Tiếp công dân, Xử lý Đơn thư; Giải quyết KN - TC
Thứ 5, Ngày 22/12/2016, 09:00
Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/12/2016 | Thanh Tra Sở

Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo

Ngày 15/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại (KN), Luật Tố cáo (TC). Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo UBND một số tỉnh, thành phố; diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ và Chánh Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đánh giá của TTCP, giai đoạn từ 2012 - 2016, tình hình KN,TC của công dân có xu hướng giảm so với những giai đoạn trước, số đơn KN, TC giảm 54,6%; số vụ việc KN TC thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính giảm 39,3%.  Tuy nhiên, tình hình KN TC vẫn diễn biến phức tạp và gay gắt ở một số địa phương, nhất là những thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

Đặc biệt, tình hình khiếu kiện đông người tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường có đoàn lên tới vài trăm người với thái độ bức xúc, gay gắt, nhiều lần tập trung lên Trung ương. Đáng chú ý, các đoàn công dân khiếu kiện đông người có sự liên kết với nhau, tổ chức chặt chẽ và được sự ủng hộ lương thực, tiền của một số tổ chức tự phát. Đáng lo ngại là KN,TC đang bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xuyên tạc, bôi xấu, đe doạ và ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, tác động tiêu cực vào tâm lý, của cán bộ, nhân dân.

Từ khi Luật KN, Luật TC ra đời và có hiệu lực, đến nay sau 4 năm thực hiện kết quả giải quyết KN,TC cho thấy, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý 386.572 đơn KN,TC với 268.225 vụ việc. Các cơ quan hành chính nhà nước giải quyết 199.567/237.168 vụ việc KN,TC thuộc thẩm quyền. Qua giải quyết đã thu hồi về cho Nhà nước gần 860,7 tỷ đồng, 316 ha đất; khôi phục quyền lợi cho 13.617 công dân với số tiền 512 tỷ đồng và 418,6 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2519 người; chuyển cơ quan điều tra 205 với 188 người.

15540245_10206123330482243_324374865_o.jpg
Đạt được kết quả trên là do các bộ, ngành, địa phương đã  kịp thời triển khai thực hiện Luật KN, Luật TC, gắn với việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và TTCP về công tác giải quyết KN,TC; bằng sự kết hợp đồng bộ các giải pháp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, công tác giải quyết KN,TC; đã quan tâm giải quyết theo thẩm quyền các vụ KN,TC ngay tại cơ sở; tập trung rà soát, giải quyết vụ việc đông người, phức tạp. Nhiều địa phương, người đứng đầu đã chỉ đạo sát sao giải quyết các vụ phức tạp, tồn đọng.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc KN,TC phức tạp, tồn đọng, kéo dài theo Kế hoạch 1130 và Kế hoạch số 2100 của TTCP được các cấp, các ngành tích cực phối hợp thực hiện nên đã giải quyết dứt điểm được nhiều vụ việc.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tham gia thảo luận về thực tiễn tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại và đề xuất hoàn thiện quy định về đối thoại; việc xem xét giải quyết lại các vụ việc đã có Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp trong công tác giải quyết KN,TC tại địa phương; những kinh nghiệm trong theo dõi đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; thanh tra trách nhiệm việc thực hiện quy định pháp luật về KN,TC gắn với thanh tra công vụ; đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật về KN,TC hay thực trạng và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN,TC về đất đai; kinh nghiệm và đề xuất trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết KN về đất đai.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh khẳng định, Luật KN, TC 2011 đã giúp các cấp chính quyền, địa phương giải quyết tốt tình hình KN, TC của nhân dân, góp phần ổn định tình hình KN, TC ở các địa phương, ban, ngành.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cũng thẳng thắn chỉ ra hai đạo luật này còn một số khiếm khuyết nhất định trong những khiếm khuyết đó có một phần thuộc trách nhiệm tham mưu của cơ quan Thanh tra Chính phủ. Cụ thể như việc yêu cầu Chủ tịch tỉnh đối thoại trực tiếp với người KN, TC là vấn đề không khả thi.

Theo đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đề nghị, các cấp, ngành, địa phương cùng nhìn nhận lại những vấn đề hạn chế, yếu kém để tham mưu, sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp. Trong quá trình sửa đổi, chưa có quy định cụ thể, đề nghị Chính phủ đưa ra các giải pháp trước mắt nhằm xử lý kịp thời các vấn đề có liên quan đến KN, TC trên cơ sở thống nhất với các quy định của pháp luật hiện hành. Phó Tổng Thanh tra mong muốn, trong quá trình sửa đổi Luật TTCP sẽ nhận được nhiều ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương để hệ thống pháp luật về KH, TC được hoàn thiện, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, xã hội của đất nước./.

​Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ

Lượt người xem:  Views:   994
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio