Giới thiệu
Thứ 3, Ngày 02/12/2014, 04:05
Công tác tuyên truyền- cầu nối chuyển tải pháp luật tới người dân
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/12/2014
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN – CẦU NỐI 
CHUYỂN TẢI PHÁP LUẬT TỚI NGƯỜI DÂN

 

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là cầu nối đưa các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, hướng người dân: “Sống và làm việc theo pháp luật”. Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò của công tác này, ngay từ những ngày thành lập và cho đến nay, lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương nói chung và tập thể Phòng Phổ biến, Giáo dục pháp luật hiện nay (trước đây là Phòng Nghiên cứu và Tuyên truyền pháp luật, sau đổi tên thành Phòng Văn bản - Tuyên truyền) luôn quan tâm đẩy mạnh và áp dụng nhiều hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của mỗi giai đoạn, tập thể Phòng qua từng thời kỳ luôn tìm tòi, đổi mới và nâng chất lượng hoạt động, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân trên địa bàn tỉnh và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đến năm 2004, Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật được tách ra từ Phòng Văn bản - Tuyên truyền với nhân sự là 03 công chức và do 01 Phó giám đốc Sở phụ trách.
Do đặc thù của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là công việc không nhìn thấy kết quả trực tiếp ngay mà phải trải qua một thời gian dài nhưng với phương châm “mưa dầm thấm đất”, Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật đã tham mưu Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản trong lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật cho từng giai đoạn và hàng năm đạt kết quả cao, hiệu quả đạt được năm sau cao hơn năm trước; góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh; hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đa dạng và phong phú đã được áp dụng như tuyên truyền miệng (tuyên truyền trực tiếp, tổ chức tập huấn), tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, website tỉnh) có nhiều chương trình đã quen thuộc với người dân qua nhiều năm như chương trình “pháp luật và cuộc sống” trên Đài Phát thanh –truyền hình, trang “Thông tin pháp luật” trên báo Bình Dương; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức nhiều Hội thi với quy mô cấp tỉnh và đạt kết quả cao (như thi tìm hiểu Luật Đất đai với 44.004 bài dự thi, thi tìm hiểu Luật phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật khiếu nại, tố cáo với 24.594 bài dự thi, thi tìm hiểu pháp luật về hộ tịch với 24.540 bài dự thi,...), tham mưu tổ chức triển khai và thực hiện mô hình “Ngày Pháp luật” trên địa bàn tỉnh; in ấn và cấp phát nhiều sách, tài liệu, tờ gấp pháp luật,..để cấp phát cho nhân dân, đặc biệt là công nhân ở các khu, cụm công nghiệp.
Bên cạnh đó, công tác hòa giải cơ sở và các nhiệm vụ khác cũng luôn được Phòng phổ biến giáo dục pháp luật quan tâm và tham mưu tổ chức tập huấn định kỳ hàng năm; tham mưu kịp thời các chế độ chính sách cho công tác này (đặc biệt, Bình Dương là một trong các tỉnh đi đầu trong cả nước đã hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải cơ sở từ năm 2002). Qua đó, tác động tích cực, góp phần đẩy mạnh hoạt động hòa giải cơ sở như: định kỳ tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi (04 lần) và tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc đạt giải III (năm 2005), tỷ lệ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước như năm 2011 hòa giải thành 2.404 vụ việc đạt 77.35 % (tăng 6.01 % so với năm 2010), đạt và vượt chỉ tiêu của tỉnh, góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giảm tải các khiếu kiện, tranh chấp gửi đến các cơ quan Nhà nước cấp trên.
Để đạt được kết quả trên, trước hết là sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Sở Tư pháp; đồng thời các công chức của phòng qua các thời kỳ luôn đoàn kết, cố gắng và phát huy sức mạnh tập thể để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền (từ năm 2006 đến năm 2011). Tuy nhiên, Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn đó nhiều khó khăn phía trước như: nhân sự thiếu, nhiều văn bản pháp luật mới ban hành, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân ngày càng cao,... đòi hỏi phải đa dạng về hình thức tuyên truyền và nâng công tác này lên một tầm cao mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nói chung và tốc độ Công nghiệp hóa ­- Hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương nói riêngTrong thời gian tới, tập thể công chức của Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tích cực tìm nhiều giải pháp hữu hiệu,  “tận tâm với nghề”, khắc phục khó khăn, tham mưu nhiều kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện mang tính đột phá nhằm đạt được kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội ./.
                                                          Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Lượt người xem:  Views:   995
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio