Văn bản chính sách mới
Thứ 6, Ngày 21/02/2020, 10:00
Chính sách pháp luật nổi bật có hiệu lực trong tháng 02/2020 (Phần 2)
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
21/02/2020 | Nguyễn Thị Linh

1. Hệ số điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH áp dụng năm 2020

Thông tư 35/2019/TT-BLĐTBXH quy định điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với các đối tượng tại Khoản 1 Điều 1 (đối tượng đóng BHXH bắt buộc) của Thông tư này theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng BHXH của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng.

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của năm tương ứng thực hiện theo bảng 1. 

hình 1_PLT2.jpg

(Ảnh minh họa)

Ngoài năm 2019 và 2020 có mức điều chỉnh là 1.00 (tức không tăng tiền lương tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh) thì mức điều chỉnh đối với các năm từ 2018 trở về trước dao động từ 1,03 - 4,85.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

2. Hệ thống văn bằng giáo dục đại học

Theo Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ, hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm: 

hình 2_PLT2.jpg

(Ảnh minh họa)

- Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;

- Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;

- Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;

- Văn bằng trình độ tương đương quy định tại khoản 2 Điều 15 của Nghị định này.

3. Quy định về dự toán gói thầu xây dựng

Ngày 26/12/2019, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo đó, dự toán gói thầu xây dựng bao gồm: Dự toán gói thầu thi công xây dựng; Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; Dự toán gói thầu lắp đặt thiết bị; Dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng; Dự toán gói thầu thiết kế và thi công xây dựng (EC); Dự toán gói thầu thiết kế và mua sắm vật tư, thiết bị (EP); Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (PC); Dự toán gói thầu thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (EPC); Dự toán gói thầu lập dự án - thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị và thi công xây dựng (chìa khóa trao tay); Dự toán gói thầu xây dựng khác.

4. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải lập phương án xử lý, cải tạo, phục hồi

Ngày 31/12/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

hình 3_PLT2.jpg

(Ảnh minh họa)

Theo đó, tổ chức, cá nhân được xác định là đối tượng gây ra ô nhiễm môi trường có các trách nhiệm sau:

- Điều tra, đánh giá chi tiết môi trường;

- Lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, theo dõi, giám sát.

 Linh - CV Phòng QLXLVPHC&TDTHPL STP.BD

Lượt người xem:  Views:   333
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Email

FriendlyName

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio