Công tác xây dựng
Thứ 2, Ngày 07/12/2020, 15:00
Tầm quan trọng của công tác cải cách thể chế trong hoạt động của chính quyền các cấp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/12/2020

          Thể chế là một nội dung cơ bản của nền hành chính, với hệ thống các quy định, quy tắc, quy chế để điều chỉnh sự vận hành của bộ máy hành chính nhà nước. Thể chế, cơ chế, chính sách có chất lượng thấp sẽ ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của cả xã hội, khó đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Cải cách thể chế là 01 trong 06 nội dung của công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Cải cách thể chế có vai trò đặc biệt quan trọng để Nhà nước tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước, điều hành nền kinh tế, vận hành và quản lý xã hội hiệu quả hơn. Đây là nội dung đầu tiên, trọng tâm, không tách rời được đặt ra trong 06 nội dung của công tác cải cách hành chính, là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.

          Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động ban hành văn bản QPPL ở địa phương, UBND tỉnh đã sớm quan tâm chỉ đạo triển khai các quy định của Luật BHVBQPPL năm 2015, Nghị định 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản khác có liên quan đến công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL đến tất cả các sở, ngành, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch CCHC giai đoạn 2011 - 2015[1] và giai đoạn 2016 - 2020[2], trong đó, Sở Tư pháp được giao chủ trì nhiệm vụ cải cách thể chế với các nội dung trọng tâm như: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác xây dựng và thực thi các văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách; quy định của pháp luật; Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; Đổi mới, nâng cao chất lượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật... Trong 10 năm qua, Sở Tư pháp luôn nhận thức công tác xây dựng thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của Ngành và của tỉnh. Vì vậy, Sở đã không ngừng nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, luôn đóng vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành để thực hiện các nhiệm vụ. Qua thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương những năm qua đã minh chứng rõ nét tầm quan trọng, hiệu quả của công tác cải cách thể chể trong hoạt động của chính quyền các cấp, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện:

         Một là: Công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Trong giai đoạn 2011 đến nay, HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh đã ban hành 4.430 văn bản QPPL (có Phụ lục I kèm theo). Văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành nhằm thi hành các Luật, văn bản dưới luật của Trung ương; thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và quy định cụ thể những vấn đề được giao theo thẩm quyền, chủ yếu về các lĩnh vực như: đất đai, nông nghiệp, nông thôn; giao thông; văn hóa - xã hội; giáo dục - đào tạo; khoa học công nghệ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự; phí, lệ phí; ngân sách nhà nước... Hoạt động ban hành văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, đóng góp quan trọng, tích cực vào sự ổn định, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương. 

Nhìn chung, văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh Bình Dương được ban hành kịp thời, đảm bảo chất lượng, không có văn bản sai sót lớn. Quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL tuân thủ trình tự, thủ tục luật định; đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với Hiến pháp, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tình hình thực tiễn địa phương, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, đóng góp quan trọng tích cực vào sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các thể chế, cơ chế, chính sách của Nhà nước thuộc các lĩnh vực đã được tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai áp dụng một cách chủ động, tích cực, đúng quy định. Việc ban hành các văn bản QPPL của địa phương quy định chi tiết những nội dung được giao trong các văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, đặc biệt là việc xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đều có tính khả thi cao. Nhiều Nghị quyết của HĐND và Quyết định của UBND tỉnh có nội dung vận dụng mạnh dạn, sáng tạo các quy định chung của Trung ương để phù hợp và phục vụ mục tiêu phát triển của tỉnh, giải quyết được nhiều vấn đề cấp bách như: thu hút đầu tư; tích cực khai thác các nguồn thu; quan tâm chăm lo cho giáo dục - đào tạo; phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nhằm cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tính đến nay, Sở Tư pháp đã tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành 08 văn bản pháp luật, bao gồm: 03 Nghị quyết QPPL; 05 Quyết định QPPL; 01 Công văn (có Phụ lục II kèm theo); có thể nói tương đối đầy đủ thể chế về công tác văn bản ở địa phương, tạo cơ sở pháp lý khá đầy đủ về công tác văn bản, góp phần đưa công tác xây dựng ban hành văn bản của tỉnh đi vào nề nếp, ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Ngoài ra, hằng năm, Sở Tư pháp chủ động ban hành và tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản nhắc nhở, chấn chỉnh về công tác văn bản.

        Hai làCác văn bản QPPL của tỉnh được ban hành đảm bảo tính kịp thời, thống nhất, phù hợp Hiến pháp, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực tiễn địa phương. Quá trình xây dựng, ban hành các văn bản QPPL có nhiều đổi mới, nhất là việc lấy ý kiến tham gia của nhân dân để đảm bảo các văn bản QPPL phù hợp với tình hình thực tiễn, có tính khả thi cao và đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tham mưu soạn thảo, ban hành văn bản ngày càng quan tâm và thực hiện nghiêm các quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản QPPL; việc thực hiện góp ý, thẩm định đối với các dự thảo văn bản QPPL được thực hiện đúng quy định; việc công khai văn bản QPPL sau khi ban hành được thực hiện thường xuyên.

          Ba là: Công tác thi hành pháp luật ngày càng tốt hơn, đảm bảo tính pháp chế các quy định của pháp luật, đặc biệt là các lĩnh vực còn nhiều khó khăn, vướng mắc, liên quan nhiều đến người dân, doanh nghiệp như: Đất đai, xây dựng, đầu tư, quản lý tài nguyên, quản lý thương mại, du lịch, ... Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân đều tuân thủ khá đầy đủ các quy định của pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành; việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong thi hành công vụ được thực hiện nghiêm, đáp ứng yêu cầu, đảm bảo quyền và lợi ích của tổ chức, công dân.

Bốn là: Công tác rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL được tăng cường, qua đó nhằm phát hiện và kịp thời xử lý nhiều văn bản, quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp, góp phần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; chú trọng thường xuyên, kịp thời phát hiện xử lý những nội dung trái quy định pháp luật; các sở, ngành, địa phương cũng đã tích cực hơn trong phối hợp tự kiểm tra, xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu trái pháp luật; việc công bố danh mục văn bản hết hiệu lực hàng năm và cập nhật văn bản vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia góp phần công khai, minh bạch nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh.

          Năm là: Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; nội dung tuyên truyền trọng tâm, hình thức ngày càng đa dạng, phong phú. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng văn bản QPPL được địa phương coi trọng. UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hằng năm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn bản cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ pháp chế của các sở, ban, ngành, nâng cao trách nhiệm và kỹ năng chuyên môn trong công tác tham mưu thể chế.

          Thời gian qua, được sự nỗ lực đồng bộ của các cấp, các ngành từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến việc tham mưu triển khai thực hiện của các sở, ngành và địa phương trong công tác cải cách thể chế. Có thể thấy, hệ thống thể chế của tỉnh được xây dựng ngày càng hoàn thiện, hiện thực hóa các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Nét nổi bật là tính đồng bộ, hệ thống; tính phù hợp, kịp thời, đúng với yêu cầu phát triển kinh tế xã - hội nhanh, bền vững; tính sáng tạo, đột phá phục vụ thực tiễn của tỉnh, đóng góp quan trọng vào chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) so với cả nước những năm gần đây. Về phía Sở Tư pháp, xác định rõ trách nhiệm của Ngành, trong giai đoạn tới, Sở sẽ tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác cải cách hành chính nói chung và nhiệm vụ cải cách thể chế được giao nói riêng để góp phần xây dựng nền hành chính của Bình Dương phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, hiện đại, chuyên nghiệp, hiệu lực và hiệu quả./.

Lượt người xem:  Views:   1019
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio