Giám định tư pháp
Thứ 2, Ngày 01/03/2021, 10:00
Tình hình tổ chức và hoạt động Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/03/2021 | Nguyễn Thị Vân Anh

Hinh 1_BC GIAM DINH 2021.jpg 

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH

1. Về tổ chức:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp:

- Trung tâm Pháp Y thuộc Sở Y tế;

- Phòng Kỹ thuật Hình sự thuộc Công an tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh chưa có văn phòng giám định tư pháp và chưa có tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

2. Về số lượng người giám định tư pháp

Trên địa bàn tỉnh có 112 người giám định tư pháp (86 giám định viên tư pháp, 26 người giám định tư pháp theo vụ việc), giảm 10 người so với năm 2019, cụ thể:

2.1. Về giám định viên tư pháp

Số lượng giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh là: 86 người đang làm việc tại các tổ chức giám định và các sở, ngành giảm 09 người so với năm 2019 (trong đó có 9 giám định viên đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển làm công tác khác nhưng chưa làm thủ tục miễn nhiệm).

2.2. Về người giám định tư pháp theo vụ việc

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 26 người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực pháp y, thuế, mã số hàng hóa, trị giá hàng hóa, xây dựng giảm 01 người so với năm 2019.

3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định.

3.1. Tại các tổ chức giám định tư pháp

- Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định được các ngành quan tâm, cơ bản đáp ứng kịp thời các trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

- Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh: Ngoài các phương tiện, thiết bị đã được trang bị trước đây như máy sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ, kính hiển vi kim tương giám định kim loại, máy giám định tài liệu, máy xét nghiệm làm giải phẩu bệnh, máy quang phổ Hitachi UV-Vis… thì đã được trang bị thêm các thiết bị phục vụ công tác giám định ADN.

- Trung tâm Pháp y: Các trang thiết bị đáp ứng khoảng 70% điều kiện làm việc.

3.2. Tại các sở, ngành khác

Các sở, ngành đã được trang bị các trang thiết bị phục vụ công tác giám định tư pháp, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. Hiện có các giám định viên thuộc lĩnh vực văn hóa đã được trang bị các thiết bị phục vụ cho công tác giám định như ti vi màu 21 inch, màn hình LCD, đầu đĩa kỹ thuật số 3 ngăn đĩa, máy cát-sét. Các giám định viên lĩnh vực khoa học và công nghệ được trang bị những thiết bị phục vụ công tác quản lý về an toàn bức xạ như: Máy đo bức xạ, các thiết bị ứng phó sự cố.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH.

Từ ngày 01/01/2020 đến 15/11/2020, đã thực hiện tổng số 4057 vụ việc (gồm 4053 vụ việc trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, 4 vụ việc theo yêu cầu của cá nhận, tổ chức khác), giảm 234 vụ việc so với năm 2019, trong đó:

- Trung tâm Pháp y: 519 vụ việc (giám định thương tích: 452 ca, tình dục: 47 ca, giám định tử thi: 1 ca, giám định hồ sơ: 19 ca);

- Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh: 3533 vụ việc (Giám định cơ học: 236 vụ, giám định cháy: 60 vụ, sự cố kỹ thuật: 55 vụ, tài liệu: 389 vụ, đường vân: 100 vụ, giám định hóa (ma túy): 726 vụ, giám định hóa (nồng độ cồn trong máu) 253 vụ, sinh vật:14 vụ, giám định vụ nổ: 03 vụ, giám định pháp y: 930 vụ, giám định số khung, số máy: 767 vụ);

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 01 vụ việc;

- Sở Giao thông vận tải: 01 vụ việc;

- Cục Thuế tỉnh: 02 vụ việc;

- Cục Hải quan tỉnh: 01 vụ việc.

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giám định tư pháp, đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: thành lập văn phòng giám định tư pháp; Đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp... đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Thẩm định hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp của các sở, ngành một cách nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ cung cấp các căn cứ pháp lý tạo thuận lợi nhất để công tác bổ nhiệm giám định viên tư pháp được nhanh chóng, đúng quy định. Trong năm 2020, Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ bổ nhiệm cho 05 giám định viên tư pháp thuộc Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài chính để hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định pháp luật.

- Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giám định tư pháp: Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức điểm cầu trực tuyến về Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Kết thúc hội nghị, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và các sở, ngành đã có những trao đổi, thảo luận và đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giám định tư pháp của tỉnh; đồng thời tiếp tục có những phương hướng hoạt động cụ thể trong thời gian tới nhằm ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

- Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị được Sở Tư pháp quan tâm, chú trọng. Trong năm 2020, không có phản ánh kiến nghị về giám định tư pháp.

- Về chế độ thông tin, báo cáo: Sở Tư pháp đăng tải công khai Danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh lên Trang thông tin điện tử của Sở. Các sở, ngành đa số thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh về công tác tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP.

1. Thuận lợi:

- Các tổ chức giám định tư pháp tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, phục vụ tích cực cho công tác điều tra, xét xử. Các giám định viên đều đã được đào tạo, tập huấn đầy đủ về mặt chuyên môn nghiệp vụ, từ đó phục vụ tốt công tác giám định thuộc lĩnh chuyên môn theo quy định pháp luật.

- Về cơ sở vật chất được trang bị, máy móc, phương tiện phục vụ công tác giám định ngày càng hiện đại.

2. Khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được tình hình hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh gặp phải những khó khăn, vướng mắc như sau:

- Giám định viên tại các sở, ngành đều là kiêm nhiệm, phải tập trung cho công tác chuyên môn nên không có nhiều thời gian nghiên cứu chuyên sâu kỹ năng và kiến thức pháp luật về giám định tư pháp. Trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định tại các sở, ngành chưa được trang bị đầy đủ. Trong lĩnh vực giao thông, vận tải các giám định viên phải tự trang bị phương tiện hoạt động.

- Số lượng đội ngũ giám định viên tư pháp tuy được bổ sung hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho quá trình tố tụng.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

- Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành chuyên môn tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp.

- Kiến nghị, đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp phù hợp với tình hình thực tế. Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với các tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập (ngoài việc miễn thuế của Trung ương thì có thể ưu đãi thêm các vấn đề khác như miễn thuế đất đai, tạo điều kiện vay tiền mua trang thiết bị, ...), mở rộng lĩnh vực thường phát sinh nhu cầu giám định tư pháp như giám định tài liệu, giám định chữ ký.

Hinh 2_BC GIAM DINH 2021.jpgHinh 3_BC GIAM DINH 2021.jpgHinh 4_BC GIAM DINH 2021.jpg

Lượt người xem:  Views:   3369
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio