Giao dịch đảm bảo
Thứ 5, Ngày 07/07/2016, 15:30
Bộ Tư pháp tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/07/2016 | Ngô Hoàng Nam

Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2016, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm (thay thế Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm). Ngày 23/6/2016, Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp lần thứ nhất Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm. Ông Nguyễn Khánh Ngọc - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng ban soạn thảo dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm chủ trì cuộc họp nêu trên.

Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập, gồm đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp (Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục Bổ trợ tư pháp, Vụ Pháp luật dân sự kinh tế, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hà Nội), đại diện của Hiệp hội ngân hàng, Đại học Luật Hà Nội, Phòng Công chứng số 1 thành phố Hà Nội và Thường trực Tổ biên tập dự thảo Nghị định nêu trên.
 
Tại cuộc họp, thay mặt Thường trực Tổ biên tập, bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Trưởng Phòng Quản lý nghiệp vụ - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm công bố Quyết định thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự thảo Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm. Bà Nguyễn Chi Lan - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm - thành viên Ban soạn thảo đã trình bày dự thảo Báo cáo tổng kết, Báo cáo rà soát pháp luật và dự kiến định hướng xây dựng dự thảo Nghị định.
 
Trên cơ sở trình bày nêu trên, Thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập tập trung thảo luận về các vấn đề có liên quan đã được nêu tại dự thảo Báo cáo tổng kết, định hướng xây dựng dự thảo Nghị định do Thường trực Tổ biên tập trình bày như: thời điểm đăng ký, nguyên tắc đăng ký, hồ sơ đăng ký, mô tả tài sản bảo đảm, quy định về đăng ký trực tuyến… Đại diện Cục Kiểm soát thủ tục hành chính cho rằng Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó việc tập trung quy định đầy đủ thủ tục hành chính tại một văn bản thống nhất là cần thiết, quan trọng và cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan (như giao thông vận tải, công an, tài nguyên môi trường). Bên cạnh đó, việc áp dụng đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cần được cân nhắc, nghiên cứu thí điểm trước khi triển khai trong cả nước đảm bảo tính khả thi của quy định. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, Tổ thường trực cần tiếp tục rà soát và nêu rõ trong các Báo cáo là những quy định nào ở các Thông tư hiện hành cần được pháp điển hóa trong dự thảo Nghị định và những vấn đề nào pháp luật chưa quy định hoặc thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết cần đưa vào dự thảo Nghị định để xử lý. Ngoài ra, ý kiến của đại diện Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật cũng cho rằng, cách tiếp cận khi xây dựng dự thảo Nghị định cũng cần có sự điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn hiện nay, cụ thể là dự thảo Nghị định không nên quy định lại những vấn đề đã được Bộ luật dân sự 2015, Luật, các Nghị định chuyên ngành đã quy định; dự thảo Nghị định cần bổ sung quy định nhằm giảm thiểu chi phí giao dịch, phù hợp yêu cầu của Chính phủ trong giai đoạn hiện nay; dự thảo cần tăng cường các quy định về việc chủ động cung cấp thông tin của cơ quan đăng ký, khắc phục cơ chế “xin-cho” thông tin như hiện nay.
Sau khi nghe các ý kiến phát biểu của thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc chỉ đạo Thường trực Tổ biên tập tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Báo cáo tổng kết, các tài liệu có liên quan, từ đó nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định quy định về quy trình thủ tục đăng ký áp dụng chung cho các giao dịch bảo đảm theo hướng thống nhất, công khai, minh bạch, đảm bảo tính khả thi qua đó tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký, giảm chi phí thực hiện, đảm bảo phù hợp, đồng bộ với Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2015… đồng thời tiếp tục kế thừa các quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành./.
  
Dương Thị Thu Trang - Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm


Lượt người xem:  Views:   2009
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio