Công tác xây dựng
Thứ 2, Ngày 01/06/2020, 16:00
Khó khăn trong công tác văn bản tại khu vực phía Nam, nguyên nhân và giải pháp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/06/2020 | Đào Thị Quyên
Thời gian qua, công tác kiểm tra, xử lý văn bản tại các địa phương khu vực phía Nam có nhiều chuyển biến tích cực góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (văn bản QPPL) tại địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Về cơ bản, hoạt động tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền, xử lý văn bản chưa phù hợp đã được thực hiện thường xuyên, kịp thời, đúng nguyên tắc; các phương thức kiểm tra văn bản được triển khai toàn diện. Việc xử lý văn bản chưa phù hợp được quan tâm thực hiện theo quy định, cơ bản khắc phục được tình trạng văn bản chưa phù hợp tồn tại kéo dài không được xử lý…

Ngay từ đầu năm, các địa phương đã ban hành kế hoạch xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL nhằm bảo đảm thực hiện công tác văn bản QPPL nói chung, công tác kiểm tra văn bản QPPL nói riêng có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, rà soát, xử lý theo thẩm quyền và tự kiểm tra, xử lý văn bản QPPL  theo quy dịnh hoặc khi có yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân.


          Trong năm 2019, số văn bản QPPL đã kiểm tra theo thẩm quyền (bao gồm kỳ trước chuyển sang) của các địa phương khu vực phía Nam là 1117 văn bản. Số văn bản QPPL trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền đã được xử lý là 17 văn bản, trong đó 13 văn bản phát hiện trong kỳ báo cáo, 04 văn bản phát hiện của các kỳ trước được xử lý trong kỳ báo cáo. Phát hiện 19 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa quy phạm pháp luật, đã xử lý 19 văn bản.

Bên cạnh đó, các địa phương còn tiến hành kiểm tra theo chuyên đề và địa bàn, cụ thể: Trà Vinh tự kiểm tra văn bản QPPL trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bình Phước rà soát văn bản QPPL lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư, văn hóa, thể thao, du lịch; Cần Thơ kiểm tra văn bản QPPL lĩnh vực công thương…


          Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trong khu vực còn gặp một một số tồn tại, hạn chế sau:

Thứ nhất, còn trường hợp văn bản chưa phù hợp không được phát hiện kịp thời, hoặc đã được phát hiện, kết luận nhưng chậm được xử lý hoặc xử lý không triệt để, không đúng hình thức theo quy định, thậm chí để kéo dài, tiềm ẩn rủi ro pháp lý khi áp dụng, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; việc xác định hậu quả do văn bản chưa phù hợp gây ra còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng việc kiểm tra văn bản chưa đi sâu vào nội dung văn bản, việc kiểm tra mới chú trọng ở thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản.

Thứ hai, việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ tại một số cơ quan còn chưa đạt hiệu quả cao, chất lượng hoạt động này còn hạn chế. Theo đó, nội dung các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chưa đi vào nội dung chuyên sâu, chưa có nhiều đổi mới về cách thức tổ chức dẫn đến nhàm chán, lặp đi lặp lại các vấn đề cũ, chưa bám sát thực tiễn, nặng tính lý thuyết…

Thứ ba, tổ chức và hoạt động của các cộng tác viên kiểm tra, rà soát văn bản QPPL tuy đã được tổ chức nhưng chất lượng, hiệu quả chưa cao, một số cộng tác viên còn yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn, kiểm tra không phát hiện được nội dung chưa phù hợp của văn bản; một số cộng tác viên còn hời hợt, chiếu lệ khi kiểm tra văn bản…

 Thứ tư, công tác kiểm tra văn bản QPPL và công tác thẩm định văn bản QPPL hiện nay các địa phương chủ yếu do cùng một phòng chuyên môn và do một Phó Giám đốc Sở phụ trách, do đó có tình trạng văn bản vừa được thẩm định, ký duyệt ban hành thì cũng đơn vị thẩm định có ý kiến phát hiện ra sai phạm. Dẫn tới sự chồng chéo, khó khăn và "e ngại" khi tiến hành kiểm tra văn bản QPPL.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, về nhận thức: Một số cơ quan kiểm tra văn bản chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản, chưa dành sự quan tâm thỏa đáng đến việc chỉ đạo, triển khai công tác này, đặc biệt chưa gắn kết kiểm tra, rà soát văn bản với các hoạt động có liên quan trong quy trình xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành pháp luật; chưa chỉ đạo sâu sát việc xử lý văn bản chưa phù hợp và kiểm điểm, xử lý đối với cán bộ, công chức có liên quan trong việc ban hành văn bản chưa phù hợp.
Thứ hai, về tổ chức, biên chế: Công tác kiểm tra văn bản QPPL là công tác đòi hỏi sự chuyên sâu, có ảnh hưởng sâu, rộng đến đời sống xã hội cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân nên đòi hỏi công chức thực hiện nhiệm vụ này ngoài việc phải được đào tạo về kiến thức pháp luật và quản lý nhà nước còn cần phải được bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cũng như phải có bản lĩnh vững vàng, kiên định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, tại các địa phương hiện nay, trong bối cảnh tinh gọn bộ máy khiến cho khối lượng công việc nhiều, áp lực cao dẫn đến công chức làm công kiểm tra văn bản QPPL không an tâm công tác. Đội ngũ công tác pháp chế tại các Sở, ngành của các địa phương mỏng, không ổn định chủ yếu là kiêm nhiệm và ít người có trình độ chuyên môn luật cũng như chuyên môn về công tác kiểm tra văn bản, do đó ảnh hưởng lớn đến công tác xây dựng, kiểm tra văn bản QPPL.
Thứ ba, về kinh phí và các điều kiện bảo đảm: Ở một số địa phương, kinh phí cấp cho công tác kiểm tra, rà soát văn bản chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ. Bên cạnh đó, hiện nay, ngoài chế độ chung về tiền lương như đối với công chức, viên chức khác, đội ngũ công chức làm công tác kiểm tra văn bản QPPL chưa được hưởng thêm một chế độ phụ cấp nào.

Thứ tư, về công tác phối hợp trong kiểm tra văn bản QPPL: Kiểm tra văn bản là hoạt động đa ngành, đa cấp, được tiến hành bởi nhiều chủ thể, liên quan trực tiếp đến nhiều cơ quan khác nhau, do đó, để triển khai tốt cần phải có phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành để trao đổi, thảo luận những nội dung chưa phù hợp của văn bản và hướng xử lý. Tuy nhiên, hiện nay tính phối hợp giữa các cấp, ngành, cơ quan trong kiểm tra, rà soát văn bản QPPL còn chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm tra văn bản với nhau và giữa cơ quan kiểm tra văn bản với các cơ quan hữu quan khác chưa thực sự chặt chẽ và nhuần nhuyễn, dẫn đến tình trạng chậm hoặc không tiếp tục tiến hành được các hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản chưa phù hợp.


Một số đề xuất, kiến nghị

Một là, nâng cao nhận thức về công tác kiểm tra văn bản QPPL: Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền tại các cấp, các ngành cũng như các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra văn bản QPPL cần có nhận thức đúng đắn đối với công tác này, thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra văn bản QPPL  trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở đó, quan tâm hơn nữa tới công tác này tại địa phương mình. Trên thực tế, ở những địa phương mà lãnh đạo quan tâm tới công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, các văn bản bị phát hiện có sai sót rất ít và hầu như là không có sai sót nghiêm trọng.

Hai là, nâng cao chất lượng kiểm tra, xử lý văn bản QPPL: Tiếp tục nâng cao chỉ đạo thực hiện hiệu quả Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Thực hiện đúng nguyên tắc, có chất lượng và hiệu quả tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ làm công tác kiểm tra văn bản.
Ba là, sắp xếp lại cách thức tổ chức công việc; Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tăng cường kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác:  Cần thực hiện việc "chuyên môn hóa" đối với các công chức làm công tác kiểm tra văn bản, sao cho mỗi người phụ trách một hoặc nhiều lĩnh vực chuyên môn phù hợp với thế mạnh và trình độ của mình, từ đó nâng cao chất lượng kiểm tra văn bản. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL có chất lượng và hiệu quả cho cán bộ, công chức và các cộng tác viên làm công tác này; quan tâm, cử cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bốn là, xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong công tác kiểm tra văn bản: Việc xây dựng quy chế phối hợp sẽ giúp công tác kiểm tra, xử lý văn bản có hiệu quả cao, chất lượng, đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan, ban ngành từ đó nâng cao chất lượng ban hành văn bản, tránh các sai sót không đáng có.

Năm là, tăng cường xem xét, xử lý trách nhiệm cơ quan, người đã tham mưu, trình, ký ban hành văn bản chưa phù hợp: Việc xử lý trách nhiệm khiến các cá nhân, cơ quan khi xây dựng văn bản thận trọng và cẩn thận hơn, tránh các sai sót và ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống kinh tế, xã hội. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, và chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình. Việc xử lý trách nhiệm không chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, kiểm điểm, rút kinh nghiệm… Mà cần có những hình thức và biện pháp nghiêm khắc hơn./.
                                                                                                                                     

                                                         ​                                                                               Trọng Đạt

Nguồn:https://ctpn.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi-kinh-nghiem.aspx?ItemID=102

Lượt người xem:  Views:   1251
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio