Giới thiệu
Thứ 3, Ngày 02/12/2014, 04:08
Quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/12/2014
QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA & PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG



 
(Tập thể phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Dương)


Ngày 10/07/1987, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 574/QLTPK hướng dẫn công tác công chứng Nhà nước, Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng và ngày 27/02/1991, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP về tổ chức và hoạt động của Công chứng nhà nước. Các quy định trên là bước khởi đầu cho quá trình hình thành và hoạt động của các Phòng Công chứng trên cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
Năm 1992, Phòng Công chứng nhà nước tỉnh Sông Bé (nay là Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Dương) được thành lập theo Quyết định số 04/QĐ-UB ngày 29/01/1992 của UBND tỉnh Sông Bé. Đây là Phòng Công chứng nhà nước đầu tiên, tọa lạc tại thị xã Thủ Dầu Một – Trung tâm hành chính-kinh tế-xã hội của tỉnh, với 02 công chứng viên vào thời điểm thành lập, trong đó đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp kiêm nhiệm công tác công chứng và thực hiện nhiệm vụ công chứng của công chứng viên. Thời kỳ này, do công chứng viên là những người được điều động từ các lĩnh vực khác sang, không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ công chứng nên chưa có những kỹ năng, kiến thức pháp luật về hoạt động công chứng, các công chứng viên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm và học hỏi thêm từ các địa phương khác.
Ngày 13/11/2002, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-UB về việc thành lập Phòng Công chứng số 2 tỉnh Bình Dương tại huyện Thuận An (nay là thị xã Thuận An), nâng số Phòng Công chứng trực thuộc Sở Tư pháp lên 02 đơn vị.
Quá trình hoạt động, tổ chức của các Phòng Công chứng không ngừng phát triển và kiện toàn, năm 2008 Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, UBND tỉnh Bình Dương quyết định chuyển Phòng Công chứng số 1 và Phòng  Công chứng số 2 thuộc Sở Tư pháp thành đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động; song song đó, công tác chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch trên địa bàn tỉnh do 02 đơn vị này thực hiện cũng ngày càng đạt hiệu quả cao, được đông đảo người dân, tổ chức tin tưởng, đến yêu cầu công chứng. Trung bình mỗi năm các Phòng Công chứng nộp ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, trong đó năm 2011 hai Phòng Công chứng đã nộp 08 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.
 Để đáp ứng tốt nhu cầu công chứng ngày càng tăng của nhân dân, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch của cá nhân và tổ chức, Sở Tư pháp Bình Dương cũng đã thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và Luật Công chứng năm 2006 bằng việc tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại Bình Dương và chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Trên cơ sở đó, năm 2008, Văn phòng công chứng Dĩ An được thành lập theo Quyết định số 3228/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND tỉnh Bình Dương, đây là Văn phòng công chứng đầu tiên của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh Bình Dương đã có 13 Văn phòng công chứng được thành lập và đi vào hoạt động, với số lượng công chứng viên là 19 người.
Qua 20 năm, kể từ ngày Phòng Công chứng đầu tiên được thành lập, nay Bình Dương đã có tổng cộng 15 tổ chức hành nghề công chứng, phân bố tại 6/7 huyện, thị xã của tỉnh, với 23 công chứng viên. Những năm gần đây, đặc biệt là sau khi tiến hành xã hội hóa hoạt động công chứng, trung bình mỗi năm các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng khoảng 100.000 hợp đồng giao dịch, đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Riêng 06 tháng đầu năm 2012 (từ 01/10/2011 đến 31/3/2012), 15 tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng 41.066 hợp đồng giao dịch, thu 12.582.558.842 đồng phí công chứng và nộp ngân sách 2.731.272.479 đồng. Để đạt được kết quả trên, Sở Tư pháp Bình Dương trong quá trình quản lý nhà nước về công chứng đã có những giải pháp mang tính đột phá như chú trọng xây dựng và sớm tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương với từng lộ trình cụ thể, đẩy mạnh việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại những địa phương đã có tổ chức hành nghề công chứng hoạt động; bên cạnh đó, công tác tập huấn nghiệp vụ, tổ chức hội nghị giao ban, tổng kết, công tác thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất cũng được Sở Tư pháp chú trọng, thực hiện thường xuyên, qua đó giúp cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, việc áp dụng pháp luật được các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện ngày càng thống nhất và đồng bộ để không gây phiền hà cho người yêu cầu công chứng, phục vụ ngày càng tốt yêu cầu công chứng của nhân dân./.
 
Phòng Công chứng số 1 & số 2
Lượt người xem:  Views:   1163
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio