xin lỗi và cải chính công khai), tại các điều này đã quy định cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải chủ động thực hiện phục hồ danh dự cho các người bị thiệt hại trong các trường hợp: người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, cá nhân bị thiệt hại trong trường hợp bị buộc thôi việc trái pháp luật, áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để tạo điều kiện thuận lợi cho những trường hợp này thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường, đồng thời, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Nhà nước, tác giả đề nghị nghiên nghiên cứu bổ sung quy định tại Nghị định số 68/2018/NĐ-CP và Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước phải chủ động thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường đối với những trường hợp này.
Trên đây là quan điểm của tác giả trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời gian tới, rất mong sự quan tâm, chia sẻ của các đồng nghiệp./.
                                                        Trần Việt Hưng - Phó Cục trưởng
                                                     Cục Bồi thường nhà nhà nước, Bộ Tư pháp
​Tin sưu tầm
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Trao đổi nghiệp vụ: Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi cho công tác BTNNThông báoTinTrao đổi nghiệp vụ: Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi cho công tác BTNN/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
08/07/2024 12:00 CHNoĐã ban hành

Đặt vấn đề
Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được quy định cụ thể tại Chương VIII Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, Nhà nước cần bảo đảm các điều kiện về tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động và kinh phí để thực hiện.
Thực tế hiện nay, tại 63 Sở Tư pháp hầu hết là công chức được giao kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ tham mưu công tác bồi thường nhà nước và chủ yếu được giao cho Phòng Hành chính, Bổ trợ tư pháp thực hiện, Một số Sở Tư pháp giao cho phòng Phổ biến và theo dõi thi hành pháp luật, Phòng Xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và Văn phòng Sở[1].
Bên cạnh việc biên chế chưa được bố trí hợp lý thì vấn đề về bảo đảm kinh phí để các Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật[2], do đó, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện công tác này trong phạm vi từng địa phương cũng như trên phạm vi toàn quốc.
Qua Báo cáo kết quả đánh giá 5 năm thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 của Bộ Tư pháp[3], nguyên nhân của thực tế này có nhiều, nhưng tựu chung lại, tập trung chủ yếu vào các nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất, một số UBND cấp tỉnh chưa quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác bồi thương nhà nước đối với hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, phối hợp liên ngành, hoạt động giải quyết bồi thường. Một số Sở Tư pháp chưa thực sự phát huy được vai trò trong việc tham mưu giúp UBND cấp tỉnh trong triển khai toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương[4].
Thứ hai, các nội chi cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước chưa được quy định cụ thể tại Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nên các Sở Tư pháp lúng túng về căn cứ để lập dự toán và phối hợp với Sở Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Thứ ba, các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước chủ yếu là những nhiệm vụ ít phát sinh (chủ yếu là phổ biến, quán triệt, theo dõi và thực hiện thống kê báo cáo) mà chưa phát sinh nhiều vụ việc phải phối hợp liên ngành xác định cơ quan giải quyết bồi thường, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra, phối hợp kiểm tra liên ngành … Bên cạnh đó, Sở Tư pháp còn nhiều nhiệm vụ cần bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện các nhiêm vụ chuyên môn khác như: Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp …. nên chưa bố trí kinh phí đầy đủ cho các nhiệm vụ này.
Với những hạn chế và nguyên nhân nêu trên, để thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường nhà nước tại địa phương cần có những giải pháp để khắc phục khó khăn, bảo đảm các điều kiện về kinh phí để các Sở Tư pháp chủ động trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ là cần thiết. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu đưa ra những trao đổi, đề xuất trong thực hiện lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về công tác bồi thường nhà nước tại các địa phương để làm tài liệu cho các Sở Tư pháp nghiên cứu, tham khảo nhằm tiếp tục thực hiện nâng cao hiệu quả công tác bồi thường nhà nước trong thời gian tới.
1.  Quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và UBND cấp tỉnh trong công tác bồi thường nhà nước
Một trong những điểm mới của Luật TNBTCNN năm 2017 là đã quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước, đồng thời, xác định những nhiệm vụ, quyền hạn về công tác bồi thường nhà nước được giao cho Chính phủ, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên phạm vi cả nước.
2. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng chiến lược, chính sách về công tác bồi thường nhà nước;
b) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; ban hành biểu mẫu, sổ sách về công tác bồi thường nhà nước;
c) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước; giải đáp vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
d) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật này;
đ) Hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường;
e) Theo dõi, đôn đốc công tác bồi thường nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;
g) Hằng năm, thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước báo cáo Chính phủ theo quy định;
h) Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ trong trường hợp cần thiết;
i) Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong công tác bồi thường nhà nước;
k) Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về công tác bồi thường nhà nước;
l) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật;
m) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật này mà không ra quyết định hủy;
n) Giúp Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quản lý công tác bồi thường nhà nước trong lĩnh vực tố tụng;
o) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước;
b) Xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật này;
c) Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước;
đ) Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định;
e) Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ trong trường hợp cần thiết;
g) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi do mình quản lý;
h) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật này mà không ra quyết định hủy;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.[5].
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác bồi thường nhà nước được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 73 và quy định trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước tại địa phương là Sở Tư pháp tại khoản 4 Điều 73.
2. Xác định các nội dung chi các nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường nhà nước
Mặc dù Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể nội dung chi cho công tác bồi thường nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ này, từ khi Luật TNBTCNN năm 2009 có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng các Thông tư, Thông tư liên tịch để hướng dẫn thi hành Luật, trong đó, Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTP-BTC ngày 9/5/2012 giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Hiện nay, Thông tư liên tịch này đã hết hiệu lực, xong một số quy định về nội dung chi, quản lý và quyết toán kinh phí vẫn được Cục Bồi thường nhà nước sử dụng để lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán ngân sách hằng năm trong thực hiện tham mưu cho Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, do các nội dung này không trái với quy định hoặc đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước.
Với những nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương, việc triển khai cần phải xác định được những nhiệm vụ cụ thể để đề xuất, bố trí kinh phí thực hiện cho phù hợp.
Theo quan điểm của tác giả, các nội dung nhiệm vụ để Sở Tư pháp lập dự toán chi cho công tác bồi thường nhà nước gồm:
(1) Chi phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(2) Chi lấy ý kiến chuyên gia đối với những vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc mang tính chuyên môn sâu thuộc nhiều lĩnh vực do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc lấy ý kiến.
(3) Chi định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản và giám định thiệt hại về sức khỏe để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(4) Chi họp liên ngành với các cơ quan tại địa phương để xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết bồi thường yêu cầu.
(5) Chi tổ chức các đoàn công tác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc theo thẩm quyền của Giám đốc Sở Tư pháp để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường; theo dõi, đôn đốc việc chi trả tiền bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả.
(6) Chi tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường và quản lý nhà nước về công tác bồi thường cho công chức làm công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.
(7) Chi hoạt động khảo sát, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
(8) Chi cho các đoàn công tác theo quyết định của Giám đốc Sở Tư pháp để hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường tại nơi cư trú của người bị thiệt hại hoặc chi cho công chức được cử tham gia xác minh, thương lượng vụ việc theo đề nghị của cơ quan giải quyết bồi thường.
(9) Chi khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bồi thường (Chi cho các hoạt động phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành).
Trên cơ sở xác định các mục chi cho hoạt động mang tính thường xuyên và không thường xuyên, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính để lập dự toán chi hoạt động quản lý nhà nước vê công tác bồi thường nhà nước.
3. Lập dự toán kinh phí
3.1. Hằng năm, vào tháng 7 của năm thực hiện kế hoạch, căn cứ thực tế kinh phí thực hiện nhiệm vụ công tác bồi thường nhà nước của năm, Sở Tư pháp dự kiến các hoạt động cần triển khai của năm kế tiếp để lập dự toán kinh phí chi cho công tác bồi thường nhà nước (theo các nhiệm vụ cụ thể được xác định tại mục 2 của bài viết này), gửi Sở Tài chính để tổng hợp trong dự toán ngân sách địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Vào cuối năm kế hoạch, nhiệm vụ và dự toán kinh phí có thể thay đổi hoặc được bổ sung theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp hoặc của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính, điều chỉnh, bảo vệ dự toán ngân sách năm kế tiếp.
3.2. Việc lập dự toán kinh phí để chi thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cần lưu ý các nội dung sau đây:
Thứ nhất, Xác định các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường:
- Nhiệm vụ tại các mục (1), (5), (6), (7) và (9) là hoạt động thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước hằng năm, nên cần nguồn kinh phí ổn định để thực hiện.
- Nhiệm vụ tại các mục: (2), (3), (4), và (8) là hoạt động chỉ phát sinh khi có yêu cầu hoặc khi có vụ việc phải giải quyết bồi thường nên khi lập dự toán có thể sử dụng hoặc không sử dụng.
Thứ hai, Kinh phí thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được xác định là các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên: Chỉ giao kinh phí thực hiện chế độ tự chủ đối với những hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định đã có dự toán chi tiết tính theo khối lượng công việc và tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định, được cơ quan chủ quản thẩm tra tổng hợp trong phương án phân bổ giao dự toán.[6]
Ví dụ: Khi lập dự toán chi cho hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước, Sở Tư pháp cần xác định cụ thể nhiệm vụ và kinh phí dự kiến thực hiện như sau:
- Đối với nhiệm vụ theo dõi: Dự kiến thực hiện bao nhiêu cuộc trong năm; thành phần, số lượng cơ quan, người tham gia; số kinh phí cần bố trí theo quy định của nhà nước.
- Với nhiệm vụ kiểm tra, có thể phân thành các nhiệm vụ:
+ Kiểm tra định kỳ công tác bồi thường nhà nước;
+ Kiểm tra đột xuất đối với vụ việc (nếu có);
+ Kiểm tra liên ngành trong tố tụng và thi hành án.
Qua việc dự kiến thực hiện bao nhiêu cuộc trong năm; thành phần, số lượng cơ quan, người tham gia để xác định số lượng kinh phí cần dự toán chi cho hoạt động này để phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Thứ ba, Chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
Ví dụ: Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm hằng năm, sơ kết, tổng kết hoặc chuyên đề theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, Chỉ đạo của Tỉnh ủy, Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.
Ví dụ: Chỉ đạo của Tỉnh ủy, thực hiện Quyết định của UBND cấp tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp công tác bồi thường nhà nước.
4. Tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng ngân sách chi cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước được áp dụng các mức chi quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể như sau:
4.1. Chi phổ biến, tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18/8/2023 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
4.2. Chi lấy ý kiến chuyên gia đối với những vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc mang tính chuyên môn sâu thuộc nhiều lĩnh vực do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc lấy ý kiến:
Thông tư số 09/2023/TT-BTC ngày 08/02/2023 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
4.3. Chi định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản và giám định thiệt hại về sức khỏe để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước:
Mức chi căn cứ vào hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về giám định thiệt hại về tài sản và giám định thiệt hại về sức khỏe đối với từng vụ việc.
4.4. Chi họp liên ngành với các cơ quan tại địa phương để xác định cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết bồi thường yêu cầu:
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
4.5. Chi tổ chức các đoàn công tác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc theo thẩm quyền của Giám đốc Sở Tư pháp để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết bồi thường; theo dõi, đôn đốc việc chi trả tiền bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả:
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
4.6. Chi tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường và quản lý nhà nước về công tác bồi thường cho công chức làm công tác bồi thường nhà nước tại địa phương:
Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
4.7. Chi hoạt động khảo sát, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước:
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
- Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia.
4.8. Chi cho các đoàn công tác theo quyết định của Giám đốc Sở Tư pháp để hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường tại nơi cư trú của người bị thiệt hại hoặc chi cho công chức được cử tham gia xác minh, thương lượng vụ việc giải quyết bồi thường theo đề nghị của cơ quan giải quyết bồi thường:
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
4.9. Chi khác liên quan đến công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (các hoạt động phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương theo Quy chế được UBND cấp tỉnh ban hành):
Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
Căn cứ vào các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước dự kiến thực hiện trong năm và các văn bản quy định, Sở Tư pháp lập dự toán cho các nhiệm vụ và tổng hợp vào dự toán chung của Sở Tư pháp gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
5. Quyết toán ngân sách chi cho quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện công tác quản lý nhà nước về bồi thường nhà nước được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
6. Một số đề xuất, kiến nghị
Qua 5 năm thực hiện Luật TNBTCNN năm 2017 nói chung và thực hiện kinh phí chi cho công tác bồi thường nhà nước nói riêng, tác giả đề xuất 02 vấn đề như sau:
Một là, Để triển khai Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu quả và thực sự đi vào cuộc sống, bên cạnh vấn đề quan trọng là giải quyết dứt điểm số lượng vụ việc các cơ quan giải quyết bồi thường đã tiến hành thụ lý, giải quyết, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, lợi ích của Nhà nước thì việc bố trí kinh phí hợp lý cho triển khai các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai các quy định của Luật, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác này, qua đó, làm cho các cấp ủy, chính quyền thấy rõ được trách nhiệm trong quan tâm, chỉ đạo để các hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường thực hiện đúng quy định, có tác dụng mạnh mẽ đến hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đến đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện nghiêm các quy định chuyên ngành về chuyên môn, nghiệp vụ, qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, lòng tự trọng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, tránh các hành vi vi pháp phạm luật làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, từ đó, tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phục vụ hiệu quả chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Hai là, Để bảo đảm sự thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn quốc trong việc lập dự toán, quyết toán kinh phí chi cho công tác bồi thường nhà nước cũng như việc thẩm định hồ sơ đề nghị cấp kinh phí chi trả tiền bồi thường của các cơ quan giải quyết bồi thường, qua phản ánh về những khó khăn, vướng mắc của các địa phương nêu trong báo cáo đánh giá 5 năm triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017, theo đó, Bộ Tài chính cần có Thông tư hướng dẫn cụ thể các nội dung như: (1) Kinh phí chi cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (gồm: 9 nội dung chi nêu tại mục 4 của bài viết); (2) Dự toán, quyết toán kinh phí chi cho hoạt động giám định, định giá tài sản, giám định sức khỏe; (3) Dự toán, quyết toán kinh phí chi trả tiền bồi thường; (4) Việc xử lý kinh phí khi người thi hành công vụ thực hiện trách nhiệm hoàn trả và (5) Thủ tục sung công quỹ Nhà nước đối với khoản tiền chi trả bồi thường trong trường hợp sau 3 năm, kể từ khi nhận được thông báo nhưng người bị thiệt hại không nhận.
Tác giả rất mong sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp có cùng quan tâm, để việc tổ chức thực hiện công tác đến công tác bồi thường nhà nước ngày càng có hiệu lực, hiệu quả trên thực tiễn./.
 
Trần Việt Hưng – Phó Cục trưởng
Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp
​Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi​
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
13 năm thành lập Cục Bồi thường nhà nước-Dấu mốc hình thành, hoàn thiện chế định PL về TNBT của Nhà nướcTin ngành tư phápTin13 năm thành lập Cục Bồi thường nhà nước-Dấu mốc hình thành, hoàn thiện chế định PL về TNBT của Nhà nước/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 18/6/2009, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009. Ngoài việc thiết lập một cơ chế pháp lý mới chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả để bảo vệ, bảo đảm tốt hơn quyền được Nhà nước bồi thường của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thì một trong những điểm nhấn quan trọng của Luật so với hệ thống pháp luật về bồi thường nhà nước trước đó là chính thức xác lập chế độ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi toàn quốc. Để hiện thực hóa chế độ quản lý nhà nước này, yêu cầu đặt ra là cần phải có một đơn vị chuyên trách với đầy đủ nguồn lực làm đầu mối để tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên toàn quốc. Vì vậy, Bộ Tư pháp đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Xây dựng Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp và kiện toàn bộ máy tổ chức thuộc Sở Tư pháp, tổ chức pháp chế để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường”. Ngày 23/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 767/QĐ-TTg về việc thành lập Cục Bồi thường nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp. Ngày 05/7/2011, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 1128/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bồi thường nhà nước (nay là Quyết định số 1222/QĐ-BTP ngày 29/6/2023). Mang trên mình sứ mệnh và mục tiêu cao cả khi ban hành, để tổ chức và đưa Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 “đi vào cuộc sống”, Cục Bồi thường nhà nước đã được thành lập trong bối cảnh như vậy.
24/05/2024 9:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Công văn số 628/BTP-BTNN ngày 02/02/2024 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường nhà nước năm 2024Văn bản điều hànhTinCông văn số 628/BTP-BTNN ngày 02/02/2024 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi thường nhà nước năm 2024/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
06/03/2024 11:00 SANoĐã ban hành

Trên cơ sở kết quả công tác bồi thường nhà nước năm 2023, kết quả đánh giá 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017, trong năm 2024, để tiếp tục bảo đảm hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN năm 2017, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây viết là Bộ) và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tiếp tục quan tâm, phối hợp thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường nhà nước, tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

I. ĐỐI VỚI CÁC BỘ

1. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trên phạm vi cả nước, tập trung vào các nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TNBTCNN; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường nhà nước.

2. Chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành mình tại địa phương phối hợp chặt chẽ, kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đúng nội dung văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc đã được liên ngành tại địa phương thống nhất ban hành.

3. Chủ động kiểm tra; chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của mình kịp thời thụ lý, giải quyết dứt điểm các vụ việc yêu cầu bồi thường phát sinh (nếu có) đúng trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

II. ĐỐI VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH

1. Tăng cường vai trò của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương.

2. Chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường và bảo đảm các điều kiện cần thiết để Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đặc biệt hướng tới các đối tượng là người dân bằng các hình thức phù hợp.

3. Bảo đảm các điều kiện cần thiết để Sở Tư pháp tiếp tục tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước tại địa phương.

4. Chỉ đạo Sở Tư pháp chủ động phối hợp với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong thực hiện các nhiệm vụ về công tác bồi thường nhà nước. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tích cực phối hợp, chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của mình phối hợp với Sở Tư pháp trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường cũng như trong quá trình giải quyết các vụ việc bồi thường theo đúng nội dung văn bản phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc đã được liên ngành tại địa phương thống nhất ban hành.

5. Chỉ đạo các cơ quan giải quyết bồi thường kịp thời thụ lý, giải quyết dứt điểm các vụ việc yêu cầu bồi thường phát sinh tại địa phương bảo đảm đúng quy định của pháp luật.​

CV 628 về nhiệm vụ trọng tâm công tác BTNN năm 2024 của BTP.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Kế hoạch triển khai công tác bồi thường Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024Văn bản điều hànhTinKế hoạch triển khai công tác bồi thường Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) năm 2017; Công văn số 628/BTP- BTNN ngày 02/02/2024 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường Nhà nước năm 2024. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 860/KH-UBND tỉnh ngày 28/02/2024 Triển khai công tác bồi thường Nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2024.
04/03/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

1. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đặc biệt hướng tới các đối tượng là người dân bằng hình thức phù hợp.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Công an tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy định về phối hợp thực hiện quản lý nhà nước trong quá trình giải quyết bồi thường, xem xét trách nhiệm hoàn trả

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp;

- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Cục Thi hành án dân sự, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan, tổ chức có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

3. Bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức được giao phụ trách công tác bồi thường nhà nước bằng các hình thức phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

4. Tăng cường tổ chức thực hiện kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành, nhất là các cơ quan, địa phương có phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường (bằng hình thức phù hợp với tình hình tại địa phương)

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

- Thời gian thực hiện: Năm 2024.

5. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Các Sở, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã (trách nhiệm cụ thể của cơ quan, đơn vị căn cứ tại Quyết định số 717/QĐ-UBND).

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Khi phát sinh nội dung phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.

6. Thụ lý, giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước

- Kịp thời thụ lý giải quyết dứt điểm các vụ việc yêu cầu bồi thường phát sinh tại địa phương đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Cơ quan thực hiện: Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; các Sở, Ngành, UBND cấp huyện; UBND cấp xã (khi cơ quan, đơn vị phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước).

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: Khi phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước.

7. Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm gửi các văn bản trong quá trình giải quyết bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả; về chế độ thông tin, báo cáo về kết quả thực hiện công tác bồi thường Nhà nước

- Cơ quan thực hiện: Tòa án nhân dân tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm; đột xuất theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khi phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước theo quy định.

8. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo kết quả công tác bồi thường nhà nước

Báo cáo thống kê định kỳ thực hiện hàng năm theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp thi hành chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước

- Cơ quan thực hiện: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Cục Thi hành án dân sự, Công an tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã (Sở Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp chung toàn tỉnh).

KH số 860.KH.UBND ngày 28.02.2024 triển khai công tác BTNN 2024.pdf

- Thời gian thực hiện: Trước ngày 15/11/2024.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Báo cáo về việc đánh giá và xếp loại kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong năm 2023 của Sở Tư pháp tỉnh Bình DươngTin ngành tư phápTinBáo cáo về việc đánh giá và xếp loại kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong năm 2023 của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Công văn số 483/BTNN-NV1 ngày 05/10/2023 của Cục Bồi thường nhà nước – Bộ Tư pháp về việc đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước, căn cứ Quyết định số 3062/QĐ-BTP ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương báo cáo kết quả tự chấm điểm.
20/12/2023 4:00 CHNoĐã ban hành

​Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương báo cáo kết quả tự chấm điểm công tác bồi thường nhà nước năm 2023 như sau

1. Đối với Nhóm tiêu chí đánh giá thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (50 điểm)

2.  Nhóm tiêu chí đánh giá tổ chức các hoạt động phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (20 điểm)

3. Nhóm tiêu chí đánh giá tham gia giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 4 Điều 45 và khoản 3 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (10 điểm)

4. Nhóm tiêu chí đánh giá điều kiện bảo đảm thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước (10 điểm)

4. Nhóm tiêu chí đánh giá của cơ quan giải quyết bồi thường, cơ quan nhà nước khác có liên quan tại địa phương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và tham gia giải quyết yêu cầu bồi thường (10 điểm)

Tổng số điểm: 100 điểm.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Báo cáo sơ kết 05 năm công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình DươngTin ngành tư phápTinBáo cáo sơ kết 05 năm công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Công văn số 2522/BTP-BTNN ngày 20/6/2023 của Bộ Tư pháp về việc phối hợp xây dựng Báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN và kết quả thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 về công tác bồi, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành báo cáo số 229/BC-UBND ngày 08/8/2023 sơ kết 05 năm công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
20/12/2023 4:00 CHNoĐã ban hành

Thực hiện Luật TNBTCNN năm 2017 và Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, các nhiệm vụ trọng tâm công tác BTNN hàng năm của Bộ Tư pháp được kịp thời, thống nhất và hiệu quả, UBND tỉnh Bình Dương đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN tại địa phương, đồng thời bám sát yêu cầu tại Kế hoạch triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và các nhiệm vụ trọng tâm về công tác BTNN hàng năm của Bộ Tư pháp như Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hàng năm[1].

Ngay sau khi Luật TNBTCNN có hiệu lực thi hành, ngoài việc UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh, Sở Tư pháp là cơ quan thường trực, tham mưu cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh, như đăng tải các quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước trên trang thông tin điện tử của Sở; báo Bình Dương; biên soạn và cấp phát Tờ gấp pháp luật về bồi thường nhà nước; đăng bài trên trang website của Sở Tư pháp, báo Bình Dương những nội dung chính của Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sở Tư pháp đã thực hiện tóm tắt các nội dung của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước gửi qua mail công vụ cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, biên soạn và cấp phát Tờ gấp pháp luật về bồi thường nhà nước 46.000 tờ cho người dân. 

Thực hiện chức năng giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, trong 05 năm, Sở Tư pháp chưa nhận được những đề xuất, kiến nghị của cơ quan giải quyết bồi thường hoặc cơ quan khác có liên quan đến công tác bồi thường nhà nước theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 08/2019/TT-BTP. ​

 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương[1], song song đó, chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện việc nghiên cứu, rà soát các nội dung của Quy chế theo hướng dẫn tại Công văn số 4131/BTP-BTNN ngày 24/10/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn xây dựng văn bản phối hợp thực hiện công tác BTNN. Trong thời gian qua, thực hiện Quy chế phối hợp, các cơ quan có liên quan tại địa phương thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các nội dung phối hợp.


Thực hiện quy định của Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Bình Dương đã kịp thời triển khai thi hành Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành; bám sát yêu cầu tại Kế hoạch triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ); chỉ đạo tiếp cận Luật TNBTCNN theo phương châm phòng ngừa là chính, vì vậy, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh thường xuyên quán triệt nội dung Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành cho đội ngũ công chức nhằm phòng ngừa phát sinh sai phạm trong thi hành công vụ; nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với đội ngũ công chức và tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức phù hợp với từng đối tượng theo chức năng, nhiệm vụ của sở, ngành, đơn vị. 

- Kiến nghị Bộ Tư pháp:

+ Tiếp tục phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo Tòa án các cấp gửi các bản án đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước ở địa phương như: Bản án dân sự giải quyết tranh chấp về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; bản án hành chính có nội dung chấp nhận yêu cầu khởi kiện và các bản án hình sự xét xử người thi hành công vụ có nội dung tuyên người thi hành công vụ có tội đồng thời có nội dung giải quyết yêu cầu bồi thường.

+ Tiếp tục tổ chức tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ bồi thường nhà nước cho đội ngũ công chức làm công tác tham mưu về bồi thường nhà nước tại địa phương.

+ Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành với phương thức phong phú, đa dạng.

- Kiến nghị cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước:

+ Cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát nhất là trong việc ban hành văn bản hành chính kịp thời phát hiện những sai sót xử lý phù hợp quy định của pháp luật giảm mức thấp nhất thiệt hại cho tổ chức và công dân.

+ Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, hạn chế sai phạm dẫn đến phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước.

+ Thực hiện nghiêm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và khiếu kiện hành chính đảm bảo kịp thời, khách quan, đúng pháp luật, đồng thời tổ chức thực hiện và giải quyết dứt điểm kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo và thi hành đúng đầy đủ, kịp thời các bản án đã có hiệu lực pháp luật đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bên cạnh đó rà soát và tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.

+ Tiếp tục quan tâm đến công tác dự báo, hạn chế thấp nhất các vụ việc có thể xảy ra bồi thường nhà nước, thường xuyên kiểm tra, rà soát các quyết định, hành vi thực thi công vụ trong hoạt quản lý hành chính nhà nước có thể dẫn đến vi phạm, phải bồi thường để tổ chức rút kinh nghiệm, phòng tránh.      

229-BC.signed - bc cong tac btnn 05 nam.pdf


[1]Kế hoạch số 4854/KH-UBND ngày 27/10/2017 của UBND tỉnh Bình Dương về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 14/01/2019 của UBND tỉnh Bình Dương về triển khai công tác BTNN năm 2019; Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 16/01/2020 của UBND tỉnh Bình Dương về triển khai công tác BTNN năm 2020; Công văn số 1124/UBDN-NC ngày 22/3/2021 của UBND tỉnh Bình Dương về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác BTNN năm 2021; Kế hoạch số 732/KH-UBND ngày 21/2/2022 của UBND tỉnh Bình Dương về triển khai công tác BTNN năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 của UBND tỉnh Bình Dương Ban hành quy chế phối hợp thực hiện công tác BTNN trên địa bàn tỉnh Bình Dương;  kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế và công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh năm 2022; Kế hoạch số 385/KH-UBND ngày 03/2/2023 của UBND tỉnh Bình Dương về triển khai công tác BTNN năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

[1] Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 của UBND tỉnh Quyết định ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Hướng dẫn giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa ánThông báoTinHướng dẫn giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
15/12/2023 11:00 SANoĐã ban hành

Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-TNDTC hướng dẫn thi hành Điều 55 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thông tư áp dụng đối với: 
Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Cá nhân, pháp nhân được người quy định tại khoản 2 Điều này ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Người thi hành công vụ, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Nội dung của bản án có giải quyết yêu cầu bồi thường
Bản án hình sự, bản án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phải có các nội dung sau đây:
1. Tại phần thông tin về người tham gia tố tụng, ghi tư cách tham gia tố tụng của người có yêu cầu bồi thường thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính.
2. Tại phần “NỘI DUNG VỤ ÁN”, trình bày thành đoạn riêng thể hiện đầy đủ nội dung yêu cầu của người có yêu cầu bồi thường.
3. Tại phần “NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN”, trình bày thành đoạn riêng về các vấn đề sau đây:
a) Trường hợp chấp nhận yêu cầu bồi thường thì phải phân tích, nhận định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật, gây thiệt hại cho người yêu cầu và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; nội dung yêu cầu của người yêu cầu bồi thường; xác định nhũng thiệt hại đối với người yêu cầu bồi thường do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra; tài liệu, chứng cứ đã đủ giải quyết yêu cầu bồi thường;
b) Trường hợp không chấp nhận yêu cầu bồi thường thì phải phân tích, nhận định hành vi của người thi hành công vụ là không trái pháp luật, không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Trường hợp tách yêu cầu bồi thường để giải quyết bằng vụ án khác thì phải phân tích, nhận định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nhưng tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ để giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Tại phần “QUYẾT ĐỊNH”, trình bày thành đoạn riêng về các vấn đề sau đây:
a) Trường hợp chấp nhận yêu cầu bồi thường thì ghi rõ chấp nhận yêu cầu bồi thường của người yêu cầu; xác định các loại thiệt hại được bồi thường, mức bồi thường, phục hồi danh dự (nếu có); việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có); xác định cơ quan có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, thực hiện phục hồi danh dự (nếu có), khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có); yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả; người yêu cầu bồi thường không phải nộp án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với yêu cầu bồi thường;
b) Trường hợp không chấp nhận yêu cầu bồi thường thì ghi rõ không chấp nhận yêu cầu bồi thường của người yêu cầu; người yêu cầu bồi thường không phải nộp án phí, lệ phí và các loại phí khác đối với yêu cầu bồi thường;
c) Trường hợp tách yêu cầu bồi thường thì ghi rõ hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; tách yêu cầu bồi thường để giải quyết bằng vụ án khác theo thủ tục tố tụng dân sự; người yêu cầu bồi thường có quyền khởi kiện vụ án dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự.​
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
BÁO CÁO đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện  công tác bồi thường nhà nước năm 2023Thông báoTinBÁO CÁO đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện  công tác bồi thường nhà nước năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
16/11/2023 5:00 CHNoĐã ban hành

Thực hiện Công văn số 483/BTNN-NV1 ngày 05/10/2023 của Cục Bồi thường nhà nước – Bộ Tư pháp về việc đánh giá, chấm điểm kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước, căn cứ Quyết định số 3062/QĐ-BTP ngày 11 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương báo cáo kết quả tự chấm điểm.

hình bồi thường nhà nước.jpg

BC_176_HCTP.signed.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
THẨM QUYỀN HỖ TRỢ, HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI  THỰC HIỆN THỦ TỤC YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THEO QUY ĐỊNH Văn bản hướng dẫn nghiệp vụBài viếtTHẨM QUYỀN HỖ TRỢ, HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI  THỰC HIỆN THỦ TỤC YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THEO QUY ĐỊNH /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
26/10/2023 9:00 SANoĐã ban hành

  1. Hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường

Khoản 2 Điều 73 Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 quy định việc Hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp.

Điều 5 Thông tư 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước quy định như sau: Trách nhiệm hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước:

Bộ Tư pháp hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước theo các nội dung quy định tại Điều 4 của Thông tư này như sau:

"1. Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đối với vụ việc đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo nội dung quy định tại Điều 6 của Thông tư này;

2. Cung cấp thông tin về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu hỗ trợ về vụ việc của cá nhân, tổ chức; cung cấp thông tin về việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của mình; có ý kiến bằng văn bản đối với cơ quan có thẩm quyền để việc thực hiện thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường đúng quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo yêu cầu của người bị thiệt hại liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của mình".

 2. Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường:

+ Điểm c Khoản 3 Điều 73 của Luật TNBTNN năm 2017 quy định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: "…c) Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình..";

+ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này trong phạm vi địa phương mình.

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này. Nội dung hướng dẫn bao gồm: Quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại; Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường; Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; Phục hồi danh dự; Việc chi trả tiền bồi thường.

Như vậy, việc hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp – Cục Bồi thường nhà nước giúp Bộ Tư pháp; việc hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh – Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ này. 

12.png

 

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Biểu mẫu báo cáo thống kê 2023Văn bản điều hànhTinBiểu mẫu báo cáo thống kê 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/10/2023 2:00 CHNoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
KẾ HOẠCH Sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường  của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông báoTinKẾ HOẠCH Sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường  của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
03/07/2023 5:00 CHNoĐã ban hành

1. Phạm vi sơ kết

Việc sơ kết được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, tại tất cả các sở, ban, ngành, các cơ quan, tổ chức ở địa phương.

Mốc thời gian thông tin, số liệu báo cáo sơ kết: Tính từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023.

2. Nội dung sơ kết

2.1. Kết quả thi hành Luật TNBTCNN trên địa bàn tỉnh.

2.1.1. Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường

+ Việc ban hành văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN;

+ Tình hình quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành;

+ Công tác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

+ Công tác hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ công chức được giao thực hiện công tác bồi thường;

+ Công tác xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

+ Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường;

+ Công tác thống kê, báo cáo về việc thực hiện công tác bồi thường;

+ Công tác phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước;

+ Tình hình kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật;

+ Tình hình kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật TNBTCNN mà không ra quyết định hủy.

2.1.2. Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường.

Trách nhiệm thống kê số liệu vụ việc yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường: Đề nghị các cơ quan thực hiện theo Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.

2.1.3. Kết quả thực hiện trách nhiệm hoàn trả; tình hình thu, nộp tiền hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật.

2.1.4. Tình hình sử dụng ngân sách nhà nước chi cho công tác bồi thường nhà nước.

2.1.5. Tác động tích cực của Luật TNBTCNN, nhất là nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, hạn chế sai phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2.2. Tồn tại, hạn chế trong thi hành luật và nguyên nhân

2.2.1. Tồn tại, hạn chế

2.2.2. Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan.

- Nguyên nhân khách quan.

2.3. Hạn chế, bất cập trong các quy định của Luật và văn bản hướng dẫn thi hành

2.4. Đề xuất, kiến nghị

- Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có);

- Kiến nghị về các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành Luật.

2.5.  Đề xuất khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Hình thức sơ kết

Tiến hành sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý bằng hình thức Báo cáo sơ kết theo nội dung tại Phần II Kế hoạch và theo đề cương báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN và các biểu mẫu kèm theo Kế hoạch này.​


981-_KH.signed.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc trong 05 năm triển khai và tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 tại tỉnh Bình DươngThông báoTinCục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc trong 05 năm triển khai và tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 tại tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
26/06/2023 4:00 CHNoĐã ban hành

​Sáng 23/6/2023, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp đã tổ chức Tọa đàm về những khó khăn, vướng mắc trong 05 năm triển khai và tổ chức thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN) năm 2017 cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bà Nguyễn Thị Tố Hằng - Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước và ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đồng chủ trì hội nghị.

65557fcac851190f4040.jpg

Thời gian qua, Bình Dương đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Luật TNBTCNN năm 2017. Trên địa bàn tỉnh chưa có vụ khiếu kiện, yêu cầu bồi thường tồn đọng, kéo dài. Riêng trong năm 2022, Toà án nhân dân tỉnh Bình Dương đã xét xử và tuyên Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh bồi thường một trường hợp ngụ tại Bình Dương với số tiền hơn 1 tỷ đồng.

Luật TNBTCNN đã có tác động tích cực tới đời sống kinh tế - xã hội và nhận thức, ý thức trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai thi hành Luật còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định.

Số lượng vụ việc đã giải quyết xong trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên cả nước chưa cao. Một số cơ quan giải quyết bồi thường chưa thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện thụ lý, giải quyết vụ việc yêu cầu bồi thường trong đó có việc không thực hiện đúng thời hạn giải quyết, xác định thiệt hại, án phí, lệ phí đối với nội dung yêu cầu bồi thường cũng như hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Việc giải quyết bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ chưa hiệu quả. Trong một số vụ việc, người bị thiệt hại chưa hợp tác với cơ quan giải quyết bồi thường hoặc một số vụ việc người yêu cầu bồi thường không đưa ra được căn cứ cũng như tài liệu, chứng từ chứng minh thiệt hại của mình…

2da9553ee2a533fb6ab4.jpg

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy việc đưa Luật TNBTCNN đi vào cuộc sống. Theo đó, cần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong thực hiện quản lý Nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, trong đó chú trọng giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài và giải quyết các vụ việc mới đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu cho đội ngũ công chức làm công tác bồi thường nhà nước của các sở, ngành, cấp huyện, cấp xã. Chú trọng chất lượng, hiệu quả và thực chất công tác tuyên truyên, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra liên ngành, phối hợp liên ngành và các nhiệm vụ để nắm bắt đầy đủ tình hình yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường; thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường…

IMG_8619.jpg


FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Sở Tư pháp tổ chức Tập huấn nghiệp vụ công tác bồi thường Nhà nước năm 2023Thông báoTinSở Tư pháp tổ chức Tập huấn nghiệp vụ công tác bồi thường Nhà nước năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
26/06/2023 4:00 CHNoĐã ban hành

​Chiều ngày 23/6/2023, tại Trường chính trị tỉnh Bình Dương, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu nghiệp vụ công tác bồi thường Nhà nước cho khoảng 120 cán bộ làm công tác pháp chế các sở, ban, ngành; công chức Tư pháp cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

a95ab9a614e1c4bf9df0.jpg

Phát biểu khai mạc buổi tập huấn, ông Nguyễn Quốc Trí - Phó Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh, trong những năm qua nhận thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của đội ngũ công chức đã được nâng cao và đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách hành chính của địa phương. 

Bên cạnh kết quả đạt được, thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như: Việc tham mưu về công tác bồi thường Nhà nước chưa có cán bộ chuyên trách; đa số công chức phụ trách công tác bồi thường Nhà nước ở các sở, ngành chưa có kinh nghiệm nên còn lúng túng, gặp không ít khó khăn trong công tác tham mưu. Do vậy, buổi tập huấn nhằm tiếp tục bồi dưỡng nghiệp công tác bồi thường Nhà nước cho cán bộ làm côn tác pháp chế các sở, ban, ngành, công chức Tư pháp cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp các đơn vị, địa phương nắm rõ và tham mưu có hiệu quả các nhiệm vụ của mình.

cd07c3e36ea4befae7b5.jpg

Tại buổi tập huấn, các đại biểu được nghe báo cáo viên Nguyễn Thị Tố Hằng - Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ Tư pháp trình bày một số nội dung: Kỹ năng, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về công tác bồi thường Nhà nước; kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường; trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về công tác bồi thường Nhà nước; cơ quan tài chính có thẩm quyền, viện kiểm sát có thẩm quyền trong việc tham gia xác minh thiệt hại, thương lượng việc bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ; quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường, người thi hành công vụ gây thiệt hại và trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường; thương lượng việc bồi thường;…

588c7362de250e7b5734.jpg

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Triển khai công tác bồi thường nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình DươngVăn bản điều hànhTinTriển khai công tác bồi thường nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 03/02/2023, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 385/KH-UBND Triển khai công tác bồi thường nhà nước năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
14/02/2023 9:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Biểu mẫu báo cáo theo Thông tư số 08/2019/TT-BTPVăn bản hướng dẫn nghiệp vụTinBiểu mẫu báo cáo theo Thông tư số 08/2019/TT-BTP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
27/10/2022 9:00 SANoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Hướng dẫn mới của Bộ Tư pháp về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyếnVăn bản hướng dẫn nghiệp vụTinHướng dẫn mới của Bộ Tư pháp về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
25/10/2022 4:00 CHNoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP  THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ số 402/QĐ-TTgVăn bản điều hànhTinMỘT SỐ NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP  THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ số 402/QĐ-TTg/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
25/10/2022 4:00 CHNoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý TẠI NGHỊ ĐỊNH 118/2021/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT  XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNHVăn bản điều hànhTinNHỮNG ĐIỂM LƯU Ý TẠI NGHỊ ĐỊNH 118/2021/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT  XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
25/10/2022 4:00 CHNoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Một số kết quả công tác bồi thường Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017Văn bản điều hànhBài viếtMột số kết quả công tác bồi thường Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017/hanhchinhtuphap/PublishingImages/2022-02/luat-tnbtnn_Key_08022022111230.jpg
08/02/2022 12:00 CHNoĐã ban hành

     Thực hiện quy định của Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Bình Dương đã kịp thời triển khai thi hành Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành; bám sát yêu cầu tại Kế hoạch triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ); chỉ đạo tiếp cận Luật TNBTCNN theo phương châm phòng ngừa là chính, vì vậy, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh thường xuyên quán triệt nội dung Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành cho đội ngũ công chức nhằm phòng ngừa phát sinh sai phạm trong thi hành công vụ; nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với đội ngũ công chức và tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức phù hợp với từng đối tượng theo chức năng, nhiệm vụ của sở, ngành, đơn vị. Vì vậy, từ khi Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu lực đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương không phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường của Nhà nước.

     Các quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 đã quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước... Với việc quy định cụ thể, đầy đủ các nội dung trên đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực thi công vụ; tạo thuận lợi cho việc giải quyết bồi thường; bảo đảm tốt hơn quyền của người bị thiệt hại; giúp cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, qua đó, nắm bắt một cách toàn diện và thực chất tình hình thực hiện công tác bồi thường nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có những vướng mắc, bất cập như: Việc tham mưu về công tác bồi thường nhà nước chưa có cán bộ chuyên trách; đa số công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước ở các Sở, ngành chưa có kinh nghiệm nên còn lúng túng, gặp không ít khó khăn trong công tác tham mưu. Một số đơn vị gửi thông tin, báo cáo về kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi quản lý của mình còn chưa đầy đủ thông tin và thời hạn theo đề nghị của Sở Tư pháp.​

FalseNguyễn Thị Thúy Diễm
Thống kê các văn bản liên quan đến công tác bồi thường nhà nướcVăn bản điều hànhTinThống kê các văn bản liên quan đến công tác bồi thường nhà nước/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Để giúp các Sở, ngành và địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Sở Tư pháp cung cấp đến các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố những văn bản hiện đang có hiệu lực trong lĩnh vực bồi thường của Nhà nước, cụ thể như sau:
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Thông tư số 04/2018/TT-BTP ngày 17/5/2018 của Bộ Tư pháp về việc ban hành một số biểu mẫu trong công tác bồi thường nhà nước;
Thông tư liên tịch số 17/2018/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 20/12/2018 giữa Bộ trưởng Bộ Tư pháp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ toàn bộ Thông tư liên tịch số 22/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 21 tháng 11 năm 2014.
Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước
27/10/2021 10:00 SANoĐã ban hành
FalseĐặng Thị Nhiển
VAI TRÒ CỦA SỞ TƯ PHÁP TRONG THAM MƯU GIÚP UBND CẤP TỈNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG  TẠI ĐỊA PHƯƠNG Văn bản hướng dẫn nghiệp vụTinVAI TRÒ CỦA SỞ TƯ PHÁP TRONG THAM MƯU GIÚP UBND CẤP TỈNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG  TẠI ĐỊA PHƯƠNG /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
15/07/2021 4:00 CHYesĐã ban hành

      Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Luật TNBTCNN 2017), có hiệu lực từ ngày 01/7/2018. Theo đó, tại Trung ương Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án, tố tụng trên phạm vi cả nước. Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước là Bộ Tư pháp. Tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND cấp tỉnh) là cơ quan có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án, tố tụng tại địa phương. Cơ quan tham mưu đầu mối giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác bồi thường là Sở Tư pháp. 
      Tại khoản 3 Điều 73 Luật TNBTCNN năm 2017 đã quy định UBND cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, thi hành án, tố tụng tại địa phương. Cụ thể, nhiệm vụ UBND cấp tỉnh gồm 09 nhiệm vụ, quyền hạn. Với vai trò là cơ quan tham mưu giúp UBND cấp tỉnh (khoản 4 Điều 73 Luật TNBTCNN năm 2017), Sở Tư pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
    - Thứ nhất, Sở Tư pháp trực tiếp thực hiện nhiệm vụ và báo cáo UBND cấp tỉnh: Xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 4 Điều 41 của Luật TNBTCNN.
   - Thứ hai, Sở Tư pháp tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện:
+ Hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước;
+ Hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi địa phương mình; 
+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước;
+ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước.
   - Thứ ba, Sở Tư pháp tham mưu giúp UBND cấp tỉnh phối hợp, kiến nghị hoặc cùng các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Xác định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 40 của Luật TNBTCNN; 
+ Hàng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương, thống kê việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định;
+ Yêu cầu cơ quan giải quyết bồi thường báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ trong trường hợp cần thiết;
+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi do mình quản lý; 
+ Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; 
+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật mà không ra quyết định hủy. 
   - Thứ tư: là thành phần bắt buộc tham gia xác minh thiệt hại đối với vụ việc phức tạp (khoản 4, Điều 45 Luật TNBTCNN 2017) và tham gia thương lượng (khoản 3, Điều 46 Luật TNBTCNN 2017).​

Sở Tư Pháp ban hành công văn số 993/STP-HCTP ngày 02/7/2021 về việc phối hợp xây dựng Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV về công tác bồi thường nhà nước năm 2021Văn bản hướng dẫn nghiệp vụTinSở Tư Pháp ban hành công văn số 993/STP-HCTP ngày 02/7/2021 về việc phối hợp xây dựng Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV về công tác bồi thường nhà nước năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
   Thực hiện quy định Công văn số 2007/BTP-BTNN ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp và Công văn số 1069/VPUB_NC về Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV về công tác bồi thường nhà nước năm 2021.
06/07/2021 5:00 CHNoĐã ban hành

​Kèm theo mẫu biểu báo cáo, thống kê xem file dưới đây: 

cv2007signed.pdf  (Công văn số 2007/BTP-BTNN ngày 21/6/2021 của Bộ Tư pháp về việc phối hợp xây dựng Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV về công tác bồi thường nhà nước năm 2021​)

CV_1069_VP_UBND_TINH_BD.pdf (Công văn số 1069/VPUB_NC ngày 28/6/2021 về Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV về công tác bồi thường nhà nước năm 2021)

CV_993_STP-HCTP.signed.pdf (Công văn số 993/STP-HCTP của Sở Tư Pháp ngày 02/7/2021 về việc phối hợp xây dựng Báo cáo thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV về công tác bồi thường nhà nước năm 2021)

Biểu mẫu kèm​ theo: Phụ lục số 01, 02.docx


FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Tuyên truyên về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nướcVăn bản hướng dẫn nghiệp vụBài viếtTuyên truyên về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
"LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC BỒI THƯỜNG KHI THIỆT HẠI DO NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ GÂY RA?"
27/05/2021 3:00 CHNoĐã ban hành

​​

Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2020 - Hợp phần Pagoda trong khuôn khổ Dự án tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ.

Cục Bồi thường nhà nước đã phối hợp với dự án UNDP xây dựng video tuyên truyền quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước.

Video "Làm gì để được Nhà nước bồi thường khi thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra" được xây dựng trên cơ sở nội dung quy định của Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2017 với cách thức, ngôn ngữ phù hợp dễ tiếp cận với người dân. 

Dưới đây là 02 phiên bản: 01 video tiếng Kinh không có phụ đề và 01 video tiếng Kinh có phụ đề chữ

​​

 

 

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Phối hợp thực hiện báo cáo công tác bồi thường nhà nước năm 2020Văn bản hướng dẫn nghiệp vụBài viếtPhối hợp thực hiện báo cáo công tác bồi thường nhà nước năm 2020/hanhchinhtuphap/PublishingImages/2020-11/trien-khai-thi-hanh-luat-trach-nhiem-boi-thuong-cua-nha-nuoc_Key_12112020103811.jpg
Thực hiện Kế hoạch số 4854/KH-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (gọi tắt là Luật TNBTCNN năm 2017) trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Kết luận số 162/KL-BTNN ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Cục Bồi thường nhà nước – Bộ Tư pháp về kiểm tra định kỳ công tác bồi thường nhà nước năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
12/11/2020 11:00 SANoĐã ban hành

1. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhận dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Thanh tra tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp trong công tác theo dõi, nắm bắt tình hình khiếu nại, khiếu kiện trong phạm vi tỉnh để qua đó, có cơ sở phục vụ cho việc dự báo được khả năng phát sinh yêu cầu bồi thường trên địa bàn tỉnh.
2. Thống kê, báo cáo công tác bồi thường nhà nước theo quy định tại Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường, cụ thể:
- Phạm vi báo cáo: Từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm.
- Thời hạn gửi báo cáo: Sở Tư pháp nhận báo cáo năm chậm nhất trước ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo.
- Phương thức gửi báo cáo: theo một trong các phương thức: (1) Gửi trực tiếp; (2) Gửi qua dịch vụ bưu chính; (3) Gửi qua hệ thống thư điện tử công vụ và báo cáo phải có chữ ký số hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan; (4) gửi qua trục liên thông phần mềm quản lý văn bản.

CV_1812_STP-HCTP.signed.pdf

LUAT TNBTNN 10.signed.pdf

TT 08.signed.pdf

KH-214.signed.pdf

KH 4854 UBND TINH BD.PDF

ND 68.signed.pdf


False
Tiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra công tác bồi thường nhà nước của  Cục Bồi thường nhà nước - Bộ Tư phápTin ngành tư pháp; Thông báoBài viếtTiếp và làm việc với Đoàn kiểm tra công tác bồi thường nhà nước của  Cục Bồi thường nhà nước - Bộ Tư pháp/hanhchinhtuphap/PublishingImages/2020-06/f3f7494d1444e91ab055_Key_11062020161718.jpg
11/06/2020 5:00 CHNoĐã ban hành

           Ngày 10/6/2020, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của Cục Bồi thường nhà nước – Bộ Tư pháp để báo cáo về công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo kế hoạch kiểm tra định kỳ công tác bồi thường nhà nước.

86abe464b96d44331d7c.jpg

          Thành phần tham dự Buổi làm việc, về phía Đoàn kiểm tra của Cục Bồi thường nhà nước: ông Lê Thái Phương, Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên đoàn; Về phía địa phương: ông Nguyễn Quốc Trí – Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; các đồng chí là lãnh đạo Ban nội chính tỉnh ủy, Cục THADS tỉnh Bình Dương, TAND tỉnh Bình Dương, VKSND tỉnh Bình Dương, đại diện Công an tỉnh Bình Dương, Sở Tài chính, Sở Nội vụ.

          Tại Buổi làm việc, đại diện Sở Tư pháp đã báo cáo việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước, tình hình bồi thường và giải quyết yêu cầu bồi thường trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua.

dafa660e3b07c6599f16.jpg

          Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã cùng nhau trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc về việc triển khai thi hành Luật TNBTCNN 2017 trong các ngành và trao đổi về các vụ việc đang giải quyết bồi thường, các vụ việc có khả năng phát sinh trách nhiệm bồi thường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và có những kiến nghị, đề xuất đối với công tác bồi thường đến Đoàn kiểm tra.

41b321507c598107d848.jpg

          Qua buổi làm việc, Đoàn kiểm tra đánh giá cao việc triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước của tỉnh Bình Dương; tiếp thu những kiến nghị, đề xuất của địa phương. Đồng thời cũng đề nghị Sở Tư pháp và các đơn vị có liên quan cần tiếp tục phát huy, dự báo các vụ việc bồi thường có thể xảy ra, kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan giải quyết yêu cầu bồi thường ở địa phương để công tác bồi thường nhà nước tại tỉnh Bình Dương được triển khai thực hiện thống nhất và có hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới./.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio