Xử lý vi phạm hành chính
Thứ 5, Ngày 16/07/2020, 12:00
Xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/07/2020 | Nguyễn Thị Linh

Ngày 24/9/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 (gọi tắt là Nghị định 110). Nghị định 110 đã đặt ra những cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý thống nhất công tác xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trong phạm vi toàn quốc.

Qua thực tiễn thi hành Nghị định 110 cho thấy, Nghị định đã góp phần trong việc duy trì, tăng cường trật tự, kỷ cương hành chính trong quản lý nhà nước về lĩnh vực tư pháp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trong phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên, hiện nay, một số văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý để ban hành Nghị định 110 đã có nhiều sự thay đổi, có văn bản đã được ban hành mới, có văn bản được sửa đổi, bổ sung, dẫn đến nhiều quy định về xử phạt VPHC trong Nghị định không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung.

Để bảo đảm hiệu lực thi hành của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,  Luật Trợ giúp pháp lý đồng thời, để bảo đảm sự phù hợp của các quy định pháp luật thì việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP là cần thiết để bảo đảm cơ sở pháp lý và chế tài xử phạt khi có hành vi vi phạm xảy ra.

Bên cạnh đó, tình hình vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự ngày càng gia tăng cả về tính chất, mức độ phức tạp. Quy định pháp luật về các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự chưa rõ ràng, chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các lĩnh vực trên chưa nghiêm, mức xử phạt VPHC quá thấp, các chế tài về thu hồi Giấy phép hoạt động, cấm hoạt động, tạm dừng, tạm đình chỉ hoạt động đối với các đơn vị được thanh tra còn ít, chưa áp dụng được nhiều. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực được thanh tra như luật sư, công chứng, đấu giá tài sản... chưa có chế tài xử phạt hoặc biện pháp xử phạt chưa tương xứng, nên tạo ra tâm lý coi thường pháp luật, coi thường sự quản lý nhà nước.

Do đó, ngày 15/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định này quy định phạm vi điều chỉnh gồm:

1. Về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:

a) Bổ trợ tư pháp, bao gồm: luật sư; tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại;

b) Hành chính tư pháp, bao gồm: hộ tịch; quốc tịch; chứng thực; lý lịch tư pháp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế về pháp luật; trợ giúp pháp lý; đăng ký biện pháp bảo đảm; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

c) Hôn nhân và gia đình;

d) Thi hành án dân sự;

đ) Phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Ngoài ra Nghị định còn quy định đối tượng bị xử phạt gồm:

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.

2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, bao gồm:

a) Tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật; tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức đấu giá tài sản; tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; tổ chức có tài sản đấu giá; trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài; chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm hòa giải thương mại; chi nhánh, văn phòng đại diện của trung tâm hòa giải thương mại; tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng thừa phát lại; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản; ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản;

d) Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài;

đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong các lĩnh vực: thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã là 40.000.000 đồng.

3. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.

Ngoài ra Nghị định còn quy định một số nội dung khác như quy định xử phạt hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong các lĩnh vực như: bổ trợ tư pháp; hoạt động giám định tư pháp; hoạt động đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại…với các quy định pháp luật nổi bật, đơn cử như:

Phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; Thông báo không đúng thời hạn cho Đoàn luật sư về việc đăng ký hành nghề, thay đổi nội dung đăng ký hành nghề;

Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi hành nghề luật sư khi chưa có chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc chưa gia nhập Đoàn luật sư; Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng hoặc treo biển hiệu khi tổ chức hành nghề luật sư do mình thành lập hoặc tham gia thành lập chưa được đăng ký hoạt động;

Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với người hành nghề luật sư có hành vi cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; Xúi giục khách hàng khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo trái pháp luật;…Đáng chú ý, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam từ 06 – 09 tháng;

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn (Trước đây Nghị định 110/2013/NĐ-CP không quy định phạt đối với hành vi này; Nghị định 167/2013 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng nếu cản trở người khác kết hôn bằng cách đưa ra yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác);

Các hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng:

Phạt tiền từ 07 - 10 triệu đồng đối với hành vi: Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản để được công chứng hợp đồng ; Sử dụng giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung để được công chứng hợp đồng (Hiện hành theo Nghị định 67/2015/NĐ-CP, phạt từ 01 - 03 triệu đồng);

Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi: Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng; Yêu cầu công chứng hợp đồng giả tạo; Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng (hiện hành phạt từ 03 - 07 triệu đồng);  Cản trở hoạt động công chứng. 

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/9/2020, thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ.

​Linh Nguyễn

 

 

 

 

Lượt người xem:  Views:   1204
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio