Công tác thanh tra
Thứ 4, Ngày 20/10/2021, 08:00
THANH TRA HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN - NHỮNG VI PHẠM, SAI SÓT VÀ CHẾ TÀI XỬ LÝ
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/10/2021 | Phan Thị Phượng

​          Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2016 đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản. Một trong những điểm mới của Luật Đấu giá tài sản năm 2016 so với Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản là về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản. Luật Đấu giá tài sản năm 2016 tách bạch quy trình đấu giá với quy trình trước và sau khi tổ chức đấu giá. Luật quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo hướng chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch, khách quan. Tuy nhiên, qua một số cuộc thanh tra thực hiện thời gian qua của Sở Tư pháp cho thấy, một số tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên còn có những tồn tại, thiếu sót, lúng túng về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản.

           I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

           1. Về Quy chế cuộc đấu giá.

          Luật Đấu giá tài sản quy định tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản. Đồng thời, có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.

            Theo quy định tại Điều 34 của Luật Đấu giá tài sản thì Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:

          - Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;

           - Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;

           - Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;

           - Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;

           - Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;

           - Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;

           - Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;

           - Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;

           - Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.

          2. Về niêm yết việc đấu giá tài sản.

           Theo quy định tại Điều 35 Luật Đấu giá tài sản thì về niêm yết việc đấu giá tài sản được thực hiện như sau:

            a) Tổ chức đấu giá tài sản niêm yết việc đấu giá tài sản như sau:

           - Đối với tài sản là động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi trưng bày tài sản (nếu có) và nơi tổ chức cuộc đấu giá ít nhất là 07 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá;

           - Đối với tài sản là bất động sản thì tổ chức đấu giá tài sản phải niêm yết việc đấu giá tài sản tại trụ sở của tổ chức mình, nơi tổ chức cuộc đấu giá và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá ít nhất là 15 ngày trước ngày mở cuộc đấu giá.

            b) Các thông tin chính phải niêm yết bao gồm:

           - Tên, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá;

           - Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 34 của Luật này.

           c) Tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết đấu giá tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong hồ sơ đấu giá. Đối với trường hợp niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đấu giá thì tổ chức đấu giá tài sản lưu tài liệu, hình ảnh về việc niêm yết hoặc lập văn bản có xác nhận về việc niêm yết của Ủy ban nhân dân cấp xã.

            d) Ngoài việc niêm yết quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức đấu giá tài sản thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 của Luật này theo yêu cầu của người có tài sản đấu giá.

            3. Về tiền đặt trước.

            Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá. Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng (tại Điều 39 Luật Đấu giá tài sản).

          4. Về đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá; biên bản đấu giá.

  1. Điều 41 Luật Đấu giá tài sản quy định trình tự điều hành cuộc đấu giá và việc trả giá theo phương thức trả giá lên như sau:

    - Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá theo hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá theo trình tự sau đây:

    + Giới thiệu bản thân, người giúp việc; công bố danh sách người tham gia đấu giá và điểm danh để xác định người tham gia đấu giá;

    +  Đọc Quy chế cuộc đấu giá;....

    + Phát số cho người tham gia đấu giá.

    - Việc trả giá trong trường hợp đấu giá đấu giá theo phương thức trả giá lên: Người tham gia đấu giá trả giá. Giá trả phải ít nhất bằng giá khởi điểm trong trường hợp công khai giá khởi điểm. Người trả giá sau phải trả giá cao hơn giá mà người trả giá trước liền kề đã trả.
  2.  Về biên bản đấu giá được quy định tại Điều 44 của Luật Đấu giá tài sản như sau:

    Cuộc đấu giá chấm dứt khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá hoặc khi đấu giá không thành theo quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật Đấu giá tài sản. Diễn biến của cuộc đấu giá phải được ghi vào biên bản đấu giá.

    II. CÁC TỒN TẠI, VI PHẠM THƯỜNG GẶP QUA CÔNG TÁC THANH TRA TRONG LĨNH VỰC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN.

          - Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá và niêm yết việc đấu giá tài sản thực hiện cùng một ngày, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Đấu giá tài sản.

         - Cuộc đấu giá được tiến hành bằng hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói theo phương thức trả giá lên. Tuy nhiên, Quy chế lại quy định nội dung từng vòng đấu và tại vòng đấu thứ nhất trả giá bằng giá khởi điểm, vi phạm quy định tại Điều 41 Luật Đấu giá tài sản.

         - Hồ sơ đấu giá không có giấy tờ, tài liệu thể hiện tổ chức đấu giá tài sản thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Đấu giá tài sản.

          - Nội dung Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thể hiện giữa tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận tiền đặt trước được nộp vào tài khoản của người có tài sản, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản.

         - Biên bản đấu giá ghi nhận đấu giá viên công bố Quy chế cuộc đấu giá (đã được phổ biến đến các khách hàng kể từ khi đăng ký tham gia đấu giá tài sản) mà chưa đọc Quy chế cuộc đấu giá, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Đấu giá tài sản.

        - Niêm yết việc đấu giá tài sản không có nội dung về phương thức đấu giá, chưa đảm bảo thời gian niêm yết, vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Luật Đấu giá tài sản.

        - Tài sản đấu giá là động sản, tuy nhiên tổ chức đấu giá tài sản chưa thực hiện niêm yết việc bán đấu giá tại nơi trưng bày tài sản, vi phạm quy định tại khoản điểm 1 khoản 1 Điều 35 Luật Đấu giá tài sản.

        - Tổ chức đấu giá tài sản công bố danh sách người tham gia đấu giá, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Đấu giá tài sản.

        - Trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên nhưng hồ sơ bán đấu giá không thể hiện số thứ tự của người tham gia đấu giá trong quá trình trả giá; có trường hợp người tham gia đấu giá rút khi đến lượt trả giá là chưa phù hợp theo quy định tại Điều 41 Luật Đấu giá tài sản

         - Biên bản đấu giá không ghi cụ thể, chi tiết diễn biến của cuộc đấu giá, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Đấu giá tài sản.

        - Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá hướng dẫn tất cả những người tham gia đấu giá tại vòng đấu thứ nhất trả giá thấp nhất bằng giá khởi điểm là chưa phù hợp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 41 Luật Đấu giá tài sản.

          III. XỬ LÝ ĐỐI VỚI VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN.

         Theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu giá tài sản nêu trên bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

         - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Không lập biên bản đấu giá tại cuộc đấu giá; lập biên bản nhưng không chi tiết hoặc không chính xác diễn biến của cuộc đấu giá hoặc thiếu chữ ký của một trong các thành phần theo quy định hoặc không được đóng dấu của tổ chức đấu giá hoặc để người không tham dự cuộc đấu giá ký tên biên bản đấu giá (điểm q khoản 2 Điều 24).

           - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi:

           + Niêm yết hoặc thông báo công khai không đúng quy định (điểm a khoản 3 Điều 24).

          + Ban hành quy chế cuộc đấu giá không đúng hoặc không đầy đủ các nội dung chính theo quy định hoặc không thông báo công khai quy chế cuộc đấu giá (điểm d khoản 3 Điều 24).

          + Không thông báo đầy đủ, chính xác cho người tham gia đấu giá những thông tin cần thiết có liên quan đến giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản (điểm g khoản 3 Điều 24).

Lượt người xem:  Views:   1386
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio