Thừa phát lại
Thứ 2, Ngày 15/05/2017, 16:00
Tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2016
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/05/2017 | Nguyễn Thị Vân Anh

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI

1. Việc ban hành các văn bản triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại

Để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chế định Thừa phát lại, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 905/KH-UBND ngày 30/3/2016 triển khai thực hiện Nghị quyết 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chế định Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trên cơ sở Kế hoạch số 905/KH-UBND ngày 30/3/2016, Sở Tư pháp tham mưu xây dựng Đề án Thừa phát lại trình Bộ Tư pháp phê duyệt.

Trong năm 2016, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về Thừa phát lại,Sở Tư pháp ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ các mặt công tác của Thừa phát lại.

2. Về công tác tuyên truyền phổ biến

 Sau khi Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch số 905/KH-UBND ngày 30/3/2016, Sở Tư pháp đã triển khai, tuyên truyền đến các Văn phòng Thừa phát lại trên toàn tỉnh và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

Ngày 11/7/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chế định Thừa phát lại.

Trong năm 2016, Sở Tư pháp đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện chương trình "pháp luật và cuộc sống" với 03 số chuyên đề về Thừa phát lại; phát hành tờ gấp pháp luật về chế định Thừa phát lại.

3. Công tác giải quyết các thủ tục hành chính và thanh tra, kiểm tra

Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thừa phát lại, cụ thể:

Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chuyển hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại, cấp thẻ Thừa phát lại…một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục.

Công tác thanh tra, kiểm tra: Trong năm 2016, tiến hành 01 cuộc kiểm tra đối với 04 tổ chức hành nghề Thừa phát lại. Qua kiểm tra, đã ghi nhận các kết quả tích cực đạt được của các Văn phòng; đồng thời kịp thời phát hiện những hạn chế, tồn tại trong công tác thừa phát lại để có các biện pháp khắc phục.

Công tác giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo: Trong năm 2016, Sở Tư pháp nhận được 02 phản ánh về thừa phát lại. Tất cả các phản ánh đều đã được giải quyết kịp thời, theo đúng quy định của pháp luật.

II. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỪA PHÁT LẠI

1. Về đội ngũ Thừa phát lại và hệ thống các Văn phòng Thừa phát lại

Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 26 Thừa phát lại, trong đó: 16 Thừa phát lại đang hành nghề, 03 Thừa phát lại đã nghỉ việc nhưng chưa miễn nhiệm, 07 Thừa phát lại bổ nhiệm nhưng chưa hành nghề (04 Thừa phát lại đã hết thời hạn 06 tháng, 03 Thừa phát lại còn thời hạn)

Theo Đề án được duyệt, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 04 Văn phòng Thừa phát lại được thành lập tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và huyện Tân Uyên (nay là thị xã Tân Uyên), đến nay 04 Văn phòng được thành lập và đi vào hoạt động (thành lập và đi vào hoạt động sớm nhất là VPTPL Dĩ An, thành lập ngày 17/01/2014 và muộn nhất là VPTPL Tân Uyên thành lập ngày  08/5/2014).

2. Kết quả hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại (tính từ ngày 01/01/2016 đến 31/12/2016)

a) Số lượng các vụ việc

- Lập vi bằng: 3,171 vi bằng;

- Tống đạt văn bản, giấy tờ theo yêu cầu của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự: 10,124 văn bản (tống đạt cho Tòa án nhân dân, Chi cục Thi hành án dân sự các địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An và Tân Uyên; Tòa án nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh), trong đó tống đạt văn bản, giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan Tòa án là 8,581 văn bản và cơ quan Thi hành án  1,543 văn bản;

- Xác minh điều kiện thi hành án: 07 vụ việc.

- Tổ chức thi hành bản án, quyết định: 06 vụ việc với giá trị Thi hành án về tiền là 285.660.000 và tài sản là 886 m2 đất.

b) Doanh thu

Các Văn phòng Thừa phát lại đã thu được: 7,800,093,000 đồng, trong đó: chi phí lập vi bằng 6,587,580,000 đồng; chi phí tống đạt: 990,803,000 đồng (855,104,000 đồng của Tòa án và 135,699,000 đồng của cơ quan thi hành án dân sự); xác minh điều kiện thi hành án 121,000,000 đồng; trực tiếp tổ chức thi hành án: 100.710.000 đồng; ​

Lượt người xem:  Views:   1950
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio