Chứng thực
Thứ 7, Ngày 11/04/2020, 23:00
Một số quy định mới về chứng thực
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
11/04/2020

Ngày 03/3/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2020 và thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư phá​p.

So với Thông tư số 20/2015/TT-BTP, Thông tư số 01/2020/TT-BTP có nhiều quy định mới, cụ thể như sau:

1. Giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư số 20/2015/TT-BTP chưa có quy định về việc nếu phát hiện việc chứng thực không đúng quy định thì sẽ thực hiện khắc phục sai sót như thế nào, gây lúng túng cho cơ quan thực hiện chứng thực. Để có căn cứ xử lý thống nhất đối với văn bản chứng thực không đúng quy định pháp luật, Điều 7 Thông tư số 01/2020/TT-BTP đã quy định rõ "Các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này thì không có giá trị pháp lý"; đồng thời quy định thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản này.

2. Trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông

Điều 8 Thông tư quy định về trách nhiệm của người tiếp nhận hồ sơ chứng thực tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, theo đó khi tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, người tiếp nhận hồ sơ (công chức của Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Người tiếp nhận hồ sơ phải bảo đảm người yêu cầu chứng thực chữ ký minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có năng lực hành vi dân sự, tự nguyện giao kết hợp đồng, giao dịch.

3. Trách nhiệm của người thực hiện chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ khi chứng thực bản sao từ bản chính

Điều 11 Thông tư quy định "Trường hợp người yêu cầu chứng thực sử dụng bản chính bị tẩy xóa, thêm bớt, làm sai lệch nội dung, sử dụng giấy tờ giả hoặc bản sao có nội dung không đúng với bản chính thì người tiếp nhận, giải quyết hồ sơ lập biên bản vi phạm, giữ lại hồ sơ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật".

4. Quy định cụ thể các trường hợp được chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền

Để việc áp dụng quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định cụ thể các trường hợp được chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền; đồng thời quy định rõ việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp này thì phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Theo Khoản 2 Điều 14 Thông tư có 04 trường hợp chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền gồm:

"a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội".

5. Không ghi nhận xét vào tờ khai lý lịch cá nhân

Điều 15 Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

6. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch

Điều 21 Thông tư quy định rõ cơ quan thực hiện chứng thực có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến để người yêu cầu chứng thực nhận thức rõ trách nhiệm đối với nội dung của hợp đồng, giao dịch và hệ quả pháp lý của việc chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp cơ quan thực hiện chứng thực phát hiện tài sản là đối tượng của hợp đồng, giao dịch là tài sản bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp, đã hoặc đang là đối tượng của hợp đồng, giao dịch khác thì cơ quan thực hiện chứng thực lập biên bản vi phạm, giữ lại hồ sơ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

Những quy định mới nêu trên của Thông tư số 01/2020/TT-BTP đã góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác chứng thực thời gian qua; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết các việc về chứng thực một cách thuận lợi, thống nhất./.

Lượt người xem:  Views:   3810
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio