Tài liệu tuyên truyền
Thứ 2, Ngày 16/07/2018, 17:00
Đề cương tuyên truyền: Quyết định 29/2017/QĐ-UBND ngày 13/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/07/2018

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU

Quyết định 29/2017/QĐ-UBND ngày 13/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định 23/2016/QĐ-UBND ngày 05/08/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

 

1.      Sự cần thiết ban hành Quyết định số 29/2017

Để công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh ngày càng chặt chẽ và đi vào nề nếp, đồng thời để triển khai Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các quy định pháp luật về chất thải rắn do Trung ương ban hành, Vì vật,  tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành "Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 05/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương" (Viết tắt là Quyết định 23) là cần thiết, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và tình hình thực tế tại địa phương.

2.      Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

a)    Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về quản lý chất thải rắn bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải rắn xây dựng và bùn thải.

Quyết định này không quy định về quản lý chất thải nguy hại và chất thải y tế; nội dung quy định về quản lý chất thải nguy hại và chất thải y tế được tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về quản lý chất thải y tế.

b)    Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3.      Một số nội dung cơ bản của Quyết định số 29/2017: Quyết định số 29 gồm có 03 điều với nội dung chính sửa đổi, bổ sung Điều 1; Khoản 7, Khoản 23, Khoản 24 Điều 3; Khoản 7, Khoản 8 Điều 4; Khoản 2 Điều 10; Khoản 1 Điều 15; Điều 16 và Điều 22 của Quyết định số 23, theo đó, một số nội dung được quy định như sau:

  • Quyết định 29 bổ sung thêm các khái niệm:"Chất thải rắn xây dựng là chất thải phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ); Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác; Hoạt động quản lý chất thải rắn xây dựng là các hoạt động kiểm soát chất thải rắn xây dựng trong suốt quá trình từ phát sinh, phân loại đến thu gom, vận chuyển, lưu giữ tạm thời, tái chế, xử lý hoặc tái sử dụng nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại với môi trường và sức khỏe con người.
  • Quyết định 29 sửa đổi "nộp phí vệ sinh theo quy định" thành "chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt".
  • Quyết định 29 sửa đổi ba nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải được phân định, phân loại tại nguồn thành hai nhóm phù hợp với mục đích tái sử dụng, tái chế, xử lý và tiêu hủy như sau: "Nhóm phế liệu là nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất trong cơ sở công nghiệp hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác; Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, tiêu hủy, thu hồi năng lượng".
  • Chỉ chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường để xử lý, tiêu hủy, thu hồi năng lượng còn bổ sung thêm chỉ chuyên giao nhóm phế liệu cho các đối tượng sau: Chủ cơ sở sản xuất sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu sản xuất hoặc chủ cơ sở tái chế phế liệu đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường (có và thực hiện đúng bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/bản Cam kết bảo vệ môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận); Chủ cơ sở có chức năng kinh doanh phế liệu đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường (có và thực hiện đúng bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/bản Cam kết bảo vệ môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường cho hoạt động lưu chứa, phân loại phế liệu được cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền xác nhận); Chủ xử lý chất thải đã có và thực hiện đúng bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/bản Cam kết bảo vệ môi trường/Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Kế hoạch bảo vệ môi trường/Đề án bảo vệ môi trường chi tiết/Đề án bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước thẩm quyền xác nhận hoặc chủ xử lý chất thải nguy hại đã được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại."
  • Quyết định 29 quy định về quản lý chất thải rắn từ hoạt động xây dựng như sau: Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình khảo sát, thi công xây dựng công trình (bao gồm công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi, phá dỡ) phải được phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý và quản lý theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng". Trong đó, Hộ gia đình tại đô thị khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải có biện pháp thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn xây dựng theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Bộ Xây dựng Quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng; Hộ gia đình tại vùng nông thôn chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện quản lý chất thải xây dựng theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải rắn xây dựng ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch, các nguồn nước mặt và khu đất trống".

    4. Thời điểm có hiệu lực của Quyết định

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 23/2016/QĐ-UBND về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.


Tải về 29 QĐ-UBND.pdf.pdf

Lượt người xem:  Views:   1237
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio