Giới thiệu
Thứ 3, Ngày 02/12/2014, 03:59
Ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương 30 năm thành lập và phát triển (Giai đoạn 1997-2001)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/12/2014
NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH BÌNH DƯƠNG 30 NĂM THÀNH LẬP & PHÁT TRIỂN
 
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2001 – Ngành Tư pháp thời kỳ tái lập tỉnh Bình Dương
Đặc điểm tình hình & yêu cầu nhiệm vụ:
Từ những thành tựu bước đầu trong công cuộc đổi mới về kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội BCH Đảng bộ tỉnh Khóa V (1991-1996), nhất là thành công của chính sách “trải thảm đỏ thu hút đầu tư” và mô hình thí điểm Khu công nghiệp, đồng thời nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh sau khi tái lập để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương khóa VI (1997-2000) đã xác định: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương nỗ lực tập trung thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi trường thông thoáng thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy việc phát triển có chiều sâu, tạo đà kinh tế ổn định và bền vững. Đại hội cũng đề ra nhiệm vụ, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đổi mới hoạt động chính quyền.
Chỉ thị số 857/TTg ngày 15/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chia, điều chỉnh địa giới nêu rõ tinh thần chỉ đạo khi chia tách tỉnh:
“Về biên chế phải dựa trên cơ sở biên chế hiện có của tỉnh cũ để phân chia cho các tỉnh, hạn chế đến mức tối đa tăng thêm biên chế” (…)
“Các tài sản phân chia đều được sử dụng và quản lý tốt” (…) “Đề cao tinh thần nhường nhịn tương trợ, giúp đỡ những tỉnh có nhiều khó khăn, tạo điều kiện để tỉnh nào cũng có cơ hội phát triển”.
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh, các cơ quan hành chính ở Bình Dương không được tuyển dụng, bổ sung biên chế sau khi tái lập tỉnh. Tình hình biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thiếu thốn và chậm được bổ sung đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Sở.
Đặc điểm lịch sử sau khi tái lập tỉnh cùng với mục tiêu, định hướng phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ đã đặt ra cho ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương những đòi hỏi và thách thức mới: vừa phải khắc phục khó khăn, củng cố tổ chức, nhân lực và điều kiện làm việc sau khi tái lập tỉnh; đồng thời phải nâng cao năng lực hoạt động, phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển ngày càng năng động của tỉnh nhà.
Tình hình tổ chức, nhân sự:
Sau khi chia tách tỉnh, đồng chí Huỳnh Văn Tấn tiếp tục giữ chức vụ Giám đốc Sở. Biên chế của Sở Tư pháp chỉ còn 15 người (giảm 1/3 so với năm 1996), trong đó, 08 đ/c có trình độ đại học luật. Cơ cấu tổ chức của Sở so với trước khi tái lập tỉnh không có sự thay đổi (xem sơ đồ tổ chức), tuy nhiên do thiếu nhân lực nên hầu hết các đơn vị thuộc Sở chưa bố trí được Trưởng, Phó phòng.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý từ năm 1998 và Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản từ năm 1999, theo Quyết định thành lập, mỗi đơn vị được giao 05 chỉ tiêu biên chế nhưng do quy định của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc hạn chế tăng biên chế nên chưa có điều kiện bổ sung nhân lực, thành lập bộ máy để đi vào hoạt động.
Thời điểm mới tái lập, tỉnh Bình Dương có thị xã Thủ Dầu Một và 03 huyện: Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên, tổ chức và nhân sự các đơn vị được giữ nguyên so với trước đây. Từ tháng 8/1999, 03 huyện mới được thành lập, gồm: huyện Dĩ An, Dầu Tiếng và Phú Giáo. Cùng với việc xây dựng bộ máy chính quyền ở các huyện mới, Phòng Tư pháp cũng nhanh chóng được thành lập, củng cố tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.
Kết quả, thành tích nổi bật trên các mặt hoạt động: 
Trong công tác xây dựng, rà soát văn bản, từ năm 1997 Sở Tư pháp đã chủ động xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định “quy định tạm thời về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành và kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản QPPL của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh” làm cơ sở pháp lý cho công tác ban hành văn bản của tỉnh; Sở cũng đã tham mưu HĐND, UBND tỉnh rà soát, hệ thống hóa và ban hành nhiều văn bản QPPL mới phù hợp với tình hình, điều kiện của tỉnh sau khi tái lập (thay thế cho các văn bản của tỉnh Sông Bé trước đây); đặc biệt là triển khai thực hiện Kế hoạch tổng rà soát văn bản QPPL do địa phương ban hành trong 20 năm (từ năm 1976 đến năm 1996) đạt kết quả tốt.
Công tác tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý được duy trì thường xuyên, đặc biệt là từ năm 2000, Bình Dương là một trong năm địa phương trong cả nước được chọn triển khai mô hình Câu lạc bộ phòng chống tội phạm theo Đề án của Trung ương Đoàn và Bộ Tư pháp, ban đầu thí điểm ở xã Thuận Giao, huyện Thuận An, sau đó nhân rộng ra các địa bàn khác trong tỉnh đã góp phần tích cực vào công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. Các mặt công tác khác như hộ tịch, hòa giải cơ sở, quản lý các Tòa án cấp huyện về mặt tổ chức… từng bước được củng cố.
Nhìn chung, giai đoạn 1997-2001 tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương vẫn ổn định tư tưởng, yên tâm công tác; các mặt tổ chức, hoạt động của ngành tiếp tục được duy trì tuy cũng còn một số mặt tồn tại nhất định do những khó khăn về cơ chế, nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất sau khi tái lập tỉnh./.
 
                                                         Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương
 

 

 
 
 
Lượt người xem:  Views:   1078
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio