Văn bản chính sách mới
Thứ 4, Ngày 20/01/2021, 14:00
Một số điểm mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 (Phần 1)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/01/2021 | Nguyễn Thị Linh

Ngày 13/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 gồm có 3 điều với một số nội dung mới:

1. Về giải thích từ ngữ

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính đã sửa đổi phần giải thích từ ngữ đối với "tái phạm" theo hướng tách bạch giữa xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính, đồng thời bỏ quy định tính thời hạn tái phạm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cụ thể tại khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt, cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng.

2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 đã sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hành chính nhiều lần được chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng theo khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:

"Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;"

Như vậy, từ 01/01/2022 một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần có thể được xem là tình tiết tăng nặng trong trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng. Quy định này đã khắc phục được vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 khi mà một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì có nơi xử phạt từng hành vi, có nơi xử phạt 1 hành vi rồi áp dụng tình tiết tăng nặng dẫn đến áp dụng pháp luật không thống nhất.

3. Về thẩm quyền quy định xử phạt

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 đã bổ sung việc giao Chính phủ quy định về: Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Trước đây chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định về hành vi vi phạm và xử phạt.

"1. Căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định các nội dung sau đây:

a) Hành vi vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc và hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước;

b) Chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

2. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Căn cứ quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán nhà nước và đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng".

(khoản 3 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

4. Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, và bổ sung trường hợp thời hiệu là 02 năm đối với vi phạm về Hóa đơn.

Sửa đổi quy định thời hiệu xử phạt 02 năm về thủ tục thuế thành: Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

5. Về những hành vi bị nghiêm cấm

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 đã sửa đổi,bổ sung hành vi bị nghiêm cấm là: Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng, áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.

Bổ sung hành vi bị nghiêm cấm: Không theo dõi, đôn đốc,kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.

6. Phạt tiền ở các Thành phố trực thuộc Trung ương

Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 mở rộng thẩm quyền quyết định áp dụng khung tiền phạt và mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính ở Thành phố trực thuộc trung ương.

Trước đây, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:  Căn cứ vào hành vi, khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt được quy định tại nghị định của Chính phủ và yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội đặc thù của địa phương, Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này (áp dụng ở khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương).

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định khung tiền phạt hoặc mức tiền phạt cụ thể cho cả khu vực nội thành và ngoại thành.

(khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Linh.STP.BD

 

 

 

Lượt người xem:  Views:   338
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Email

FriendlyName

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio