Thừa phát lại
Thứ 6, Ngày 31/01/2020, 14:00
Tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
31/01/2020 | Phòng Bổ trợ Tư pháp

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỪA PHÁT LẠI

BC NAM TPL 2019 HINH 1.pngBC NAM TPL 2019 HINH 2.jpg

BC NAM TPL 2019 HINH 3.jpg

1. Về tổ chức 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 05 Văn phòng Thừa phát lại được thành lập tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát, (thành lập và đi vào hoạt động sớm nhất là VPTPL Dĩ An, thành lập ngày 17/01/2014 và muộn nhất là VPTPL Bến Cát thành lập ngày 26/12/2017).

Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 14 Thừa phát lại đang hành nghề tại 05 Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các Thừa phát lại được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm trong các mảng hoạt động hành nghề Thừa phát lại như tống đạt văn bản, thi hành án…Các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh đều có trụ sở thuận lợi, trang thiết bị và cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo đáp ứng quá trình hoạt động.

2. Kết quả hoạt động

Kết quả hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại từ ngày 01/01/2019 đến 30/6/2019:

- Số lượng các vụ việc:

+ Lập vi bằng: 4394 vi bằng, giảm 1.458 vi bằng so với năm 2018;

+ Tống đạt văn bản, giấy tờ theo yêu cầu của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự: 24.749 văn bản (trong đó tống đạt văn bản, giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan Tòa án là 24.579 văn bản và cơ quan Thi hành án 170 văn bản); tăng 4.379 văn bản so với 6 tháng đầu năm 2018. Tống đạt cho Tòa án nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Tòa án nhân dân và Chi cục Thi hành án dân sự các địa bàn: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát;

+ Xác minh điều kiện thi hành án: 02 vụ việc, tăng 02 vụ so với năm 6 tháng đầu năm 2018;

+ Tổ chức thi hành bản án, quyết định: 01 vụ việc với giá trị thi hành án về tiền là 1.232.194.000 đồng, tăng 01 vụ việc so với 6 tháng đầu năm 2018;

- Doanh thu: Các Văn phòng Thừa phát lại đã thu được: 9.223.136.000 đồng, giảm 691.504.000 đồng so với năm 2018, trong đó: chi phí lập vi bằng: 6.626.240.000 đồng; chi phí tống đạt: 2.552.927.000 đồng (2.520.712.000 đồng của Tòa án và 32.215.000 đồng của cơ quan thi hành án dân sự); xác minh điều kiện thi hành án 7.000.000 đồng; trực tiếp tổ chức thi hành án: 36.969.000 đồng.

BC NAM TPL 2019 HINH 4.jpg

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI

Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thừa phát lại, cụ thể:

Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chuyển hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại, cấp thẻ Thừa phát lại…một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Kịp thời sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính về Thừa phát lại cho phù hợp với các quy định pháp luật về Phí và Lệ phí; đồng thời đăng tải đầy đủ, kịp thời lên trang dịch vụ công của tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở.

Từ ngày 01/01/2019 đến 30/6/2019, Sở đã thực hiện 03 thủ tục hành chính về Thừa phát lại; Xác nhận hành nghề Thừa phát lại cho 03 cá nhân.

Công tác thanh tra, kiểm tra: Trong quá trình quản lý, thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại, giải đáp các khó khăn, vướng mắc của các Thừa phát lại kịp thời.

Công tác giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo: Trong năm 2019, có 01 kiến nghị về Thừa phát lại. Sở Tư pháp đã tiến hành xác minh và có công văn trả lời theo đúng quy định của pháp luật.

III. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Khó khăn, vướng mắc

- Các mảng hoạt động của Thừa phát lại phát triển chưa đều, chủ yếu là mảng lập vi bằng và tống đạt văn bản. Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án ít phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2019.

- Pháp luật về Thừa phát lại chỉ quy định chung các hình thức xử lý vi phạm đối với Thừa phát lại và Văn phòng Thừa phát lại, tuy nhiên luật không quy định từng loại việc và mức độ vi phạm cụ thể. Ví dụ trong trường hợp Sở Tư pháp phát hiện nội dung lập vi bằng không đúng quy định pháp luật hoặc các sai phạm của các Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại trong việc lập vi bằng, hậu quả pháp lý chỉ dừng lại ở việc vi bằng không có giá trị pháp lý, chưa có chế tài đảm bảo tính răn đe.

2. Đề xuất, kiến nghị

- Đề xuất Bộ Tư pháp tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án để trang bị các kiến thức pháp luật và kinh nghiệm cho Thừa phát lại trong các hoạt động này.

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định 110/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015) theo hướng quy định rõ các hành vi vi phạm của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại và hình thức xử phạt cụ thể để đảm bảo tính răn đe.


Lượt người xem:  Views:   352
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio