Công tác xây dựng
Thứ 3, Ngày 15/06/2021, 09:00
Tỉnh đề xuất một số nội dung xây dựng Chiến lược pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/06/2021

Qua thực tiễn triển khai thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đề xuất những nội dung xây dựng Chiến lược pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên cơ sở tiếp tục kế thừa và phát huy Nghị quyết số 48-NQ/TW, cụ thể như sau:

1. Đề xuất nội dung xây dựng Chiến lược pháp luật

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về tổ chức và hoạt động của Chính quyền địa phương. Trong đó, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện thể chế về tổ chức, bộ máy của các cơ quan tư pháp.

- Ưu tiên, hoàn thiện pháp luật ở các lĩnh vực trọng tâm: xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trong đó, chú trọng các vấn đề như: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị: Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Mặt trận Tổ quốc, chính quyền địa phương...; hoàn thiện pháp luật về công chức, công vụ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa…); xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân (Trong đó, chú trọng các vấn đề như: Hoàn thiện pháp luật về quyền dân sự, chính trị; pháp luật về quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực: kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo; pháp luật về quyền giám sát của cơ quan dân cử, của công dân và vấn đề bảo đảm sự tham gia của công dân vào quản lý nhà nước và xã hội…);  xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Trong đó, chú trọng các vấn đề như: hoàn thiện pháp luật về quyền tự do kinh doanh; pháp luật về quyền sở hữu; pháp luật về doanh nghiệp; pháp luật về việc tạo lập đồng bộ cho các thị trường; pháp luật về hệ thống tài chính và thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay).

- Hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với các hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức; mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước.

- Quy định các chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ làm công tác pháp luật nhằm động viên khuyến khích, duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực làm công tác pháp luật.

- Hoàn thiện thiết chế về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, đặc biệt là về nội dung xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, đảm bảo việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật phát huy được hiệu lực, hiệu quả.

- Nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể về hoạt động giám sát của Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân nhằm tạo điều kiện Tổ đại biểu thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo luật định, trong đó có hoạt động giám sát việc thi hành pháp luật.

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đào tạo bồi dưỡng lực lượng nòng cốt làm công tác tuyên truyền; đổi mới và phát triển tuyên truyền pháp luật dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh và đối tượng, nhằm phát triển hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả, đưa pháp luật đến gần gũi người dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và trong nhân dân. Thực hiện tốt cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc và Nhân dân đối với các cơ quan pháp luật, cán bộ công chức và đại biểu dân cử trong việc chấp hành pháp luật tại địa phương.

-  Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các văn bản QPPL để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới thay thế cho các văn bản QPPL hiện hành đang không còn phù hợp, không thống nhất, đồng bộ; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tăng cường hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra, hoạt động kiểm tra giám sát của toàn thể Nhân dân, qua đó, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.

- Chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ, năng lực; kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy các cơ quan nhà nước góp phần thực hiện tốt công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

- Có giải pháp kỹ thuật và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ, việc đầu tư cần đảm bảo chất lượng, đồng bộ và có sự kết nối từ các cấp, các ngành.

Đó một nội dung trong Báo cáo số 124/BC-UBND ngày 07/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về kết quả rà soát, đề xuất định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật./.​

433d6da17dd140fe8275b0400038e369-0001.jpg

Lượt người xem:  Views:   855
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio