Văn bản chính sách mới
Thứ 3, Ngày 15/09/2020, 16:00
Các chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực tháng 9/2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/09/2020 | Nguyễn Thị Linh

1. Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên phổ thông là 08 tuần

Từ ngày 01/9/2020, Nghị định 84/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực thi hành. 

phothong.jpg

(Ảnh minh họa)

Theo đó, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm (quy định hiện hành là 2 tháng).

Trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của giáo viên do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định theo thẩm quyền.

Ngoài thời gian nghỉ hè, giáo viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.

Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ GD&ĐT ban hành và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.

2. Phạt đến 30 triệu đồng nếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo

Đây là nội dung tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; HN&GĐ; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Theo đó, phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với cá nhân có một trong các hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch sau:

- Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch;

- Giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng;

- Yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo;

- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch;

- Cản trở hoạt động công chứng.

Đồng thời, buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm trên (trừ hành vi cản trở hoạt động công chứng).

Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2020.

3. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN

Ngày 28/7/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) bắt buộc.

Theo đó: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho NLĐ theo quy định khi NLĐ có đủ các điều kiện:

- Đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định tại thời điểm bị TNLĐ, BNN (điều kiện mới);

- Suy giảm khả năng lao động do bị TNLĐ, BNN từ 31% trở lên;

- Được NSDLĐ sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của NLĐ nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi.

Nghị định 88/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2020.

4. Hướng dẫn quy trình đăng ký hộ tịch trực tuyến

Nghị định 87/2020/NĐ-CP về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch (ĐKHT) trực tuyến có hiệu lực từ ngày 15/9/2020. 

hotich.jpg

(Ảnh minh họa)

Theo đó, người có yêu cầu ĐKHT trực tuyến truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn.
Khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định.

Nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định.

Sau khi hoàn tất việc nộp hồ sơ, người có yêu cầu được cấp 01 mã số hồ sơ thủ tục hành chính để theo dõi, tra cứu tiến độ giải quyết hoặc truy cập để hoàn thiện hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan ĐKHT…

5. Hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam

Nghị định 89/2020/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam có hiệu lực từ ngày 20/9/2020.
Theo đó, BHXH Việt Nam được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, gồm:

- Ở trung ương là BHXH Việt Nam;

- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH tỉnh trực thuộc BHXH Việt Nam;

- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là BHXH huyện trực thuộc BHXH tỉnh;

- Không tổ chức đơn vị BHXH huyện tại đơn vị hành chính là thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, nơi có trụ sở BHXH cấp tỉnh đóng trên địa bàn (mới).

Linh Nguyễn

 

Lượt người xem:  Views:   301
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Email

FriendlyName

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio