Công tác xây dựng
Thứ 6, Ngày 31/12/2021, 10:00
Tỉnh Bình Dương ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/12/2021

Năm 2018, căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các Nghị định hướng dẫn thi hành, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 quy định phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương. Qua quá trình triển khai thực hiện các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chủ động thực hiện kịp thời, theo đúng thẩm quyền đã phân cấp, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và chịu trách nhiệm theo thẩm quyền phân cấp quy định. Tuy nhiên, chưa thật sự tạo sự chủ động cho các đơn vị, địa phương gắn với chủ trương phân cấp. Bên cạnh đó, còn một số nội dung chưa được phân cấp theo quy định của Trung ương như mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - Xã hội, tổ chức chính trị Xã hội - nghề nghiệp, tổ chức Xã hội, tổ chức Xã hội - Nghề nghiệp và  phân cấp xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.

NQ 14.2021.PNG

Nhằm tạo cơ sở pháp lý, phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền, tạo sự chủ động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình quản lý, sử dụng tài sản công, mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa tài sản công, đồng thời thực hiện phân cấp quản lý tài sản công gắn liền với phân cấp quản lý ngân sách nhà nước; ngày 10/12/2021, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ban hành Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương. Theo đó, thẩm quyền được phân cấp cụ thể như sau:

*Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mua sắm tài sản công đối với:

a) Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;

b) Xe ô tô, phương tiện vận tải khác trừ xe mô tô 02 bánh;

c) Tài sản công có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc 01 gói thầu mua sắm.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mua sắm tài sản công (trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết), gồm:

a) Tài sản công có giá trị dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 gói thầu mua sắm tại cơ quan mình;

b) Tài sản công có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 gói thầu mua sắm cho các đơn vị trực thuộc.

3. Thường trực Huyện ủy quyết định mua sắm đối với tài sản công có giá trị dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 gói thầu mua sắm tại cơ quan mình và các ban trực thuộc (trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết).

4. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định mua sắm tài sản công có giá trị dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 gói thầu mua sắm (trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết).

5. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định mua sắm tài sản công (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị đúng với tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định. Trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công thực hiện theo các khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị quyết.

*Thẩm quyền thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác phục vụ hoạt động:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thuê tài sản đối với trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác có mức thuê từ 01 tỷ đồng trở lên/năm.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thuê tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác với mức thuê dưới 01 tỷ đồng/năm tại cơ quan mình và từ 200 triệu đồng/năm đến dưới 01 tỷ đồng/năm cho các đơn vị trực thuộc.

3. Thường trực Huyện ủy quyết định thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác với mức thuê dưới 01 tỷ đồng/năm tại cơ quan mình và các ban thuộc phạm vi quản lý.

4. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị thuộc cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác có mức thuê dưới 200 triệu đồng/năm.

5. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thuê cơ sở hoạt động sự nghiệp, tài sản khác phục vụ hoạt động từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn vốn vay, vốn huy động theo chế độ quy định để phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh của đơn vị. Trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn để thuê tài sản, trong đó có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định thuê tài sản theo các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 4 Nghị quyết.

* Thẩm quyền điều chuyển tài sản công:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chuyển tài sản công:

 a) Trụ sở làm việc; cơ sở hoạt động sự nghiệp;

 b) Xe ô tô, phương tiện vận tải khác, trừ xe mô tô 02 bánh;

 c) Tài sản công khác có nguyên giá từ 01 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.

2. Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển tài sản công có nguyên giá dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản trong phạm vi cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện, giữa các huyện, thị xã, thành phố.

3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chuyển tài sản công có nguyên giá dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản giữa các đơn vị trực thuộc, trong phạm vi cấp huyện, giữa cấp huyện với cấp xã, giữa cấp xã.

*Thẩm quyền thanh lý, bán, thu hồi, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thanh lý, bán, thu hồi, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại, gồm:

a) Thanh lý nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc; bán, thu hồi, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại đối với trụ sở làm việc và cơ sở họat động sự nghiệp;

b) Xe ô tô, phương tiện vận tải khác, trừ xe mô tô 02 bánh;

c) Tài sản công có nguyên giá từ 01 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thanh lý, bán, thu hồi, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại (trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết): Tài sản công có nguyên giá dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản tại cơ quan mình; Tài sản có nguyên giá từ 200 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản của các cơ quan, phòng, ban trực thuộc; Tài sản có nguyên giá từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản đến dưới 1 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản đối với các đơn vị trực thuộc.

3. Thường trực Huyện ủy quyết định thanh lý, bán, thu hồi, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá dưới 01 tỷ đồng/01 đơn vị tài sản tại cơ quan mình và các ban thuộc phạm vi quản lý (trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết).

4. Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các phòng, ban cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thanh lý, bán, thu hồi, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại có nguyên giá dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (trừ các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị quyết).

5. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định:

a) Thanh lý, bán, thu hồi, tiêu hủy, xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại tài sản công có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản.

b) Bán tài sản công được hình thành từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từ nguồn vốn vay, vốn huy động theo quy định (trừ cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô). Trường hợp tài sản công hình thành có nguồn ngân sách nhà nước thì thẩm quyền quyết định bán tài sản công thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 6 Nghị quyết.

Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ​có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 và thay thế Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định phân cấp quản lý tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương./.

NQ14-2021-HDND.pdf Tải về

Lượt người xem:  Views:   363
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio