Công tác xây dựng
Thứ 2, Ngày 20/07/2020, 12:00
Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/07/2020

     ​Công tác phòng, chống tội phạm luôn được Đảng ủy, Ban Lãnh đạo xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; thường xuyên quán triệt, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động của Sở về việc thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị số 48-CT/TW), Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW (gọi tắt là Kết luận số 05-KL/TW), Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 04/01/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chị thị số 48-CT/TW, Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 28/12/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 05-KL/TW, … Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Sở luôn nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình về phòng, chống tội phạm, thấy được quyền lợi, nghĩa vụ và tích cực tham gia công tác này. Từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp không có trường hợp cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm; cán bộ, đảng viên có vợ hoặc chồng, con bị xử lý hình sự.

     Kết quả thực hiện trong một số lĩnh vực cụ thể:

     *Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm:

2baed80c6d9395cdcc82 (2).jpg

     Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định kịp thời, có chất lượng các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh nói chung và các văn bản quy phạm pháp pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm nói riêng phù hợp với nội dung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sau khi soạn thảo đều được gửi đến các cơ quan, đơn vị có liên quan và đối tượng chịu sự tác động của văn bản để lấy ý kiến góp ý; ngoài việc gửi lấy ý kiến góp ý, các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật còn được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, của sở, ngành để lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân; đồng thời, tổ chức các cuộc họp để trao đổi thảo luận đối với nội dung dự thảo, sau đó gửi Sở Tư pháp thẩm định trước khi trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành. Từ năm 2010 đến nay, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 15 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tội phạm. Nhìn chung, các văn bản liên quan đến lĩnh vực phòng, chống tội phạm của tỉnh ban hành đảm bảo tính kịp thời, thống nhất, phù hợp Hiến pháp, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và thực tiễn địa phương.

     *Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính về phòng, chống tội phạm:

QD17.2017.PNG

     Nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên thực tế và thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp các sở ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 425/QĐ-UBND ngày 14/02/2015 về Quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và Quyết định số 1915/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 ban hành Danh mục các biểu mẫu sử dụng trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý, giúp cho công tác phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương trong việc lập hồ sơ, lưu giữ người nghiện, chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sang Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định thời gian qua được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực.

     Trong năm 2016, Sở Tư pháp đã chủ động tổ chức nhiều cuộc họp với các ngành liên quan (trong đó nổi bật là cuộc họp ngày 21/01/2016 và cuộc họp ngày 16/9/2016 để trao đổi, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thông qua buổi họp, Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có hướng chỉ đạo, khắc phục tại Báo cáo số 16/BC-STP ngày 02/02/2016). Bên cạnh đó, để kịp thời triển khai các quy định mới, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch (Kế hoạch số 3253/KH-UBND ngày 05/9/2016) và phối hợp các ngành tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu về áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

     Năm 2017, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo sự thống nhất cho các ngành, địa phương trong áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Mặt khác, ngày 09/9/2016 Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP dẫn đến một số quy định trong Quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định trước đây của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quyết định số 425/QĐ-UBND và Quyết định 1915/QĐ-UBND đã không còn phù hợp pháp luật hiện hành. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05/6/2017 và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương kèm theo Quyết định 17/2017/QĐ-UBND ngày 03/8/2017 (thay thế Quyết định 425/QĐ-UBND và Quyết định số 1915/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh). Qua đó, đã tạo cơ sở pháp lý giúp các ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thời gian qua.

     *Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác phòng, chống tội phạm :

     Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh hàng năm đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật, theo đó chỉ đạo, định hướng các ngành, các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, cấp trên, trong đó có triển khai Bộ Luật Hình sự, Chỉ thị số 48-CT/TW (trong đó, năm 2016, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 1314/KH-UBND ngày 04/05/2016 triển khai thi hành Bộ luật Hình sự và Luật Tố tụng hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương).

     Trong giai đoạn 2010 – 2020, Sở Tư pháp đã lồng ghép tuyên truyền về Bộ luật Hình sự, Chỉ thị số 48-CT/TW, công tác phòng, chống tội phạm bằng các hình thức phổ biến pháp luật của Sở như: tổ chức 01 Hội nghị triển khai Bộ luật Hình sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Tố tụng hành chính, Bộ luật Dân sự với 1.800 đại biểu tham dự; thực hiện tuyên truyền trực tiếp 05 cuộc với 1.800 lượt người dự; phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương thực hiện 06 chương trình "Pháp luật và cuộc sống" được phát sóng trên tỉnh với thời lượng 240 phút; thực hiện 05 chương trình "Tư vấn pháp luật trực tiếp trên sóng FM 92.5Mhz" với thời lượng 250 phút; phối hợp với Đài truyền thanh cấp huyện thực hiện 03 chuyên mục "Người dân với pháp luật" phát sóng hàng tuần trên loa truyền thanh cấp huyện và cấp xã; lồng ghép tuyên truyền trong các hội thi, cuộc thi về pháp luật như: cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet, sâu khấu hóa… Cung cấp thông tin pháp luật và trả lời câu hỏi của bạn đọc hàng tuần đăng trên báo Bình Dương; xây dựng nội dung thông tin pháp luật chạy chân chữ của chương trình thời sự trên Đài phát thanh và Truyền hình Bình Dương nhằm tạo điều kiện cho nhân dân có thêm nhiều kênh thông tin tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hình sự, phòng, chống tội phạm.

     *Xây dựng mô hình trong đấu tranh phòng, chống tội phạm:

QCPH 427.PNG

     Ngày 06/4/2018, Sở Tư pháp và Công an tỉnh đã ký kết Quy chế phối hợp số 427/QCPH/STP-CAT về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Sau khi Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Công an tỉnh được ban hành, các Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức hành nghề công chứng và cơ quan công an đã nghiêm túc thực hiện Quy chế phối hợp. Công tác phối hợp giữa các cơ quan thực hiện công chứng, chứng thực với cơ quan công an được kịp thời và đạt kết quả tốt trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh. Số lượng vụ việc vi phạm pháp luật về công chứng, chứng thực chuyển sang cơ quan công an khá nhiều, thời gian xử lý vụ việc nhanh hơn; phạm vi, nội dung, phương pháp, lĩnh vực trao đổi ngày càng được mở rộng./.

Lượt người xem:  Views:   1010
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio