Tài liệu tuyên truyền
Thứ 6, Ngày 16/03/2018, 11:00
Hỏi đáp pháp luật: Lĩnh vực Hôn nhân và gia đình
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
16/03/2018 | Phòng HCTP&QLXLVPHC

Hỏi: Vợ chồng anh A kết hôn vào năm 2000 tại Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương. Hiện tại, vợ chồng anh A bị mất giấy chứng nhận kết hôn nên muốn yêu cầu Sở Tư pháp tỉnh Bình dương cấp bản sao để sử dụng. Tuy nhiên, do điều kiện ở xa nên vợ chồng anh không thể trực tiếp đến Sở Tư pháp để nộp hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Hỏi vợ chồng anh A có thể nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc trực tuyến được không? Thành phần hồ sơ gồm những gì khi nộp hồ sơ qua bưu chính?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch "Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến".

Căn cứ quy định trên thì vợ chồng anh A có thể nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc trực tuyến. Từ tháng 12/2017, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã triển khai áp dụng cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tuyến. Theo đó, người dân có nhu cầu sẽ truy cập vào trang web https://hotichtructuyen.moj.gov.vn để đăng ký.

Thành phần hồ sơ bao gồm Tờ khai cấp bản sao Trích lục hộ tịch theo mẫu quy định; bản sao có chứng thực Giấy CMND, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của người yêu cầu (Căn cứ quy định tại Điều 64, Luật Hộ tịch).


Hỏi: Anh H và chị C sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Năm 2016, chị C sinh cháu K. Anh H muốn nhận cháu K làm con của mình nhưng anh H không biết phải cung cấp cho cơ quan đăng ký hộ tịch các giấy tờ gì để làm căn cứ chứng minh mối quan hệ cha, con? Hỏi theo quy định của pháp luật thì anh H phải nộp giấy tờ gì để làm căn cứ chứng minh mối quan hệ cha, con?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 25, Luật Hộ tịch "Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch".

Và Điều 11, Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch thì chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

"1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. 

          2. Trường hợp không có văn bản quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về trẻ em là con chung của hai người có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng."

Căn cứ quy định trên, anh H phải nộp một trong các giấy tờ, tài liệu trên cho cơ quan đăng ký hộ tịch để làm căn cứ chứng minh mối quan hệ cha, con.


Hỏi: Tôi được cha, mẹ cho căn nhà trước khi kết hôn. Nay vợ, chồng ly hôn tôi không biết là căn nhà mà tôi được tặng cho trước khi kết hôn có phải chia cho chồng không?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì "1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Như vậy, căn nhà bà Nguyễn Thị B được cha, mẹ cho trước khi kết hôn là tài sản riêng. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng được quy định rõ tại Khoản 1, Điều 44 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cụ thể: "1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung..

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn: Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định. (Khoản 4, Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Trường hợp trên chưa có thỏa thuận nhập căn nhà trên vào tài sản chung của vợ chồng thì khi ly hôn căn nhà vẫn thuộc quyền sở hữu của bà B, không phải chia cho chồng./.

 

 

Lượt người xem:  Views:   1486
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio