Công tác xây dựng
Thứ 4, Ngày 04/03/2020, 14:00
Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp Phiên thứ 44 cho ý kiến về Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
04/03/2020 | Đào Thị Quyên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến đối với đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020

Ngày 29/2/2020, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Tờ trình số 67/TTr-CP về Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
Ngày 31/3/2020, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức Phiên họp toàn thể để thẩm tra Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Ngày 21/4/2020, tại Phiên họp lần thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.

Tham dự phiên họp: Về phía Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội; các Phó Chủ tịch Quốc hội; các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về phía Chính phủ: Bộ trưởng Bộ Tư pháp thay mặt Chính phủ tham dự.
Tại Phiên họp, sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình bày nội dung (rút gọn) Tờ trình số 67/TTr-CP và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày nội dung Báo cáo số 3135/BC-UBPL14 ngày 20/4/2020 thẩm tra Đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu tham dự Phiên họp đã phát biểu ý kiến đối với một số nội dung:

Về kết quả thực hiện Chương trình năm 2019 và triển khai thực hiện Chương trình năm 2020. Ghi nhận kết quả thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 của Chính phủ, bên cạnh đó nhiều ý kiến Ủy ban Pháp luật đánh giá trong việc lập và thực hiện Chương trình vẫn còn một số hạn chế như: tính dự báo không cao; việc đề nghị điều chỉnh Chương trình để bổ sung thêm dự án vẫn diễn ra phổ biến, trong đó không ít dự án được đề nghị bổ sung gần sát kỳ họp Quốc hội, gây khó khăn, bị động cho các cơ quan của Quốc hội; tình trạng xin lùi, rút dự án do chưa chuẩn bị kịp, không bảo đảm chất lượng vẫn còn; việc lấy ý kiến nhiều trường hợp còn hình thức, hiệu quả thấp, đối tượng lấy ý kiến chưa đầy đủ; việc rà soát để nhận diện các quy định pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo để dự kiến sửa đổi, bổ sung ngay trong quá trình soạn thảo trong một số trường hợp chưa được chú trọng; tình trạng chậm gửi hồ sơ dự án vẫn còn.

Về Đề nghị của Chính phủ về Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020. Cơ bản đồng tình với nhiều nội dung Đề nghị của Chính phủ. Bên cạnh đó, các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn một số ý kiến khác so với nội dung Đề nghị của Chính phủ đối với một số dự án luật, dự thảo nghị quyết như:

+ Về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi): ý kiến thẩm tra đề nghị lùi thời gian trình dự án Luật này, một mặt để ngành y tế tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, mặt khác để có thêm thời gian tổng kết, đánh giá bổ sung, hoàn thiện hồ sơ bảo đảm chất lượng, tạo sự đồng thuận giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội; đồng thời, cần thúc đẩy việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế để trình đồng thời với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về y tế. Do đó, đề nghị cơ quan trình dự án, cơ quan soạn thảo tiếp tục chuẩn bị dự án, khi nào bảo đảm chất lượng thì báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình.

+ Về dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi): ý kiến thẩm tra đề nghị chuyển dự án sang Chương trình năm 2021, trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021) để đảm bảo tính liên tục của dự án.
+ Về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi): ý kiến thẩm tra nhất trí bổ sung vào Chương trình năm 2020, nhưng có đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, làm rõ các chính sách và trình Quốc hội theo quy trình 02 kỳ họp, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020) và thông qua tại kỳ họp thứ 11 (tháng 5/2021).

+ Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: nhiều thành viên tham dự họp có ý kiến nhất trí bổ sung dự thảo Nghị quyết vào Chương trình, tuy nhiên, đề nghị Chính phủ xác định rõ tên của dự thảo Nghị quyết, phạm vi và nội dung dự thảo Nghị quyết để phù hợp với thẩm quyền ban hành nghị quyết của Quốc hội.

+ Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai: các thành viên tham dự họp và ý kiến thẩm tra nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình. Tuy nhiên, không nhất trí với đề xuất bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai và đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, kỹ lưỡng các nội dung, chính sách của Luật Đất đai để trình Quốc hội khóa XV xem xét bổ sung dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình.

+ Về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi): đại biểu tham dự họp có ý kiến nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) theo đề nghị của Chính phủ. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ xem xét, trình đồng thời cả dự án Luật Bảo đảm, trật tự an toàn giao thông đường bộ để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cơ sở đánh giá về phạm vi điều chỉnh của 02 dự án và xem xét, bổ sung vào Chương trình cùng thời điểm, đảm bảo sự thống nhất.
Tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật về đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị các Dự án Luật trình cần phải đảm bảo nguyên tắc đáp ứng đúng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Kết thúc cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã có kết luận đối với dự kiến Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ về đánh giá tình hình thực hiện Chương trình năm 2019 và đầu năm 2020 và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, các nguyên tắc lập Chương trình năm 2021, điều chỉnh Chương trình năm 2020, theo đó tại Kỳ họp thứ 11 sẽ chỉ xem xét thông qua các dự án, dự thảo đã được cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10, không xem xét cho ý kiến đối với các dự án luật mới, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa mới không xem xét cho ý kiến và thông qua các dự án luật mà chỉ xem xét thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan có liên quan khẩn trương chuẩn bị hồ sơ các dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; khắc phục triệt để tình trạng chậm gửi hồ sơ dẫn đến phải điều chỉnh chương trình.

 

​Đỗ Thị Mai, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật

Nguồn: https://xdpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tin-hoat-dong.aspx?ItemID=236

Lượt người xem:  Views:   597
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio