Công tác xây dựng
Thứ 2, Ngày 30/11/2020, 17:00
Chính phủ ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển nghề công chứng
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
30/11/2020 | Huỳnh Hữu Tốt

Ngày 19/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng. Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết là phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cải cách tư pháp, đưa hoạt động công chứng Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới.

          Cũng theo Nghị quyết, các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển nghề công chứng, đó là:

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho hoạt động công chứng phát triển ổn định, bền vững.

a) Tổng kết thực hiện Luật Công chứng năm 2014, trên cơ sở đó nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng năm 2014 theo hướng nâng cao chất lượng công chứng viên; phát triển tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát; bảo đảm trình tự, thủ tục công chứng chặt chẽ, nghiên cứu quy định thống nhất trình tự, thủ tục công chứng, chứng thực; nâng cao chất lượng dịch vụ công chứng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội; hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm trong tổ chức và hoạt động công chứng, bảo đảm đủ công cụ pháp lý để thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả. Nghiên cứu từng bước xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch trên môi trường điện tử.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về công chứng với pháp luật có liên quan, bao gồm pháp luật về dân sự, đất đai, nhà ở, đầu tư, chứng thực, biện pháp bảo đảm...

c) Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính đối với tổ chức hành nghề công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; rà soát, bổ sung quy định về tài chính trong việc khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu liên quan đến hoạt động công chứng làm cơ sở cho việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực công chứng; hướng dẫn chế độ tài chính của Phòng công chứng nhằm giải quyết một số bất cập về tài chính của Phòng công chứng, đồng thời, bảo đảm Phòng công chứng giữ vai trò chủ đạo trong thị trường dịch vụ công chứng, phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xử lý hành vi sử dụng tài liệu, giấy tờ giả, giả mạo người yêu cầu công chứng và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến hoạt động công chứng.

2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Chính phủ điện tử và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

a) Hoàn chỉnh việc xây dựng cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định của Luật Công chứng để phục vụ hoạt động công chứng, đảm bảo chia sẻ và kết nối thông tin công chứng với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan.

b) Xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, dân cư với cơ sở dữ liệu công chứng bảo đảm việc kết nối liên thông giữa các Sở, ban, ngành có liên quan với các tổ chức hành nghề công chứng.

c) Thực hiện thí điểm liên thông khi có yêu cầu của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc thực hiện thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức, giúp phát hiện, ngăn chặn các giao dịch giả tạo, hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp, tránh thất thoát nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

d) Chú trọng xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, tập huấn cho công chứng viên khai thác sử dụng hệ thống thông tin, làm việc trên môi trường mạng và thực hiện việc cập nhật, kết nối, chia sẻ các dữ liệu có liên quan đến hoạt động công chứng.

đ) Tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác về mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin về công chứng, công chứng số.

3. Phát triển tổ chức hành nghề công chứng bảo đảm ổn định, bền vững gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn cấp huyện.

a) Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (sau đây gọi tắt là Tiêu chí) theo quy định của Luật Công chứng. Tiêu chí phải đánh giá được sự cần thiết thành lập Văn phòng công chứng gắn với nhu cầu công chứng, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội theo địa bàn cấp huyện và bảo đảm tính khả thi, hoạt động ổn định, bền vững của Văn phòng công chứng sau khi được thành lập. Việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng mới hoặc thay đổi địa điểm trụ sở Văn phòng công chứng từ địa bàn cấp huyện này sang địa bàn cấp huyện khác phải phù hợp với Tiêu chí đã được ban hành, quy định của pháp luật và định hướng phát triển tổ chức hành nghề công chứng quy định tại Nghị quyết này.

b) Xây dựng Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng tại địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu tiếp tục xã hội hóa hoạt động công chứng, bảo đảm phát triển nghề công chứng phù hợp với định hướng của Luật Công chứng, Nghị quyết này và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

c) Thực hiện chặt chẽ công tác thẩm tra hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, hồ sơ thay đổi địa điểm trụ sở của Văn phòng công chứng từ địa bàn cấp huyện này sang địa bàn cấp huyện khác, bảo đảm thực hiện đúng Tiêu chí đã được ban hành, phù hợp với định hướng của Nghị quyết này.

d) Đẩy mạnh việc chuyển đổi hoạt động của các Phòng công chứng đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW; duy trì các Phòng công chứng đã tự chủ về tài chính để giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ công chứng; chuyển đổi hoặc giải thể các Phòng công chứng hoạt động không hiệu quả tại các địa bàn mà Văn phòng công chứng đã đáp ứng được nhu cầu công chứng; những nơi khó khăn chưa có điều kiện xã hội hóa hoạt động công chứng có thể thành lập Phòng công chứng để đáp ứng yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.

4. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động công chứng, phát huy vai trò của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên.

a) Chú trọng chất lượng đội ngũ công chứng viên ở tất cả các khâu đào tạo, bồi dưỡng tập sự hành nghề công chứng, bổ nhiệm công chứng viên; chuẩn hóa đầu vào của công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề công chứng; xác định chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng nghề công chứng theo từng năm, từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu phát triển về kinh tế - xã hội của đất nước.

b) Đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vị trí, vai trò của hoạt động công chứng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm công chứng viên vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng vi phạm pháp luật; kiên quyết tạm đình chỉ hành nghề công chứng, miễn nhiệm công chứng viên, chấm dứt hoạt động hoặc các hình thức xử lý tương ứng khác đối với các hành vi vi phạm pháp luật của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng.

c) Thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình tổ chức và hoạt động công chứng nhằm phát hiện, điều tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi giả mạo tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên, người yêu cầu công chứng, giấy tờ liên quan đến hoạt động công chứng; lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời bảo đảm quyền hành nghề hợp pháp của công chứng viên.

d) Phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong việc giám sát hoạt động hành nghề của các công chứng viên; ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kịp thời phát hiện các tiêu cực trong hành nghề công chứng, kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm, ứng xử không đúng Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; xử lý nghiêm các hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề công chứng hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về công chứng theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.

đ) Tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất để tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên thực hiện tốt nhiệm vụ tự quản theo đúng quy định của Kết luận số 102-KL/TW ngày 22 tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng.

e) Tăng cường hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm về quản lý hoạt động công chứng, hành nghề công chứng tại các quốc gia có nghề công chứng phát triển./.

Chính phủ ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển nghề công chứng.docx Tải về

Lượt người xem:  Views:   572
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio