Giới thiệu
Thứ 3, Ngày 02/12/2014, 04:07
Thanh tra STP nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/12/2014
THANH TRA SỞ TƯ PHÁP – NỖ LỰC KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN,
HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
 
 

(Thanh tra hoạt động công chứng)


Thanh tra Sở được thành lập năm 2006, theo Quyết định số 3180/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, lúc đó nhân sự của phòng gồm gồm có 02 đồng chí, 01 thanh tra viên  và 01 chuyên viên do Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách. Ngay từ khi mới thành lập, thanh tra Sở đã xây dựng được các văn bản làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra như Nội quy Tiếp công dân, Quy chế giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Sở Tư pháp Bình Dương. Công tác tư pháp vỗn dĩ đã rất khó nên đòi hỏi cán bộ thanh tra tư pháp ngoài kiến thức pháp luật chung cùa ngành còn phải có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu đối với nhiều lĩnh vực: công chứng, hộ tịch, bán đấu giá tài sản, luật sư, các tổ chức tư vấn pháp luật…Có như vậy, mới kiểm tra, phát hiện được các thiếu sót, vi phạm, từ đó nhắc nhở, chấn chỉnh và đề xuất hướng xử lý phù hợp, các kết luận thanh tra phải chặt chẽ, chuẩn xác về cơ sở pháp lý thì đối tượng thanh tra mới thật sự “tâm phục khẩu phục”. Do đó, việc bố trí nhân sự làm công tác thanh tra luôn được lãnh đạo Sở chọn lọc kỹ càng, sắp xếp các cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về trình độ chuyên môn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để đến tháng 09/2011 Giám đốc Sở mới có quyết định bổ nhiệm Chánh Thanh tra Sở, thể hiện một bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức thanh tra, đồng thời thể hiện sự đánh giá sâu sắc của lãnh đạo cơ quan đối với công tác thanh tra trong quá trình phát triển chung của ngành. Mặc dù nhân sự mỏng (do yêu cầu công tác, cán bộ thanh tra được điều động nhận nhiệm vụ khác, tổ chức thanh tra chỉ có một người từ tháng 6/2010 đến nay), nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Giám đốc với phương châm chỉ đạo là phải xác định mục tiêu của công tác thanh tra chủ yếu là phát hiện vi phạm để nhắc nhở, chấn chỉnh chứ không phải để “vặt lông vặt cánh”, trường hợp cố ý sai phạm nghiêm trọng thì kiên quyết xử lý đúng quy định pháp luật. Thanh tra Sở luôn nhận thức đúng đắn mục tiêu nhiệm vụ đó nên trong các năm qua công tác thanh tra luôn đạt hiệu quả, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, không có trường hợp nào sai phạm  đến mức phải áp dụng các biện pháp xử lý. Và cũng từ phương châm chỉ đạo đúng đắn của đồng chí Giám đốc mà các đối tượng thanh tra không chỉ luôn hợp tác tốt với các Đoàn thanh tra của Sở mà thậm chí còn mong muốn được thanh tra để cũng cố, hoàn thiện và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các thiếu sót, vi phạm nếu có. Đấy có lẽ là ưu điểm riêng của Thanh tra Sở Tư pháp Bình Dương.
Do đặc thù của Ngành có một số lĩnh vực hoạt động nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân. Do vậy, hàng năm Lãnh đạo Sở Tư pháp thường xuyên quan tâm đến chương trình, kế hoạch thanh tra, đặc biệt khi công tác xã hội hoá công chứng được triển khai và phát triển, các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập cùng với sự phát triển của nhiều tổ chức hành nghề  luật sư , bán đấu giá tài sản… thì công tác thanh tra càng được chú trọng và tăng cường nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót, vi phạm, đảm bảo sự phát triển, cạnh tranh lành mạnh và đúng pháp luật của các tổ chức, đơn vị. Song song với thanh tra, kiểm tra, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư và phòng chống tham nhũng cũng luôn được quan tâm chỉ đạo, công tác phòng chống tham nhũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của ngành với Kế hoạch chiến lược và nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ, gắn liền với nhiệm vụ chuyên môn.
Ngành Tư pháp thường được xem là khô khan, cứng nhắc từ việc xây dựng, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đến việc xử lý những tình huống, vụ việc cụ thể, công tác thanh tra nhìn bề ngoài càng khô cứng và “lạnh” hơn vì hàng ngày tiếp xúc với đơn thư, những cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm, mà có khi đó là những thiếu sót, sai phạm của đồng chí, đồng nghiệp, những cá nhân, tổ chức có liên quan. Đứng trước những tình huống khó khăn, nhạy cảm, đôi khi rất tế nhị đòi hỏi người cán bộ phải có được cái Tâm trong sáng, độ “cứng” cần thiết và sự nhạy bén, sắc sảo để xử lý tình huống. Và có lẽ thế nên với chúng tôi, những người làm công tác tư pháp nói chung và công tác thanh tra nói riêng không hề thấy mình khô khan mà trái lại chúng tôi luôn thấy có cảm xúc trong nghề nghiệp, sự hưng phấn và lòng mê say đối với Nghề. Lòng yêu nghề đã níu giữ chúng tôi ở lại với nghành, thế hệ nối tiếp thế hệ như dòng nước luôn cuộn chảy, đầy sức sống và ước mơ cống hiến dẫu đời sống của nhiều cán bộ, công chức, viên chức còn khó khăn, chật vật do đồng lương quá eo hẹp so với giá cả leo thang của nền kinh tế thị trường. Đồng chí Giám đốc của chúng tôi thường mượn lời của một nghệ sĩ để nhắc nhở, ví von: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết nhường phần ai…”. Câu nói thật giản đơn nhưng ngầm chứa bao ý tứ khiến chúng tôi ai cũng thấy tâm đắc.
Chúng tôi tin tưởng cán bộ ngành Tư pháp Bình Dương với nền tảng kiến thức, sự tự tin, tinh thần cầu thị, học hỏi sẽ tiếp tục nối bước cha anh, tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp và phát triển ngành tư pháp địa phương nói riêng và ngành Tư pháp cả nước nói chung. Thanh tra Tư pháp cũng phải hoà mình vào sự phát triển ấy, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”./.

Thanh tra Sở Tư pháp
Lượt người xem:  Views:   964
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio