Công tác xây dựng
Thứ 3, Ngày 18/06/2024, 15:00
Tỉnh Bình Dương ban hành quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
18/06/2024
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương

       Ngày 07/06/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


      I. Theo đó, nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như:

       * Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;

b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương (gồm: kiểm tra, giám sát việc phân loại rác tại nguồn; bao bì, trang thiết bị phục vụ cho việc phân loại và thu gom…).

c) Hỗ trợ xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương, bao gồm: nước thải đô thị (công trình xử lý nước thải do Nhà nước đầu tư) và các loại chất thải khác.

2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm: điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao thuộc trách nhiệm xử lý (không bao gồm dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công).

3. Trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường, bao gồm:

a) Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

b) Hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường gồm:

- Quan trắc và phân tích các thành phần môi trường (không khí xung quanh, nước mặt lục địa, trầm tích đáy, đất, nước dưới đất và nước mưa axit…);

- Vận hành hệ thống quan trắc tự động liên tục (nước thải, nước mặt, nước dưới đất, không khí, khí thải, trạm điều hành trung tâm…);

- Vận hành hệ thống giám sát hình ảnh (camera) trực tuyến (nước thải, nước mặt, nước dưới đất, không khí, khí thải, hoạt động khai thác tài nguyên, trạm điều hành trung tâm…);

- Giám định chất thải; đo đạc nguồn thải (chất thải rắn, nước thải, khí thải, bụi và phóng xạ…) phục vụ công tác quản lý về tài nguyên và môi trường;

- Quan trắc tài nguyên nước dưới đất (quan trắc động thái nước đưới đất định kỳ, quan trắc động thái nước dưới đất tự động, quan trắc chất lượng nước dưới đất).

4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của tỉnh và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm:

a) Điều tra, khảo sát, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xác lập, thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên thuộc nhiệm vụ của tỉnh theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e, h khoản 3 Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học.

b) Hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định thuộc trách nhiệm của tỉnh tại theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e, h khoản 3 Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học (trừ lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học).

c) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành; cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp tỉnh.

d) Hoạt động phát triển thị trường các-bon trong nước trên địa bàn tỉnh.

đ) Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh; xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cấp tỉnh.

e) Điều tra, thống kê, giám sát, đánh giá, lập danh mục chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính thuộc nhiệm vụ tại địa bàn tỉnh.

6. Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn cho tổ chức, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật.

7. Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường (đối ứng các dự án vốn viện trợ thuộc nguồn sự nghiệp môi trường), bao gồm:

a) Phối hợp trong việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo đề xuất của cơ quan trung ương có thẩm quyền; ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.

b) Vốn đối ứng chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, viện trợ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật.

8. Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của tỉnh theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

b) Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh.

c) Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ trên địa bàn; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao trên địa bàn; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí trên địa bàn; điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn.

d) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

đ) Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường.

e) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống kê, và xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường.

g) Xây dựng và duy trì hoạt động các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

h) Hoạt động đánh giá phục vụ việc xác nhận về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

i) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định.

       * Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương.

b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương (gồm: giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý; kiểm tra, giám sát việc phân loại rác tại nguồn; quản lý và vận hành các trạm trung chuyển; bao bì, trang thiết bị phục vụ cho việc phân loại và thu gom...).

c) Hỗ trợ xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương, bao gồm: chất thải rắn cồng kềnh; chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình; nước thải đô thị (công trình xử lý nước thải do Nhà nước đầu tư) và các loại chất thải khác.

2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm: điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao thuộc trách nhiệm xử lý (không bao gồm dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công).

3. Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của huyện và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường, về phân loại rác tại nguồn cho tổ chức, cộng đồng dân cư và Doanh nghiệp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; chi khen thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật; thực hiện các Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành tài nguyên và môi trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các phòng ban chuyên môn và các Hội, Đoàn thể do cấp huyện tiến hành.

6. Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của huyện theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ trên địa bàn; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao trên địa bàn; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí trên địa bàn; điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn.

b) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

c) Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường.

d) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống kê, giám sát đánh giá, và xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường.

đ) Xây dựng và duy trì hoạt động các mô hình về bảo vệ môi trường (mô hình xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh - đô thị; tổ tự quản giữ gìn vệ sinh môi trường…), ứng phó với biến đổi khí hậu.

e) Hoạt động đánh giá phục vụ việc xác nhận về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

g) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định.

       * Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương.

b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương (gồm: giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý; kiểm tra, giám sát việc phân loại rác tại nguồn; quản lý và vận hành các điểm tập kết; bao bì, trang thiết bị phục vụ cho việc phân loại và thu gom...).

c) Hỗ trợ xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương, bao gồm: chất thải rắn cồng kềnh; chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình và các loại chất thải khác.

2. Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường;

3. Kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm của xã và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường, về phân loại rác tại nguồn cho tổ chức, cộng đồng dân cư và Doanh nghiệp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; chi khen thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật; thực hiện các Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành tài nguyên và môi trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các phòng ban chuyên môn và các Hội, Đoàn thể do cấp xã tiến hành.

5. Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của xã theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao.

b) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

c) Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường.

d) Tổ chức thu thập thông tin về môi trường, báo cáo môi trường theo quy định của pháp luật.

đ) Xây dựng và duy trì hoạt động các mô hình về bảo vệ môi trường (mô hình xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh - đô thị; tổ tự quản giữ gìn vệ sinh môi trường…), ứng phó với biến đổi khí hậu.

e) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định.

        II. Chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như sau:

1. Đối tượng hỗ trợ: người làm việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ vào công việc bảo vệ môi trường trên địa bàn huy động hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều 4 và điểm a, điểm b khoản 1; khoản 2; khoản 3, khoản 4; điểm a, điểm b, điểm đ khoản 5 Điều 5 của Quy định này. Số lượng người hỗ trợ cụ thể như sau: không quá 10 người/thành phố; không quá 05 người/huyện; không quá 02 người/xã, phường, thị trấn.

2. Nội dung hỗ trợ:

a) Hỗ trợ ngày công làm việc: 220.000 đồng/người/ngày.

b) Hỗ trợ tiền ăn trưa: 40.000 đồng/người/ngày.

           Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ 15 (chuyên đề) thông qua ngày 06 tháng 6 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024; thay thế Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương. /.


(Đính kèm Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND)

Tại đây: 1.NQ NHIEM VU CHI BVMT VÀ CS HO TRO BVMT CAP HUYEN, XA.signed.pdf Tải về

Lượt người xem:  Views:   41
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio