Giám định tư pháp
Thứ 4, Ngày 10/06/2020, 19:00
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/06/2020 | Phòng Bổ trợ Tư pháp

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, chiều 10/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) được 449 đại biểu tán thành, tương đương 92,96% tổng số đại biểu Quốc hội.
Trước đó, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 điều trong dự án Luật gồm: Điều 12, 25, 26A với tỷ lệ tán thành cao. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP sửa đổi, bổ sung 26 điều, chỉnh lý kỹ thuật 3 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP trình Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết: nhiều ý kiến tán thành việc bổ sung quy định "Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao" tại Điều 12 dự thảo Luật; một số ý kiến đề nghị giữ quy định Điều 12 như Luật hiện hành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo đa số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Theo đó, bổ sung "Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao" là tổ chức GĐTP công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử (tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 dự thảo Luật). 
Vấn đề này đã được cân nhắc kỹ trên cơ sở thực tiễn hoạt động tố tụng, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý các nội dung liên quan tại khoản 2 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 7 Điều 12 và khoản 6 Điều 44 của dự thảo Luật. 
Về trưng cầu giám định trong trường hợp cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức giám định (Điều 25), có ý kiến tán thành với quy định tại khoản 4 Điều 25 về giao trách nhiệm cho một cơ quan, tổ chức chuyên môn về GĐTP chủ trì việc thực hiện giám định; có ý kiến đề nghị chỉnh lý giao trách nhiệm này cho người trưng cầu GĐTP.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, GĐTP là hoạt động chuyên môn, khoa học, do đó, quá trình tiến hành giám định phải do chính cơ quan, tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực GĐTP thực hiện. Nếu giao cho cơ quan trưng cầu giám định (cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng) chủ trì, phối hợp việc thực hiện GĐTP sẽ không bảo đảm tính độc lập, khách quan và không phù hợp với tính chất của hoạt động này. 
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về giao trách nhiệm cho một trong các cơ quan, tổ chức thực hiện GĐTP làm đầu mối tổ chức việc giám định như dự thảo Luật.
Về thời hạn giám định (Điều 26a), có ý kiến cho rằng, thời hạn giám định quy định tại khoản 3 (thời hạn tối đa 3 tháng, trường hợp đặc biệt là 4 tháng) chưa rõ ràng, cần quy định cụ thể để bảo đảm sự thống nhất. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đối với trường hợp giám định theo vụ việc thì ở từng lĩnh vực giám định như đầu tư, tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông, khoa học và công nghệ... do quy chuẩn chuyên môn và quy trình thực hiện hoàn toàn khác nhau nên thời hạn giám định cũng không thể giống nhau. 
Để bảo đảm tính khả thi, Luật GĐTP chỉ quy định thời hạn tối đa, còn thời hạn ở từng lĩnh vực chuyên môn được giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực quy định cụ thể. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định thời hạn GĐTP như dự thảo Luật.
H.Thư
                                                                                         (Trích từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp)

 

Lượt người xem:  Views:   1069
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio