Công tác xây dựng
Thứ 2, Ngày 07/12/2020, 15:00
Kết quả triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về giám sát thực hiện Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 của Sở Tư pháp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/12/2020

          Thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 30c/NQ-CP; Quyết định số 2492/QĐ-UBND ngày 23/9/2016 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về kết quả giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh về thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Công văn 4841/UBND-NC ngày 24 tháng 9 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về giám sát việc thực hiện Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, Sở Tư pháp đã quan tâm, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện gắn với các nhiệm vụ chuyên môn của ngành như tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật...; theo đó đã ban hành các văn bản chỉ đạo về các lĩnh vực của công tác CCHC như xây dựng văn bản QPPL, ứng dụng công nghệ thông tin, quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện Quy chế dân chủ,.... Ngoài ra, công tác chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính còn được thể hiện thông qua việc triển khai Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch công tác năm và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật,…Trong giai đoạn năm 2016 - 2020, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 292 văn bản QPPL trên tất cả các lĩnh vực (trong đó: 87 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; 205 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh).

        1. Về công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
        Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Sở Tư pháp chủ động chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn bản cho cán bộ, công chức, viên chức, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, công chức tư pháp cấp huyện, xã được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức làm công tác này cũng như chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản của địa phương. Tính riêng việc tập huấn, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương về quy trình, trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ttrong giai đoạn năm 2016 – 2020, Sở đã tổ chức 07 cuộc hội nghị, tập huấn cho 1.330 người tham dự là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác này (điển hình như: Hội nghị tập huấn về xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2016; Tập huấn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2017; Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác văn bản và nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước năm 2019;...).

        2. Về công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

       Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL đã được chính quyền địa phương quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, phát hiện và kịp thời xử lý nhiều văn bản, quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp, góp phần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; chú trọng thường xuyên, kịp thời phát hiện xử lý những nội dung trái quy định pháp luật; các sở, ngành, địa phương cũng đã tích cực hơn trong phối hợp tự kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật; việc công bố danh mục văn bản hết hiệu lực hàng năm và cập nhật văn bản vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia góp phần công khai, mich bạch nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh. 

       Việc triển khai thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 25/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014 - 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương[1]. Căn cứ vào Kế hoạch của UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng; chủ động tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL do địa phương mình ban hành hoặc do các cơ quan, đơn vị tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành. Để đảm bảo chất lượng công việc theo yêu cầu Kế hoạch đề ra, Sở Tư pháp thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thực hiện, tổ chức Hội nghị quán triệt, tập huấn nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL cho hơn 250 cán bộ, công chức làm công tác văn bản của các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương. Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa do Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh tham mưu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 01/3/2019 về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014 – 2018. Kết quả: có 962 văn bản trong tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh được tập hợp để hệ thống hóa kỳ 2014-2018 (trong đó: 466 văn bản còn hiệu lực pháp luật; 496 văn bản hết hiệu lực; 34 văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; 90 văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới).

        3. Về công tác phối hợp giữa các sở, ngành
        Sở Tư pháp đã làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, phối hợp với các ngành, các cấp trong công tác văn bản. Theo đó, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp thực hiện rà soát, hệ thống hóa và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương[2] nhằm phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành kịp thời tham mưu ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ khi chế độ, chính sách do Trung ương quy định co sự thay đổi hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn,  trong việc tham mưu cho UBND tỉnh rà soát, hệ thống hóa văn bản để kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị HĐND tỉnh xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản, phục vụ cho công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống văn bản của tỉnh./.

0001.jpg


BC_157_STP-XDKT.signed.pdf Tải về



[1] Quyết định số 652/QĐ-UBND ngày 13 ngày 3 tháng 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014 - 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

[2] Quyết định số 18/2018/QĐ-HĐND ngày 6/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện rà soát, hệ thống hóa và cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

 

Lượt người xem:  Views:   1111
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio