Chứng thực
Thứ 6, Ngày 30/01/2015, 01:25
Thực trạng về công tác chứng thực trong thời gian qua
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
30/01/2015
Theo Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, dự án Luật chứng thực đã được đưa vào chương trình dự bị của toàn khóa. Để chuẩn bị cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng Dự án Luật, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã thực hiện một số hoạt động như: nghiên cứu đề tài, khảo sát thực tiễn và vừa qua Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã tổ chức Tọa đàm tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá thực trạng về công tác chứng thực và đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động chứng thực trong thời gian tới. Tham gia tọa đàm có đại diện của một số Sở Tư pháp và một số Phòng Tư pháp, UBND phường/xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua các hoạt động nêu trên, có thể đưa ra một số đánh giá chung về thực trạng của công tác chứng thực trong thời gian qua như sau:
- Thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi là Nghị định số 79/2007/NĐ-CP), trong những năm qua, hệ thống cơ quan quản lý và thực hiện chứng thực từ Trung ương đến cấp xã được củng cố, kiện toàn, đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân, nhất là việc chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP đã có các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các việc về chứng thực khá đơn giản, thuận tiện. Đặc biệt, Nghị định đã phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền chứng thực cho Phòng Tư pháp (cấp huyện) và đặc biệt là UBND cấp xã nên đã giải quyết một cách cơ bản tình trạng bức xúc do ách tắc, quá tải tại các Phòng Công chứng mà nhiều năm trước đó chưa giải quyết được. Từ giai đoạn này, UBND cấp xã đã chính thức được giao nhiệm vụ chứng thực bản sao từ bản chính, Phòng Tư pháp cấp huyện được giao nhiệm vụ chứng thực chữ ký người dịch. Việc mở rộng phân cấp thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính cho Ủy ban nhân dân cấp xã là một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính ở nước ta, đã mở rộng và đưa cơ quan thực hiện chứng thực đến gần với người dân hơn.
- Nghị định số 79/2007/NĐ-CP đã quy định cho người dân được lựa chọn việc nộp bản sao (có chứng thực hoặc không có chứng thực) khi thực hiện thủ tục hành chính; theo đó, quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ tự kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính giấy tờ, văn bản mà không được yêu cầu nộp bản sao có chứng thực. Tuy nhiên, do tâm lý và thói quen lệ thuộc vào chính quyền nhà nước nên trong thời gian qua quy định tiến bộ này của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP đã không phát huy được hiệu quả trên thực tế.
Với những giải pháp cơ bản nêu trên, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP đã góp phần không nhỏ trong việc làm thông thoáng và lành mạnh hoá thủ tục hành chính, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, đồng thời tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động chứng thực. Mặc dù còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục nhưng những kết quả đạt được và sự hài lòng của người dân chính là thước đo chủ trương cải cách trong công tác công chứng, chứng thực.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được như đã nêu ở trên, hiện tại công tác chứng thực vẫn còn một số hạn chế, yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác chứng thực, từ đó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, như:
-  Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động chứng thực còn nhiều quy định chồng chéo/mâu thuẫn, chưa rõ ràng, đầy đủ, dẫn đến khó áp dụng.
- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP và Nghị định số 79/2007/NĐ-CP cũng đã bộ lộ một số hạn chế như:
+ Việc quy định giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch được chứng thực còn chưa phù hợp với tính chất và thực trạng trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ/công chức thực hiện công tác chứng thực;
+  Việc phân cấp thẩm quyền chứng thực còn rắc rối, chưa hợp lý, gây khó khăn cho người thực hiện chứng thực và người yêu cầu chứng thực;
+ Quy định về chứng thực hợp đồng ủy quyền và chứng thực giấy ủy quyền còn chưa rõ ràng, hợp lý, gây khó khăn, lúng túng cho người thực hiện chứng thực;
+  Tình trạng lạm dụng bản sao có chứng thực vẫn còn phổ biến;
+  Các quy định về xác định văn bản được dịch để chứng thực chữ ký người dịch; tiêu chuẩn, điều kiện của người dịch; cơ chế xác định trách nhiệm pháp lý của người dịch còn chưa phù hợp hoặc bị bỏ ngỏ.
Để khắc phục sự tản mát, chắp vá, thiếu thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về chứng thực, tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện chứng thực, cũng như xác định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan nhà nước (UBND cấp huyện/Phòng Tư pháp, UBND cấp xã) trong lĩnh vực chứng thực, thì việc xây dựng để trình Quốc hội thông qua Luật chứng thực là rất cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay, khi chưa xây dựng Luật chứng thực, để kịp thời khắc phục những hạn chế nêu trên, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được giao chủ trì soạn thảo Nghị định về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 75/2000/NĐ-CP, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, Nghị định số 06/2012/NĐ-CP, Nghị định số 04/2012/NĐ-CP)./.
                                                                             
                                                                             
Lượt người xem:  Views:   11210
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio