Văn bản chính sách mới
Thứ 2, Ngày 28/02/2022, 14:00
Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 02/2022
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/02/2022 | Nguyễn Thị Linh

1. Tăng giờ làm thêm của người lao động thời vụ lên 40 giờ/tháng

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

Theo đó, số giờ làm thêm của người lao động thời vụ tăng lên 40 giờ/tháng. (Trước đây, tổng số giờ làm thêm là 32 giờ/tháng).

Ngoài ra, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần cũng tăng lên 72 giờ/tuần. (Trước đây, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần là 60 giờ/tuần).

Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/02/2022 và thay thế Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015. ​

2. Sửa đổi điều kiện với điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng

tro choi dien tu.jpg

(Nguồn: Internet)

Đây là nội dung tại Nghị định 121/2021/NĐ-CP về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài.

Cụ thể, sửa đổi điều kiện về điểm kinh doanh như sau:

Có các thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong Điểm kinh doanh (24/24h). Các hình ảnh phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu 180 ngày kể từ ngày ghi hình.

(Hiện hành quy định các hình ảnh phải được lưu trữ đầy đủ trong thời hạn tối thiểu từ 15 đến 30 ngày, kể từ ngày ghi hình tùy từng vị trí trong Điểm kinh doanh. Trong các trường hợp cần thiết, thời gian lưu trữ có thể kéo dài hơn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền)

Đồng thời bổ sung quy định: Đảm bảo hình ảnh từ các thiết bị điện tử và hệ thống camera rõ nét tại các vị trí sau:

- Khu vực cửa ra, vào Điểm kinh doanh;

- Khu vực bố trí các máy trò chơi điện tử có thưởng;

- Khu vực thu ngân, kho quỹ kiểm đếm tiền mặt, đồng tiền quy ước và lưu giữ thiết bị đựng tiền mặt, đồng tiền quy ước.

Nghị định 121/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 12/02/2022 và thay thế Nghị định 86/2013/NĐ-CP ngày 29/07/2013, Nghị định 175/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016.

3. Quy định về điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH từ năm 2022

bảo hiểm.jpg

(Nguồn: Internet)

Nội dung này được quy định tại Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH.

Theo đó, tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng từ trước năm 1995 đến năm 2022, đơn cử như sau:

- Trước năm 1995: 5,10 (tăng 0,09 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1995: 4,33 (tăng 0,08 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1996: 4,09 (tăng 0,07 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1997: 3,96 (tăng 0,07 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1998: 3,68 (tăng 0,07 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 1999: 3,53 (tăng 0,07 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 2000: 3,58 (tăng 0,06 so với mức điều chỉnh của năm 2021);

- Năm 2022: 1,00;...

Đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì:

Tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01/01/2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định trên.

Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 20/02/2022; áp dụng từ ngày 01/01/2022 và thay thế Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020.

4. Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ với viên chức ngành di sản văn hóa

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.

Theo đó, đã bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đối với viên chức ngành di sản văn hóa ở cả ba hạng (II, III, IV).

Đối với chức danh nghề nghiệp viên chức ngành di sản văn hóa hạng I mới bổ sung cũng không yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.

Như vậy, từ ngày 05/02/2022, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức ngành di sản văn hóa gồm 02 tiêu chuẩn, cụ thể:

- Có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.

Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 05/02/2022 và thay thế Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 11/12/2015./.

 

Lượt người xem:  Views:   231
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Email

FriendlyName

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio