Trợ Giúp Pháp Lý
Thứ 3, Ngày 11/06/2019, 15:00
BÌNH DƯƠNG: Kết quả sau một năm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý 2017
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
11/06/2019 | Trung tâm Trợ giúp Pháp lý nhà nước

BÌNH DƯƠNG: Kết quả sau một năm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý 2017


          Sau một năm triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả như sau:

1.Tổ chức truyền thông về nội dung Luật Trợ giúp pháp lý

          Ngay sau khi Luật TGPL 2017 được thông qua, Bình Dương đã tổ chức biên soạn 94.000 tờ gấp Luật TGPL để phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật này; phát hành 300 cuốn tài liệu tập huấn nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; 500 đĩa CD tuyên truyền luật TGPL.

Trong quí IV/2017, Bình Dương đã tổ chức một hội nghị triển khai Luật Trợ giúp pháp lý cho lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; lãnh đạo UBND cấp xã; Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và cấp huyện; Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư; Hội Luật gia tỉnh. Kết quả có 105 người tham dự. Trong năm 2018, 09 UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai Luật TGPL cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình, đại diện tòa án và công an cấp huyện, công chức tư pháp UBND cấp xã; tổng cộng có khoảng 520 người tham dự.

a.jpg 

(Hình ảnh ông Nguyễn Trọng Tùng - Phó Giám đốc Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bình Dương phát biểu tại Hội nghị triển khai Luật Trợ giúp pháp lý 2017)

          Các ngành Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an đã tổ chức triển khai Luật TGPL 2017 tại các hội nghị tập huấn nghiệp vụ của các ngành.

         Bên cạnh đó, Bình Dương đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật TGPL 2017, các hoạt động TGPL trên địa bàn trên báo, đài của tỉnh như xây dựng tin bài, tọa đàm giới thiệu các điểm mới nổi bật của luật; các phóng sự về TGPL cho trẻ em, người khuyết tật, tổng kết 20 năm thành lập Trung tâm TGPL nhà nước. Cung cấp các đĩa tuyên truyền Luật TGPL, tờ gấp pháp luật TGPL cho UBND cấp xã, Phòng Tư pháp cấp huyện, các cấp hội Phụ nữ, Nông dân để tuyên truyền luật TGPL đến người dân.

         Thông qua các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về hoạt động TGPL, hiện nay người dân, các cơ quan, tổ chức ngày càng biết đến TGPL (thể hiện qua kết quả khảo sát năm 2018 có 95,5% cơ quan, tổ chức và cán bộ công chức biết đến Trung tâm TGPL; 68,7% người dân đã biết hoặc từng nghe giới thiệu về Trung tâm TGPL).

2.Rà soát người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn:

2.1. Rà soát người thực hiện TGPL, tổ chức thực hiện TGPL

         Tính đến ngày 31/12/2018, đội ngũ người thực hiện TGPL trên địa bàn tỉnh đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tốt yêu cầu công tác TGPL trong tình hình hiện nay. Đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh có 04 người, Chi nhánh của Trung tâm TGPL nhà nước là 01 người. Tất cả 05 Trợ giúp viên pháp lý này đều có trình độ cử nhân Luật trở lên, đã qua lớp đào tạo nghề luật sư và lới bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL, có thời gian công tác pháp luật từ 02 năm trở lên, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn qui định tại Luật TGPL năm 2006.

         Bình Dương chỉ có 01 tổ chức tham gia TGPL là Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương (đăng ký tham gia TGPL từ năm 2016). Về người tham gia TGPL, theo thống kê của Sở Tư pháp, tính đến 31/12/2018, Bình Dương có 42 Luật sư và 175 cộng tác viên khác tham gia TGPL theo Luật TGPL năm 2006. Thực hiện Khoản 2, Điều 48 Luật TGPL 2017, trong tháng 12/2018, Sở Tư pháp ban hành công văn gửi các cộng tác viên TGPL đồng thời thông báo trên báo Bình Dương 03 kỳ liên tiếp về việc thu hồi thẻ cộng tác viên, dự kiến trong quí I/2019, Sở Tư pháp sẽ thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng cộng tác với các cộng tác viên TGPL, tiến hành việc lựa chọn ký kết hợp đồng thực hiện TGPL với các luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo qui định của Luật TGPL 2017.

         Về tổ chức hành nghề luật sư, Bình Dương hiện có 15 công ty luật và 28 văn phòng luật sư, 40 chi nhánh của các tổ chức hành nghề luật sư các tỉnh khác; về tổ chức tư vấn pháp luật, Bình Dương có 03 Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội Luật gia, Đoàn Luật sư và Liên đoàn lao động tỉnh, các Trung tâm này đều có tư vấn viên pháp luật hoặc Luật sư làm việc thường xuyên tại Trung tâm; tổng số luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh là 147 người. Qua rà soát, luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư, các Trung tâm tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh đều đáp ứng đủ các điều kiện tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật TGPL năm 2017.

2.2. Rà soát người thuộc diện được TGPL

         Căn cứ Kế hoạch số 5551/KH-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh về triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Ban Dân tộc tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành rà soát, thống kê người thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2018.

         Kết quả: tính đến ngày 31/12/2018, Bình Dương có 193.843 người thuộc diện được TGPL (Nam: 93.347; Nữ: 100.496), trong đó:

         - Người có công với cách mạng:         6.658 người.

         - Người thuộc hộ nghèo:          7.110 người.

         - Trẻ em:     157.138 người.

         - Người dân tộc thiểu số cư trú vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:           970 người.

         - Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: 53 người.

         - Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo:               04 người.

         - Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ:   2.295 người.

b) Người nhiễm chất độc da cam: 422 người.

c) Người cao tuổi:           13.742 người.

d) Người khuyết tật:        5.083 người.

đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự: 00 người.

e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình: 67 người.

g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người: 01 người.

h) Người nhiễm HIV: 300 người.

3. Các công tác khác theo Kế hoạch số 5551/KH-UBND ngày 05/12/2017 của UBND tỉnh.

         Từ năm 2017, Bình Dương đã tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các chương trình, kế hoạch hiện hành liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý. Kết quả sau rà soát cho thấy các chương trình, kế hoạch hiện hành liên quan đến hoạt động TGPL đều phù hợp với qui định pháp luật TGPL 2017; tỉnh chỉ có 01 văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TGPL là Chỉ thị số 37/2007/CT-UBND ngày 06/11/2007 về việc tăng cường công tác TGPL và sau khi thực hiện công tác rà soát thì tỉnh đã ra Quyết định bãi bỏ Chỉ thị này để phù hợp Luật TGPL 2017 và Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật mới.

         Bình Dương luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho những viên chức đủ điều kiện đang làm việc tại Trung tâm TGPL nhà nước học các lớp nghiệp vụ Luật sư, lớp nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư cộng tác viên tham gia tập huấn các lớp nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý do Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý tổ chức. Việc tổ chức tập huấn nội dung Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn, các nội dung phối hợp trong hoạt động trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; đội ngũ cán bộ, công chức của các sở, ban, ngành có liên quan; người tiến hành tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh và cấp huyện được thực hiện lồng ghép trong các đợt triển khai công tác năm, quí của các cơ quan, đơn vị.

         Danh sách tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và các thủ tục hành chính về TGPL được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của tỉnh, Sở Tư pháp và tại trụ sở Trung tâm TGPL. Các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an 02 cấp đều có niêm yết danh sách người thực hiện TGPL, Bảng thông tin TGPL của Trung tâm TGPL nhà nước…

         Các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong các vụ việc cụ thể, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, nhất là các vụ việc tham gia tố tụng được đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh. Tính đến ngày 31/12/2018, số vụ việc tham gia tố tụng năm 2018 là 115 vụ, tăng 40,2% cùng kỳ năm 2017; số vụ việc đại diện ngoài tố tụng là 07 vụ (bằng với năm 2017); số vụ việc tư vấn pháp luật tiền tố tụng là 495 vụ việc (giảm 35,5% so với cùng kỳ năm 2017).

         Nhìn chung, các mặt nhiệm vụ, công tác đề ra trong các Kế hoạch triển khai Đề án đổi mới TGPL và thi hành Luật TGPL 2017 của tỉnh đã được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, có chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời theo tiến độ đề ra. Các hoạt động này đã tác động tích cực đến hoạt động TGPL trên địa bàn tỉnh theo hướng thực chất, đúng bản chất của "trợ giúp pháp lý", giúp cho người dân thuộc diện được TGPL được hưởng quyền được TGPL một cách đúng luật, nhận thức pháp luật về TGPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến TGPL, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng, ngày càng được nâng cao.

Hoàng Yến – Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bình Dương

 


Lượt người xem:  Views:   1944
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio