Công tác xây dựng
Thứ 3, Ngày 07/07/2020, 16:00
Tập huấn về đánh giá tác động và phản biện chính sách, đánh giá tác động của chính sách về xã hội, về giới
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/07/2020
Trong 02 ngày (02-03/7/2020), tại Hà Nội, được sự hỗ trợ của Dự án GIZ Mục tiêu Xã hội trong Tăng trưởng xanh bền vững tại Việt Nam, Bộ Tư pháp đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tập huấn về một số nghiệp vụ pháp chế với chủ đề “Đánh giá tác động và phản biện chính sách, đánh giá tác động của chính sách về xã hội, về giới” cho đại diện một số tổ chức pháp chế Bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương. Ông Michael Krakowski, Giám đốc Chương trình Cải cách kinh tế vĩ mô/Tăng trưởng xanh GIZ; ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) và ông Ngô Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đồng chủ trì Hội nghị.

​​Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết, thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, thời gian qua công tác tham gia, góp ý của các Bộ, ngành, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp đối với các chính sách trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc. Thấy được tồn tại đó, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tại Thông báo số 160-TB/TW về việc xem xét bổ sung quy định về công tác phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, nội dung phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được thể chế hóa đầy đủ tại Điều 6 về tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản và thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là lần đầu tiên phản biện xã hội được coi là một quy trình trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo thống nhất với Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã  được Quốc hội thông qua vào ngày 18/6/2020 vừa qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.


Tại Hội nghị tập huấn, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia trình bày về một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc tham gia góp ý của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp vào quá trình xây dựng chính sách pháp luật và đánh giá tác động chính sách trên khía cạnh kinh tế, xã hội, hệ thống pháp luật, giới và thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận theo Tổ về các ví dụ thực hành và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của việc tham gia góp ý vào quá trình xây dựng chính sách pháp luật và đánh giá tác động chính sách trên khía cạnh này tại cơ quan, đơn vị mình.
 
Hội nghị tập huấn về đánh giá tác động và phản biện chính sách, đánh giá tác động của chính sách về xã hội, về giới này chính là bước chuẩn bị căn bản, chuyên sâu, là cơ hội tốt để góp phần nâng cao năng lực cho người làm công tác pháp chế tại tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp về các nghiệp vụ đánh giá tác động chính sách và phản biện chính sách, đặc biệt là phản biện xã hội để các đại biểu có thể vận dụng, triển khai việc góp ý, phản biện thật tốt các văn bản quy phạm pháp luật ngay sau khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021./.
Nguồn: Bộ Tư pháp​
Lượt người xem:  Views:   845
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio