Lý Lịch Tư Pháp
Thứ 4, Ngày 19/12/2018, 10:00
Phải xin lỗi dân khi chậm giải quyết thủ tục hành chính
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
19/12/2018 | Phòng HCTP&QLXLVPHC
Đó là yêu cầu được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, diễn ra ngày 11/9.

053955-10.jpg 

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu chỉ đạo hội nghị

Chi phí còn nhiều, cán bộ còn sách nhiễu

Nhằm thực hiện chủ trương chuyển từ Chính phủ quản lý sang Chính phủ phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Đồng thời, bảo đảm tính hiệu quả của việc giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính Nhà nước từ T.Ư đến địa phương, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Theo đó, các bộ, ngành, địa phương phải tổ chức giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa theo hướng nâng tỷ lệ giải quyết “4 tại chỗ” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả), phát huy cao nhất hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức được cử ra làm việc.

Theo Phó Thủ tướng, nếu cán bộ, công chức không có ý thức lấy người dân làm đối tượng phục vụ, là công bộc của dân sẽ sinh ra nhũng nhiễu, cửa quyền. Trên tinh thần đó, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, điạ phương tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, để người dân tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến càng nhiều, càng tốt. Đồng thời, đẩy mạnh việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công, đặc biệt thông qua chức năng của Cổng dịch vụ công chức tuyến cấp bộ, cấp tỉnh.

Nêu thực tế, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu chia sẻ, việc đưa các thủ tục vào giải quyết tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh đã đảm bảo công khai, minh bạch, không có tiêu cực phát sinh. “Sau gần 5 năm thực hiện, từ bỡ ngỡ, ngại việc, ngại gò bó, thậm chí có tư tưởng chưa muốn đưa thủ tục hành chính giao dịch nhiều với người dân và doanh nghiệp, chưa muốn “nhường” quyền của mình vào Trung tâm Hành chính công, thì nay các cán bộ, công chức đã tự giác và muốn vào đây làm việc”, ông Hậu chia sẻ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh cho biết, địa phương đã liên kết với bưu điện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Từ đầu năm đến nay có 24.000 hồ sơ thủ tục đã được tiếp nhận và trả kết quả qua bưu điện.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên nhận định, Văn phòng một cửa cơ bản đạt được các mục tiêu như giảm thời gian luân chuyển hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức và cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, từng bước hướng tới mục tiêu tăng dần sự hài lòng của tổ chức và cá nhân khi thực hiện các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Tuy nhiên, nhiệm vụ kiểm soát tiến độ trong thời gian qua còn gặp một số khó khăn do còn có sự hạn chế, chưa hoàn toàn đồng bộ trong việc sử dụng hệ thống phần mềm và công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị chuyên môn trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính còn chưa đồng đều.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho hay, chi phí thực hiện thủ tục hành chính còn nhiều, cán bộ tiếp nhận, xử lý còn sách nhiễu, gây phiền hà... dẫn đến tạo điều kiện cho bên thứ ba móc ngoặc với cán bộ tiếp nhận, xử lý để trục lợi.

Hạn chế để người dân, DN đi lại nhiều lần

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết, người dân còn phản ánh, phàn nàn về trình độ và ứng xử của một bộ phận công chức tại bộ phận một cửa. Ngoài ra, còn tình trạng để quá hạn trong giải quyết hồ sơ. “Điều này cho thấy độ trễ khá lớn từ chính sách đến hành động”, Phó Thủ tướng nhận định.

Nhấn mạnh nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, thể hiện sự thay đổi về chất quan điểm “quản lý là để phục vụ”, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị các cán bộ, công chức cử ra bộ phận một cửa phải bảo đảm trình độ chuyên môn thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp, tiến tới thực hiện “4 tại chỗ” đối với những thủ tục hành chính phổ biến và có số lượng hồ sơ phát sinh lớn.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cần chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị mình, hạn chế tối đa việc người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về thủ tục hành chính, tình trạng quá hạn trong giải quyết thủ tục hành chính. Cùng với đó, xử lý nghiêm túc các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định thủ tục hành chính. “Phải thực hiện nghiêm việc xin lỗi cá nhân, tổ chức khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết thủ tục hành chính và xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Sưu tầm: Hoài Thu - Báo Giao Thông

Lượt người xem:  Views:   1543
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio