Công chứng
Thứ 4, Ngày 26/02/2020, 16:00
Tình hình tổ chức và hoạt động công chứng tại Bình Dương năm 2019
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
26/02/2020

1. Tình hình tổ chức và hoạt động

Về tổ chức, tính đến ngày 31/12/2019, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng số 32 tổ chức hành nghề công chứng (tăng 03 tổ chức so với năm 2018), gồm: 02 Phòng công chứng và 30 Văn phòng công chứng. Số công chứng viên đang hành nghề tại các tổ chức hành nghề công chứng: 75 (tăng 6 công chứng viên so với năm 2018).

Về kết quả hoạt động, năm 2019 các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng 261.376 vụ việc với tổng số phí và thù lao công chứng thu được hơn 136 tỷ đồng. Tổng số tiền nộp vào ngân sách Nhà nước đối với Phòng công chứng gần 2,5 tỷ đồng; tổng số tiền nộp thuế đối với Văn phòng công chứng hơn 12 tỷ đồng.

2. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng tại địa phương

a) Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng

Để tiếp tục triển khai thi hành đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả Luật Công chứng và các văn bản pháp luật có liên quan, Sở Tư pháp luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về công chứng. Sở Tư pháp đã phát hành 13.200 tờ gấp pháp luật phổ biến quy định về mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bình Dương thực hiện chương trình tư vấn pháp luật trực tiếp trên sóng phát thanh 92,5 MHz nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật và giải đáp các khó khăn, vướng mắc của người dân liên quan đến công chứng.

Sở Tư pháp thường xuyên tuyên truyền rộng rãi qua hệ thống loa, đài truyền thanh của các xã, phường, thị trấn; lồng ghép việc phổ biến quy định pháp luật qua việc trợ giúp pháp lý.

b) Việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương

Thực hiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018, Luật Công chứng năm 2014 và hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 449/BTP-BTTP ngày 12/02/2019, để định hướng phát triển tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 2252/KH-UBND ngày 17/5/2019 về việc tổng kết Luật Công chứng năm 2014 và việc xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, ngày 11/11/2019, Sở Tư pháp đã có Văn bản số 170/BC-STP báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện.

Bên cạnh đó, ngày 02/5/2019, Sở Tư pháp đã ban hành Thông báo số 726/TB-STP về việc chưa tiếp nhận hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Vì vậy, trong năm 2019, Sở Tư pháp chưa thành lập thêm Văn phòng công chứng mới.

c) Việc ban hành, tham mưu ban hành các văn bản liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng

Trong năm 2019, Sở Tư pháp đã ban hành nhiều văn bản về lĩnh vực công chứng, như: công văn về công tác phối hợp liên quan ngăn chặn giao dịch; trả lời, phúc đáp các sở, ngành và tổ chức về khó khăn, vướng mắc liên quan đến công chứng; trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh; phúc đáp Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật,…

Thực hiện quy định của Luật Công chứng và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thời gian qua, Sở Tư pháp đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành xây dựng và triển khai Cơ sở dữ liệu công chứng. Cơ sở dữ liệu công chứng bao gồm các thông tin đương sự, tài sản, hợp đồng, giao dịch và ngăn ngặn, giải tỏa ngăn chặn được chia sẻ giữa các tổ chức hành nghề công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý các hợp đồng, giao dịch. Ngày 03/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Để việc triển khai thực hiện Quy chế được đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả, Sở Tư pháp đã ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy chế đến các sở, ngành, tổ chức, đơn vị có liên quan như: Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Dương, Hội Công chứng viên tỉnh và các tổ chức hành nghề công chứng.

d) Công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan đến tổ chức và hoạt động công chứng

- Tổ chức họp theo Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội Công chứng viên tỉnh nhằm nắm bắt tình hình tổ chức và hoạt động của Hội, đánh giá công tác phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội Công chứng viên tỉnh trong năm 2018 và đề ra phương hướng hoạt động cụ thể của Hội Công chứng viên tỉnh trong năm 2019.

- Hội Công chứng viên tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho đội ngũ công chứng viên và chuyên viên của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng diễn ra trong 3,5 ngày với 06 chuyên đề.

- Sơ kết 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Công an tỉnh Bình Dương

Ngày 06/4/2018, Sở Tư pháp và Công an tỉnh đã ký kết Quy chế phối hợp số 427/QCPH/STP-CAT về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Quy chế). Để có cơ sở đánh giá toàn diện hiệu quả của Quy chế sau 01 năm triển khai thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp đã chủ động ban hành Công văn số 916/STP-BTTP ngày 27/5/2019 yêu cầu Hội Công chứng viên tỉnh và Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện báo cáo sơ kết 01 năm thực hiện Quy chế; đồng thời ban hành Công văn số 1545/STP-BTTP ngày 21/8/2019 đề nghị Công an tỉnh báo cáo tình hình kết quả một năm thực hiện Quy chế phối hợp của Ngành Công an các cấp trên địa bàn tỉnh.

Báo cáo của các đơn vị đã tập trung làm rõ công tác triển khai thực hiện Quy chế phối hợp, những kết quả đạt được sau 01 năm thực hiện Quy chế phối hợp và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp.

- Ngoài ra, Sở Tư pháp còn tổ chức 01 cuộc họp giao ban công chứng định kỳ nhằm kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công chứng; chỉ đạo Phòng Tư pháp khi giao ban hàng tháng mời các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn cấp huyện tham dự để tạo mối quan hệ phối hợp tốt giữa tổ chức hành nghề công chứng với các cơ quan quản lý tại địa phương.

e) Chế độ kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng

- Về thanh tra, kiểm tra

Trong năm 2019, Sở Tư pháp đã tổ chức 03 cuộc thanh tra chuyên ngành  đối với 03 Văn phòng công chứng, 01 cuộc thanh tra đột xuất đối với 01 Văn phòng công chứng. Qua thanh tra, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ban hành 04 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 công chứng viên và 03 Văn phòng công chứng với tổng số tiền phạt là 42.000.000 đồng, kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả với số tiền 5.170.000 đồng.

Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng bị xử phạt đã nghiêm túc chấp hành quyết định xử phạt của Sở Tư pháp; khắc phục những sai sót theo kết luận của Sở Tư pháp; tổ chức họp rút kinh nghiệm đối với công chứng viên và chuyên viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng.     

- Về giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trong năm 2019, Sở Tư pháp tiếp nhận 07 đơn (05 tố cáo, 02 kiến nghị) thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được Sở Tư pháp thực hiện theo quy định pháp luật./.

Lượt người xem:  Views:   854
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio